Giáo án Sinh học 7 - Đa dạng của ngành ruột khoang

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: -Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang ( số lượng loài, hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống.)

- Giải thích được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển, hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh vẽ phóng to các hình 9.1, 9.2, 9.3 SGK.

 - Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng 1 và 2 SGK tr. 33, 35.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Đa dạng của ngành ruột khoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/ 9/ 2015
Tiết 9:	 ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: -Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang ( số lượng loài, hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống.)
- Giải thích được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển, hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.
	2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tranh vẽ phóng to các hình 9.1, 9.2, 9.3 SGK.
 - Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng 1 và 2 SGK tr. 33, 35.
Sơ đồ tư duy:
-Bảng 1: So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức
 Đặc điểm
Đại 
diện
Hình dạng
Miệng
Đối xứng
Tế bào tự vệ
Khả năng di chuyển
Hình trụ
Hình dù
Ở trên
Ở dưới
Không đối xứng
Tỏa tròn
Không
Có
Bằng tua miệng
Bằng dù
Sứa
ü
ü
ü
ü
ü
Thủy tức
ü
ü
ü
ü
ü
Bảng 2: So sánh san hô với sứa
Đặc 
điểm
Đại diện
Kiểu tổ chức cơ thể
Lối sống
Dinh dưỡng
Các cá thể liên thông với nhau
Đơn độc
Tập đoàn
Bơi lội
Sống bám
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Có 
Không
Sứa
ü
ü
ü
ü
San hô
ü
ü
ü
ü
 	2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 1 SGK tr. 33 và bảng 2 SGK tr. 35 vào vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Ổn định tình hình lớp: (1phút) 
-Điểm danh học sinh trong lớp.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
	2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Câu hỏi kiểm tra:
+ Câu 1: Trình bày hình dạng ngoài, cách di chuyển và các hình thức sinh sản của thủy tức?
 + Câu 2: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức?
-Dự kiến phương án trả lời của học sinh:
+ Câu 1: Hình dạng ngoài: Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, sống bám.
Di chuyển: Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
Các hình thức sinh sản: 3 hình thức: mọc chồi, hữu tính và tái sinh.
+ Câu 2: Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thuỷ tức.
	3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(1 phút) Biển mới chính là cái nôi của Ruột khoang, với khoảng 10.000 loài, Ruột khoang phân bố ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Các đại diện thường gặp là sứa, hải quỳ và san hô.
- Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Sứa
13’
-Chiếu hình ảnh về cơ thể sứa
? Cơ thể sứa gồm những bộ phận nào?
? Cấu tạo trong của sứa có đặc điểm gì?
GV cung cấp thêm thông tin về phần cấu tạo sứa
GV: Yêu cầu mỗi cá nhân HS nghiên cứu kĩ thông tin mục ¨, quan sát hình cấu tạo của thủy tức và sứa thảo luận nhóm 3 phút hoàn thành bảng 1 
GV: Chữa bằng cách gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Thông báo kết quả đúng.
* Dựa trên kết quả hoàn thành bảng GV cho HS trả lời câu hỏi :
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào?
-GV kết luận.
GV: Giới thiệu đặc điểm của một số loại sứa như sứa phát sáng, sứa tua dài.
-Miệng, tua miệng, tua dù, tầng keo và khoang tiêu hóa.
Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài, lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị. Giữa chúng là tầng trung gian dày chứa nhiều lớp keo trong suốt. Chất keo có tác dụng làm cho cơ thể nổi lên mặt nước.
-HS lắng nghe
HS: Nghiên cứu thông tin mục ¨ thảo luận nhóm theo lệnh mục SGK tr. 33.
HS: 1-2 nhóm báo cáo kết quả
HS: Cấu tạo: Cơ thể hình dù, miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp dù, nhưng vẫn giữ các đặc điểm của ngành Ruột khoang như: đối xứng toả tròn, tự vệ bằng tế bào gai.
I. Sứa.
Cơ thể hình dù, miệng ớ dưới, di chuyển bằng cách co bóp dù, nhưng vẫn giữ đặc điểm của ngành Ruột khoang như: đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng tế bào gai. 
HOẠT ĐỘNG 2 : Hải quỳ và san hô
18’
-GV: Giới thiệu 1 số hình ảnh về hải quỳ.
? Em có nhận xét gì về hình dạng, màu sắc của hải quỳ?
-Chiếu tranh về cấu tạo của hải quỳ
? Nêu cấu tạo của hải quỳ?
-GV kết luận
? Hải quỳ di chuyển bằng cách nào?
-GV giới thiệu cách thức hải quỳ sống cộng sinh với tôm.
-Chiếu một số hình ảnh về san hô
? Em có nhận xét gì về hình dạng, màu sắc của san hô?
? Trình bày đặc điểm cấu tạo san hô?
-GV kết luận
? San hô có những hình thức sinh sản nào?
? Sự khác nhau của san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
-GV cung cấp thêm thông tin về san hô
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin thảo luận cặp đôi 2 phút hoàn thành bảng 2 
GV: Gọi HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung sau đó GV tổng kết lại kiến thức.
GV: Thông báo kết quả đúng.
-Giới thiệu một số đảo san hô
? Sự đa dạng và phong phú của ruột khoang thể hiện ở những đặc điểm nào?
HS: Đọc thông tin, quan sát hình 9.2, 9.3 SGK
-Hải quỳ cơ thể hình trụ, có màu sắc rực rỡ.
HS: Cơ thể hình trụ không có bộ xương đá vôi. Miệng ở phía trên có tua miệng, màu sắc rực rỡ. Thích nghi với lối sống bám ăn động vật nhỏ. 
Hải quỳ có đế bám, bám vào bờ đó hoặc sống bám trên các sinh vật khác.
-HS lắng nghe
-HS quan sát hình ảnh
-San hô có nhiều hình dạng khác nhau và màu săc phong phú
-San hô có cấu tạo:
+ Cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám cố định. 
+ Có bộ khung xương đá vôi bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. 
+ Chúng là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ
-Sinh sản vô tính và hữu tính
-Ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.
- HS lắng nghe
HS: Hoàn thành bảng 2.
HS: 1-2 HS lên điền kết quả vào bảng.
Số lượng loài nhiều, cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú, các loài có hình dạng và kích thước khác nhau.
II. Hải quỳ và san hô.
Hải quỳ:
Hải quỳ có cấu tạo:
+ Cơ thể hình trụ không có bộ xương đá vôi.
+ Miệng ở trên, có tua miệng màu sắc rực rỡ.
+ Thích nghi với lối sống bám, ăn động vật nhỏ, có các tế bào gai.
San hô
-San hô có cấu tạo:
+ Cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám cố định. 
+ Có bộ khung xương đá vôi bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. 
+ Chúng là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ.
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố
6’
-Chiếu sơ đồ tư duy: Đa dạng của ngành ruột khoang
? Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang, phải có những phương tiện gì?
Giáo dục HS cách phòng chất độc
* Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
Dùng dụng cụ để thu lượm như: vợt, kéo, nẹp, panh. Nếu dùng tay phải đeo găng tay cao su để tránh tác động của tế bào gai độc, có thể gây ngứa.
Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: (1 phút)
-Ra bài tập về nhà:
+ Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK cuối bài.
+ Đọc mục: Em có biết?.
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc và tìm hiểu bài 10
+ Kẻ bảng SGK tr. 37 vào vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Da_dang_cua_nganh_Ruot_khoang.doc