ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố cho HS các kiến thức về:
+ Cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá
+ Những đặc điểm thích nghi với điều kiện sống
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng liên tưởng, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ: Nghiêm túc, chăm chỉ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Câu hỏi hệ thống hóa chương trình
2. Chuẩn bị của học sinh: On tập lại toàn bộ kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. On định lớp: (1) 6A1:.
6A2:.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy
3. Các hoạt động dạy và học (39)
* Giới thiệu bài: Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong chương trình học kì I. hãy nhắc lại những chương mà chúng ta đã học? Đại cương về giới thực vật, tế bào thực vật, Rễ, Thân, Lá, sinh sản sinh dưỡng
Tuần: 18 Ngày soạn: 01/12/2017 Tiết : 35 Ngày dạy : 03/12/2017 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Củng cố cho HS các kiến thức về: + Cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá + Những đặc điểm thích nghi với điều kiện sống 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng liên tưởng, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức 3. Thái độ: Nghiêm túc, chăm chỉ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Câu hỏi hệ thống hóa chương trình 2. Chuẩn bị của học sinh: Oân tập lại toàn bộ kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Oån định lớp: (1’) 6A1:................................................................................... 6A2:................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3. Các hoạt động dạy và học (39’) * Giới thiệu bài: Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong chương trình học kì I. hãy nhắc lại những chương mà chúng ta đã học? Đại cương về giới thực vật, tế bào thực vật, Rễ, Thân, Lá, sinh sản sinh dưỡng Câu 1 : Thế nào là giâm cành , chiết cành , ghép mắt , - Giâm cành là cắt một đoạn cành hay thân của cây cắm xuống đất ẩm cho ra rễ –> phát triển thành cây mới - Chiết cành là làm cho rễ ra ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới - Ghép cây là dùng 1 bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép , chồi ghép , cành ghép ) của 1 cây gắn vào 1 cây khác ( gốc ghép ) cho tiếp tục phát triển - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo ra giống mới từ 1 mô Câu 2 : Trình bày cấu tạo của tế bào thực vật ? đặc điểm chung của thực vật? Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào _ Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật rất khác nhau _ Mỗi tế bào gồm các thành phần sau: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất tế bào: gồm lục lạp và không bào + Nhân Câu 3 : Nêu sự lớn lên và phân chia của tê bào thực vật - TB non có kích thước nhỏ, lớn dần thành TB trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất Tb được sinh ra rồi lớn lên tới 1 kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB mới con , đó là sự phân bào - Quá trình phân bào: Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó CTB phân chia, vách Tb hình thành ngăn đôi Tb cũ -> 2 TB mới - TB phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển Câu 4: Có mấy loại rễ? Có 2 loại rễ - Rễ cọc:1 rễ cái to khoẻ đâm thẳng và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn - Rễ chùm: gồm nhiều rễ to gần bằng nhau mọc ra từ gốc thân thành chùm Câu 5: Trình bày cấu tạo miền hút của rễ ? Rễ có 4 miền : - Miền trưởng thành có chức năng dẫn chuyền - Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng - Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra - Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ Câu 6: Trình bày cấu tạo trong của rễ và chức năng của các bộ phận? Các bộ phận miền hút của rễ Chức năng của từng bộ phận Biểu bì Lông hút Thịt vỏ - Bảo vệ bộ phận bên trong của rễ - Hút nước và muối khoáng hoà tan - Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa Mạch rây Mạch gỗ Trụ giữa - Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây - Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân ,lá - Chứa chất dự trữ Câu 7: Trình bày sự hút nước và muồi khoáng của cây? - Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất , cây cần 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali - Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút - Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây Câu 8: Nêu các bộ phận của thân? - Thân cây gồm có : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách - Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa Câu 9: Có những loại thân nào? Lấy ví dụ về các loại thân đó. Có 3 loại thân: - Thân đứng: + Thân gỗ + Thân trụ + Thân cột - Thân leo - Thân bò Câu 10: Trình bày cấu tạo trong của thân non? Thân dài ra do phần ngọn (do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn) CÁC BỘ PHẬN CỦA THÂN CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN Biểu bì Vỏ thịt vỏ - Bảo vệ bộ phận bên trong - Dự trữ chất dinh dưỡng - Tham gia quang hợp Bó mạch Trụ giữa Ruột - Vận chuyển chất hữu cơ - Vận chuyển nước và muối khoáng - Chứa chất dự trữ Câu 11: Thân cây to ra do đâu? - Thân cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ Câu 12: Nêu cấu tạo ngoài của lá? Ý nghĩa của các bộ phận đó? Lá gồm có phiến lá và cuống lá, trên phiến lá có nhiều gân lá * Phiến lá màu lục, dạng bản dẹp, là phần rộng nhất của lá -> Chức năng: Giúp hứng được nhiều ánh sáng * Gân lá: Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, hình cung và song song Câu 13: Trình bày cấu tạo trong của lá ? Cấu tạo của lớp biểu bì - Lớp biểu bì trong suốt, vách phiá ngoài dầy có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước - Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp (có chức năng để tổng hợp chất hữu cơ) gồm 1 số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ lá chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng Câu 14: Quang hợp là gì? cây cần chất gì và thải ra chất gì trong quá trình quang hợp? Yù nghĩa của quang hợp? - Lá cây nhả khí ôxi trong quá trình chế tạo chất tinh bột - Cây cần có khí CO2 và nước để tổng hợp chất tinh bột - Quá trình quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi - Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây Câu 15: Cây có hô hấp không? hô hấp là gì? - Khi không có ánh sáng cây đã thải ra khí Cacboníc và lấy khí ôxi - Cây hô hấp suất ngày đêm, tất cả các cơ quan đếu hô hấp - Quá trình hô hấp: Chất hữu cơ + Khí ôxi -à năng lượng + Khí cacboníc + hơi nước Câu 16: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đi đâu? ý nghĩa của sự thoát hơi nước? - Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bẳng sự thoát hơi nước qua lá - Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho cây khỏi bị khô Câu 17: Nêu các loại lá biến dạng? Kể tên m ột số loại lá mà em biết? Lá của 1 số loại cây đã biến đôỉ hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau như : - Lá biến đổi thành gai - Lá biến đổi thành tua cuốn - Lá biến đổi thành tay móc - Lá dự trữ - Lá bắt mồi Câu 18: Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Khả năng tạo ra cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá ) gọi là sinh sản sinh dượng tự nhiên IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ(5’) 1. Củng cố: - Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi. 2. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Nhắc nhở học sinh học tập, ôn luyện chuẩn bị cho kiểm tra học kì I V. RÚT KINH NGHỆM: .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: