CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 38: RÊU - CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo còn đơn giản
2. Kĩ năng: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rêu
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: cây rêu, tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử, kính lúp cầm tay
2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật cây rêu
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: (1) 6A1:
6A2: .
2. Kiểm tra bài cũ: (5) Nêu đặc điểm của cây sống ở môi trường trên cạn?
3. Các hoạt động dạy và học:
a.Giới thiệu bài : (1) Trong thiên nhiên có những cây rât nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tới 1 cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu
Tuần: 23 Ngày soạn: 01/02/2018 Tiết : 45 Ngày dạy : 02/02/2018 CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Bài 38: RÊU - CÂY RÊU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo còn đơn giản 2. Kĩ năng: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rêu 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: cây rêu, tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử, kính lúp cầm tay 2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật cây rêu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: (1’) 6A1: 6A2:.. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu đặc điểm của cây sống ở môi trường trên cạn? 3. Các hoạt động dạy và học: a.Giới thiệu bài : (1’) Trong thiên nhiên có những cây rât nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tới 1 cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu b. Phát triển bài Hoạt động 1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÂY RÊU (5’) Hoạt động của gv Hoạt động của hs + Cho biết mình lấy được cây rêu ở đâu? + Nơi sống của rêu có đặc điểm gì? + Tường ẩm, đá + Ơû nơi ẩm ướt Tiểu kết: Rêu sống ở những nơi ẩm ướt như: chân nền nhà, bờ tường, cây mục Hoạt động 2: QUAN SÁT CÂY RÊU (9’) Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Yêu cầu hs quan sát cây rêu đối chiếu với H38.1 sgk xác định các bộ phận của cây rêu bằng kính lúp, đọc thông tin trong SGK + So sánh với rêu và cây có hoa khác? + Tại sao rêu được xếp vào thực vật bậc cao? - Hs thảo luận nhóm , quan sát sác định các bộ phận của cây rêu, Hs đọc thông tin trong SGK + Giống nhau: đều có rễ, thân, lá + Khác nhau: Rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn, thân không phân nhánh + Có cấu tạo rễ, thân, lá Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu - Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn - Lá nhỏ, màu xanh lục - Rễ giả có khả năng hút nước Hoạt động 3: TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU (10’) Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Yêu cầu Hs quan sát tranh cây rêu và cây rêu có bào tử + Cơ quan sinh sản của rêu bao gồm bộ phận nào? + Rêu sinh sản bằng gì? +Trình bày sự phát triển của rêu? - Hs quan sát hình và mẫu vật xác định túi bào tử của cây rêu + Cơ quan sinh sản là túi bào tử + Bào tử + Rêu -> bào tử phát triển thành cây rêu Tiểu kết: Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây: + Rêu sinh sản bằng bào tử + Sự phát triển của rêu: Cây rêu đực -> túi tinh -> tinh trùng Hợp tử Cây rêu cái -> túi noãn-> noãn cầu Sợi màu lục <- bào tử ß túi bào tử ß Hoạt động 4: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA RÊU (9’) Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK +Nêu vai trò của rêu - GV giảng giải thêm: hình thành đất, tạo than. - Hs đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi Tiểu kết: - Có vai trò tạo lớp đất mùn - Tạo thành than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ (5’) 1. Củng cố: Học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời CH: - Nêu cấu tạo của cây rêu? - Rêu sinh sản như thế nào? 2. Dặn dị: Về học bài và xem bài mới, đọc phần ghi nhơ, chuẩn bị cây dương xỉ V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: