Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.

- Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây. Sơ đồ hô hấp.

- Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp của cây.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm  tìm kiến thức.

- Tập thiết kế thí nghiệm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2030Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14. Tiết 27
Ngày soạn: 12/11/2013
Ngày dạy: 19/11/2013
Bài 23: 
CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây. 
- 	Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây. Sơ đồ hô hấp.
-	Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp của cây.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm à tìm kiến thức.
- Tập thiết kế thí nghiệm. 
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
+ Chuẩn bị thí nghiệm theo SGK.
+ Các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK.
+ Tranh vẽ hình 23.1 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn lại kiến thức về quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò của khí oxi. 
- Báo cáo kết quả làm thí nghiệm ở nhà. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 	CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG 
 Giới thiệu bài: Cây xanh đã thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ và thải ra khí oxi cung cấp cho sự sống. Vậy cây xanh cũng như các sinh vật khác, cơ thể của chúng cũng luôn vận động để tồn tại, vậy quá trình đó như thế nào, bài hôm nay ta sẽ làm rõ.
 Phát triển bài:
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây xanh 
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây xanh 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
a. TN 1: nhóm Lan và Hải:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.77 -> nắm cách tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- GV cho HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp
- GV cho HS thảo luận câu hỏi:
1. Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?
2. Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án: 
+ Không khí trong 2 chuông đều có khí CO2, vì trên mặt cốc nước vôi trong 2 chuông đều có lớp váng trắng đục
+ Lớp váng trắng trên mặt cốc nước vôi trong ở chuông A dày hơn vì cây trong chuông đã thải ra khí CO2
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
b. TN 2: nhóm An và Dũng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi: Các bạn nhóm An và Dũng đã làm thí nghiệm nhằm mục đích gì?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thiết kế thí nghiệm dựa trên dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày cách thiết kế thí nghiệm trước lớp 
- GV giúp HS hoàn chỉnh cách thiết kế thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thủy tinh rồi đậy miếng kính lên, lúc đầu tong cốc vẫn có O2 của không khí, sau một thời gian, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào -> dóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O2 và cây nhả ra CO2.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK tr.77 -> nắm cách tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- 1 -2 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp.
- HS thảo luận, trả lời đạt: 
1. Không khí trong 2 chuông đều có khí CO2
2. Vì lượng khí CO2 trong chuông A nhiều hơn và do cây thải ra.
- HS lắng nghe.
- HS rút kết luận 
- Cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động nhóm, thiết kế thí nghiệm dựa trên dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1.
- Các nhóm trình bày cách thiết kế thí nghiệm trước lớp
- HS lắng nghe
- HS rút ra kết luận
 a. TN 1: nhóm Lan và Hải:
 Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí CO2.
b. TN 2: nhóm An và Dũng
 Cây thải ra khí CO2 và hút khí O2 của không khí.
Hoạt động 2: Hô hấp ở cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi:
1. Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?
2. Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?
3. Cây hô hấp vào thời gian nào?
4. Người ta dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp? 
- GV nhận xét, cho HS ghi bài
- GV yêu cầu HS trả lời mục 6SGK tr.79
- GV nhận xét, bổ sung
- GV hỏi: 
1. Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ thở? 
2. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- GDTKNL: Cây xanh có hô hấp, trong quá trình đó cây xanh lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước: do đó không nên để nhiều cây xanh trong nhà vào ban đêm để tránh hiện tượng làm giảm lượng oxi cần cho hô hấp của con người.
- HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi đạt:
1. Hô hấp là quá trình cây lấy O2 để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
2. Thân, lá, rễ của cây đều tham gia hô hấp.
3. Cây hô hấp suốt ngày đêm.
4. Làm đất tơi, xốp, thoáng khí:
+ Cày bừa kĩ cho đất tơi xốp trước khi gieo hạt để tạo điều kiện cho hạt hô hấp tốt, thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt.
+ Luôn xới xáo cho đất tơi, xốp bảo đảm đủ không khí cho rễ
+ Phơi ải đất trước khi cấy và làm cỏ sục bùn, tạo điều kiện cho đất chứa được nhiều không khí.
+ Khi các cây sống trên cạn bị ngập phải tìm cách tháo nước ngay để tránh úng, giúp đất thoáng khí.
- HS: nghe!
 Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
 Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
4. Củng cố đánh giá: 
 	Câu 4: Ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu đất được phơi khô sẹ thoáng khí, tạo đk cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, ví như cây được bón thêm phân.
	Câu 5: + Hô hấp và QH trái ngược nhau vì sản phẩm của QH là nguyên liệu của HH, ngược lại sản phẩm của HH là nguyên liệu cho QH.
	+ HH và QH liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: HH cần chất hữu cơ do QH tạo ra. QH và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do HH sản ra. => cây không thể sống nếu thiếu một trong hai quá trình đó.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi còn lại trong SGK.
- Ôn lại Cấu tạo trong của phiến lá. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Cây có hô hấp không - Nguyễn Văn Lực.doc