I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đới sống và hoạt động của sinh vật
3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học
Tuần: 1 Ngày soạn: 22/08/2015 Tiết: 1 Ngày dạy: 24/08/2015 MỞ ĐẦU SINH HỌC BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đới sống và hoạt động của sinh vật 3/ Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng phụ như SGK/T6 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng phụ như SGK/T6 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ôån định lớp: (1 phút) 6A1 6A2 2/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là, thế giới vật chất quanh ta. Chúng bao gồm các vật không sống và vật sống. b/ Phát triển bài: Hoạt động 1 (20 phút): NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật mình nhìn thấy được. Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi : + Con gà cần điều kiện gì để sống? + Cái bàn có cần những điều kiện giống con gà không? + Sau 1 thời gian đồi tượng nào thì kích thước tăng và đối tượng nào không tăng? + Nhận xét về sự khác nhau giữa con gà và cái bàn - Nhận xét về vật sống và vật không sống - Một vài HS kể một số mà mình biết - HS tổ chức thảo luận theo nhóm của mình. Mỗi nhóm cử 1 đại diện ghi lại kết quả thảo luận + Ăn, uống, thải các chất thải + Không + Con gà tăng về kích thước, cái bàn không tăng - Đại diện trình bày ý kiến của nhóm và cho nhóm khác nhận xét bổ sung Tiểu kết - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, sinh sản và lớn lên. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. Hoạt động 2 (18 phút): ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV cung cấp cho HS khái niệm, ví dụ về trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng - Gv cho HS quan sát bảng SGK -> GV giải thích tiêu đề của 2 cột 6 và 7 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng - GV treo bảng phụ, gọi HS trả lời câu hỏi theo phiếu trong bảng - Gv nhận xét bổ sung + Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? - HS lắng nghe - Hs quan sát bảng SGK chú ý vào cột 6 và 7 - Hs tự hoàn thành bảng trang 6 - Hs ghi kết quả vào bảng -> Hs khác nhận xét và bổ sung - Hs lấy thêm các ví dụ khác - Hs trả lời câu hỏi để rút ra kết luận về đặc điểm của cơ thể sống Tiểu kết: Cơ thể sống có những đặc điểm sau: - Trao đổi chất với môi trường - Lớn lên và sinh sản VI/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ (5 phút) Củng cố: Học sinh đọc ghi nhớ sgk Trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Phân biệt vật sống, vật không sống Câu 2: Nêu đặc điểm của cơ thể sống 2/ (1 phút) Dăn dò: - Học bài cũ theo câu hỏi SGK - Chuẩn bị : Đọc bài 2, kẻ bảng SGK/T7 V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: