I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
- Trình bày được vai trò của thực vật.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát hình.
3/ Thái độ: - Giáo dục lòng tự nhiên bảo vệ thực vật
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về các khu vườn. Kẻ bảng phụ như bảng SGK/ T11.
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài và đọc bài 3,4 trước ở nhà. Kẻ bảng SGK/ T11.
Tuần: 2 Ngày soạn: 29/08/2015 Tiết: 3 Ngày dạy: 31/08/2015 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng. - Trình bày được vai trò của thực vật. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát hình. 3/ Thái độ: - Giáo dục lòng tự nhiên bảo vệ thực vật II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về các khu vườn. Kẻ bảng phụ như bảng SGK/ T11. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài và đọc bài 3,4 trước ở nhà. Kẻ bảng SGK/ T11. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ôån định lớp (1 phút): 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu nhiệm vụ của sinh học? 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy thực vật có những đặc điểm gì chung? Thực vật có những đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau. Vậy sự khác nhau đó là gì? b/ Phát triển bài: Hoạt động 1(13 phút): SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv cho Hs quan sát tranh SGK T 9 - Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK : - Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày vấn đề vừa thảo luận +Xác định những nơi trên trái đát có thực vật sống? +Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc + Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật? +Kể tên cây gỗ sống lâu năm,to lớn, thân cứng chắc? +Kể tên một số cây sống trên mặt nước? + Kể tên một vài cây kích thước nhỏ bé, thân mềm yếu? + Em có nhận xét gì về thực vật? + Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, con người, động vật - Cho Hs lấy ví dụ - Hs quan sát tranh trong SGK - Các nhóm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày ý vừa thảo luận + TV sống hầu hết khắp nơi trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới + Đồng bằng: Lúa, ngô, Đồi núi: Chè, cà phê.. Ao hồ: sen, súng Sa mạc: xương rồng + Nơi thực vật phong phú:ôn đới, nhiệt đới, đồi núi, trung du, đồng bằng Nơi thực vật ít phong phú: sa mạc, hàn đới + Lim, sến, trắc + Bèo tây, rau muống + Rêu, bèo tấm + HS nhận xét về sự đa dạng của thực vật: thành phần loài, số lượng loài, môi trường sống + Tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường. Động vật: cung cấp thức ăn, nơi ở. Con người: cung cấp lương thực thực phẩm, khí oxi - Hs lấy một số ví dụ khác Tiểu kết: - Thực vật có rất nhiều loài khác nhau, số lượng cá thể trong loài nhiều và thích nghi với môi trường sống Hoạt động 2 (20 phút): ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv yêu cầu Hs làm bài tập theo lệnh trong SGK - Gv treo bảng phụ lên bảng - Gv chốt lại đáp án - Gv đưa ra một số hiện tượng yêu cầu Hs nhận xét về sư hoạt động của sinh vật + Con gà, con mèo biết chạy + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng -Yêu cầu Hs rút ra nhận xét về đặc điểm chung của thực vật - Hs thảo luận hoàn thành các nội dung trong bảng. - Hs lên điền nội dung vừa thảo luận vào bảng. HS khác nhận xét bổ sung - Hs nhận xét về các hiện tượng mà Gv vừa đưa ra + ĐV di chuyển được + Cây phản ứng chậm với kích thích của môi trường - Hs rút ra kết luận về đặc điểm chung của thực vật Tiểu kết: - Thực vật có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ (quang hợp) - Phần lớn không có khả năng di chuyển. VD: Cây phượng - Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài. VD: Cử động cụp lá cây xấu hổ IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố (5 phút): Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của thực vật? Kể 1 số lợi ích của thực vật đối với co người? + Sự đa dạng của thực vật thể hiện ở những đặc điểm nào? 2/ Dặn dò (1 phút): - GV nhận xét tiết học - Về học bài theo 2 câu hỏi trên và xem bài mới V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: