Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước hoặc cấu tạo lỗ khí phù hợp chức năng thoát hơi nước.

- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.

- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.

- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6921Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14. Tiết 28
Ngày soạn: 15/11/2013
Ngày dạy: 22/11/2013
Bài 24: 
PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước hoặc cấu tạo lỗ khí phù hợp chức năng thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá. 
- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức. 
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 24.1 – 24.3 SGK. 
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại bài Cấu tạo trong của phiến lá.
- Đọc trước bài ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những thí nghiệm nào? 
 - Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? 
 3. Bài mới : PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 
 Giới thiệu bài: Chúng ta biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần nhỏ. Còn phần lớn nước đã đi đâu?
 Phát triển bài:
Hoạt động 1: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
Hoạt động 1: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK tr. 80, trả lời câu hỏi:
1. Một số HS đã dự đoán điều gì?
2. Để chứng minh cho dự đoán đó, họ đã làm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn thí nghiệm.
- GV ghi vào góc bảng sự lựa chọn của các nhóm -> yêu cầu đại diện nhóm trình bày thí nghiệm và giải thích lí do lựa chọn của nhóm.
 GV gợi ý: cho HS nhắc lại dự đoán ban đầu ? Sau đó xem lại thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú đã chứng minh được điều nào của dự đoán, còn nội dung nào chưa chứng minh được? Thí nghiệm của nhóm Tuấn, Hải chứng minh được nội dung nào? Giải thích?
- GV chốt lại đáp án sau khi lớp đã thảo luận:
+ Trong thí nghiệm các bạn đều phải sử dụng 1 cây tươi có rễ, thân mà đã ngắt bỏ lá để làm đối chứng với cây có đủ rễ, thân, lá. Làm như vậy sẽ chứng minh được vai trò của lá trong thí nghiệm.
+ Kết quả thí nghiệm của nhóm bạn Tuấn và Hải: Mức nước ở lọ A (cây có lá) đã bị giảm, chứng tỏ rễ của cây có lá đã hút một lượng nước, cán cân lệch về phía đĩa có lọ B (cây không lá), chứng tỏ chính lượng nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài và qua lá. Mức nước ở lọ B (cây không có lá) gần như giữ nguyên, chứng tỏ cây không có lá không hút nước và cũng không có hiện tượng thoát hơi nước qua lá, kết quả là lượng nước ở lọ B vẫn giữ nguyên. Do vậy, đĩa cân có lọ B nặng hơn đĩa cân có lọ A. 
+ Kết quả thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú: Mới chỉ chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không lá không có hiện tượng đó. Nhưng thí nghiệm chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên, bởi vì trong hiện tượng hô hấp cây cũng thải ra hơi nước
- GV cho HS nghiên cứu hình 24.3
- HS nghiên cứu SGK tr. 80, trả lời câu hỏi đạt:
1. Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài.
2. Làm thí nghiệm chứng minh dự đoán.
- HS thảo luận nhóm để lựa chọn thí nghiệm
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ TN của Dũng và Tú: Chứng minh cây có sự thoát hơi nước qua lá: Vì ở cây bị ngắt hết lá thì thành túi vẫn trong suốt chứng tỏ cây hạn chế thoát hơi nước khi ngắt hết lá; chưa chứng minh rõ rễ cây hút một lượng lớn nước.
+ TN của Tuấn và Hải: Nhằm chứng minh rễ cây đã hút nước liên tục và hút nhiều nước, và lượng nước hút lên được thoát ra ngoài qua lá.
à HS trả lời: Nhóm Tuấn, Hải chứng minh được toàn bộ nội dung dự đoán. 
- HS lắng nghe và ghi nhận.
- HS quan sát hình, chú ý chiều mũi tên đỏ để biết con đường mà nước thoát ra ngoài qua lá.
 Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV gọi HS đọc SGK tr.81, trả lời câu hỏi: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây?
- GV tổng kết lại ý kiến -> yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS đọc SGK tr.81, trả lời: 
+ Tạo sức hút -> vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ -> lá.
+ Làm dịu mát cho lá
- HS rút ra kết luận
- Tạo ra sức hút làm nước và MK hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Làm lá dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiết độ cao đốt nóng.
Hoạt động 3: 
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi SGK tr.82
- GV gợi ý: Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án:
+ Người ta phải tưới nhiều nước cho cây trong những ngày nắng nóng, khô hanh hoặc có gió mạnh vì trong những ngày đó cây bị mất nhiều nước. Khi cây bị thiếu nước, lá không quang hợp được, các hoạt động sống khác cũng bị ngừng, cây khô héo, có thể bị chết.
+ Điều đó chứng tỏ sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những diều kiện bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không khí. 
- GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi SGK tr.82
- HS lắng nghe.
- HS rút ra kết luận.
 Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá.
4. Củng cố đánh giá: 
 	- Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
 	- Gọi HS đọc ghi nhớ. Đọc mục “Em có biết”.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- Chuẩn bị củ dong ta, củ hành, đoạn xương rồng, tranh ảnh lá biến dạng khác.
 - Kẻ bảng SGK tr. 85 vào tập. 
Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Phần lớn nước vào cây đi đâu - Nguyễn Văn Lực.doc