Giáo án Sinh học 7 - Đa dạng của ngành ruột khoang

1. Mục tiêu :

 1.1. Kiến thức :

 + Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới.

 + Nhận biết được cấu tạo sứa thích nghi với lối sống tự do, cấu tạo hải quỳ, san hô thích nghi với lối sống bám cố định.

 1. 2. Kĩ nămg:

 + Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.

 + Kỹ năng hoạt động nhóm.

 *. Kĩ năng sống :

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Đa dạng của ngành ruột khoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 5 NGÀY SOẠN : 09 / 9 / 2015
TIẾT : 9 
TÊN BÀI : 9 ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
 = = = & = = =
1. Mục tiêu : 
 1.1. Kiến thức :
 + Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới.
 + Nhận biết được cấu tạo sứa thích nghi với lối sống tự do, cấu tạo hải quỳ, san hô thích nghi với lối sống bám cố định.
 1. 2. Kĩ nămg:
 + Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
 + Kỹ năng hoạt động nhóm.
 *. Kĩ năng sống :
 + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu sự đa dạng của sứa, hải quỳ, san hô.
 + Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
 + Kĩ năng tự tin khi trình bày suy nghĩ ý tưởng trước tổ nhóm.
 1. 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học hơn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 2.1 Chuẩn bị của giáo viên :
 Tranh sứa, hải quỳ, san hô, 2 bảng phụ.
2.2 Chuẩn bị của học sinh : 
 Xem bài trước khi đến lớp.
3. Tổ chức các hoạt động học tập :
 3.1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
 3.2. Kiểm tra bài cũ ( 6 phút ).
 + GV : Gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ.
 + HS1 : Trình bày hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức?
 + TL : - Cơ thể có hình trụ dài.
 - Phần trên có lổ miệng xung quanh có tua miệng.
 - Phần dưới là đế bám.
 - Đối xứng toả tròn.
 - Di chuyển có hai hình thức, kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
 + HS2 : Nêu sự sinh sản hữu tính ở thủy tức? Thuỷ tức có khả năng tái sinh không?
 + TL : Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái. Tái sinh một phần của cơ thể tạo nên một cơ thể mới.
 + GV : Gọi học sinh khác đứng lên nhận xét phần trả lời của 2 bạn -> Giáo viên nhận xét chung đánh giá và cho điểm từng em học sinh.
 3.3. Tiến hành bài học :
♦. Hoạt động 1 ( 15 phút )
a) Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động :
I. SỨA
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
 + GV : Cho học sinh quan sát tranh và đọc thông tin sách giáo khoa.
+ GV : Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 tranh 33 trong SGK.
+ HS : Tự quan sát và đọc thông tin trong SGK.
+ HS : Tự đọc và hoàn thành bảng.
Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thuỷ tức
Đặc điểm
Hình dạng
Miệng
Đối xứng
Tế bào tự vệ
Khả năng di chuyển
Đại diện
Hình trụ
Hình dù
ở trên
ở dưới
Không đối xứng
Toả tròn
Không
Có
Bằng tua miệng
Bằng dù
Sứa
v
v
v
v
v
Thuỷ tức
v
v
 v
v
v
? Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào?
ơ
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Bơi lội trong nước, cơ thể hình dù, miệng ở nước, co bóp dù, đối xứng toả tròn, tự vệ bằng tế bào gai.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận
+ Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội.
 + Di chuyển bằng cách co bóp dù.
+ Là động vật ăn thịt bắt mồi bằng tua miệng.
 [
♦. Hoạt động 2 ( 5 phút )
a) Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp, nêu vấn đề
b) Các bước của hoạt động
II. HẢI QUỲ
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.2 sách giáo khoa.
? Chúng ta thường gặp hải quỳ ở đâu? Và có kích thước như thế nào?
? Gọi học sinh nêu cấu tạo hải quỳ?
[ơ
? Chúng sống như thế nào?
+ GV : Liên hệ ở vùng biển có hải quỳ, đặc biệt là vùng biển nước trong xanh như Nha Trang, Vũng Tàu.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự đọc và quan sát hình trong SGK.
+ HS : Thường gặp ở ven biển nước ta, cơ thể hình trụ. Kích thước nhỏ từ 2 đến 5cm.
+ HS : Cấu tạo gồm miệng, tua miệng, thân, đế bám.
[ơ
+ HS : Sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ.
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận
Cơ thể hải quỳ hình trụ, thích nghi với lối sống bám, là động vật ăn thịt và có các tế bào gai để tự vệ.
[
[
♦. Hoạt động 3 ( 15 phút )
a) Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp, nêu vấn đề
b) Các bước của hoạt động
III. SAN HÔ
ơ
+ GV : Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.3 cấu tạo san hô.
? San hô có cấu tạo như thế nào?
ơ
? Khi sinh sản như thế nào?
? Cơ thể chúng có đặc điểm gì?
ơ
+ GV : Giới thiệu vùng biển san hô.
+ GV : Cho học sinh thảo luận hoàn thành bảng 2.
[ơ
+ HS : Tự đọc thông tin và quan sát cấu tạo san hô.
+ HS : Lổ miệng, tua miệng cá thể của tập đoàn.
+ HS : Hình thức mộc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
+ HS : Cơ thể chúng gắn với nhau tạo nên tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc có màu rực rở.
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự hoàn thành bảng 2.
Đặc điểm
Kiểu tổ chức cơ thể
Lối sống
Dinh dưỡng
Các cá thể liên thông với nhau
Đại diện
Đơn độc
Tập đoàn
Bơi lội
Sống bám
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Có
Không
Sứa
v
v
v
v
San hô
v
v
v
v
+ GV : Qua thông tin trên rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận
+ Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ.
+ Riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn.
[
ơ
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 3 phút )
 4.1. Tổng kết ( củng cố ) : ( 2 phút )
 + HS1 : Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
 + TL : - Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội.
 - Di chuyển bằng cách co bóp dù.
 - Là động vật ăn thịt bắt mồi bằng tua miệng.
 + HS2 : Hãy nêu đặc điểm nổi bậc của san hô mà em biết?
 + TL : + Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ.
 + Riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn.
 4.2 Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) : ( 1 phút )
 Về nhà học bài theo câu hỏi sách giáo khoa đọc mục “Em có biết” xem bài 10 “Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang”, kẻ trước bảng 1 trang 37 SGK vào vở bài tập.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_sinh_7.doc