Giáo án Sinh học 7 - Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- HĐ 2:

 + HS biết: Nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ĐVNS.

- HĐ 3:

 + HS biết: Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của ĐVNS đối với thiên nhiên.

1.2. Kĩ năng

- HS thực hiện được: Kỹ năng hoạt động nhóm

- HS thực hiện thành thạo: Tìm kiếm và xử lí thôn

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết PPCT: 7
Ngày dạy: 
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA 
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- HĐ 2:
	+ HS biết: Nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ĐVNS.
- HĐ 3:
	+ HS biết: Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của ĐVNS 	đối với thiên nhiên.
1.2. Kĩ năng
- HS thực hiện được: Kỹ năng hoạt động nhóm
- HS thực hiện thành thạo: Tìm kiếm và xử lí thôn
1.3. Thái độ
- Thói quen: Yêu thích bộ môn, học tập nghiêm túc
	- Tính cách: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Đặc điểm chung
- Vai trò thực tiễn
3. CHUẨN BỊ 
3.1. Giáo viên
	- Các kiến thức liên quan, tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật
3.2. Học sinh
	- Kẻ bảng 1,2/26,28 SGK
 - Xem lại bài trùng roi, trùng giày, trùng biến hình. 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
7A1..........................................
7A2..........................................
7A3..........................................
7A4..........................................
	7A5..........................................
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Trùng sốt rét phá hủy thành phần nào của máu? (2đ)
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu
c. Tiểu cầu
Câu 2: Trùng sốt rét vào cơ thể người qua con đường nào? (2đ)
 a. Ăn uống
 b. Qua hô hấp
 c. Qua máu 
Câu 3: Nêu quá trình phát triển của trùng kiết lị?(4 đ)
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? ( 2 đ )
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: Trùng kiết lị nếu ở ngoài môi trường kết bào xác vào ruột người chúng chui ra khỏi bào xác bám vào ruột
Câu 4: 
- Cơ thể chỉ là 1 tế bào,đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Có kích thước hiển vi.
- Dinh dưỡng: Chủ yếu là dị dưỡng
- SSVT và SSHT
 4.3. Tiến trình bài học 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ 1: (1p) Vào bài:
Động vật nguyên sinh dù có cấu tạo đơn giản hay phức tạp, sống tự do hay kí sinh.đều có một số đặc điểm. Để tìm hiểu các đặc điểm trên các em phải nhớ lại kiến thức đã học ở bài trùng roi, trùng biến hình trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
HĐ 2: (15 phút): Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
MT:Thông qua quan sát nhận biết được những đặc điểm chung nhất của ngành ĐVNS.
-Các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập bảng 1 trang 26(4 phút)
Sau khi hoàn thành bảng trả lời câu hỏi sau:
 1. Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?
 2. Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?
-Đại diện các nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét bổ sung
-Gv nhận xét và chỉnh sửa cho các nhóm
Đặc điểm chung:
- ĐVNS là nhóm ĐV bậc thấp trong giới ĐV. Cơ thể chúng chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập, thường có kích thước nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường
Đại diện
Kích thước
Cấu tạo từ
Thức ăn
Bộ phận di chuyển
Hình thức sinh sản
HV
lớn
1 tế bào
Nhiều tế bào
Trùng roi
x
x
Tự dưỡng, vụn hữu cơ
Roi
Phân đôi: Chiều dọc
Trùng biến hình
x
x
Vi khuẩn, vụn hữu cơ
Chân giả
Phân đôi
Trùng 
Giày
x
x
Vi khuẩn
Lông bơi
Phân đôi: Chiều ngang và tiếp hợp
Trùng kiết lị
x
x
Hồng cầu
Tiêu giảm
Phân nhiều 
Trùng sốt rét
x
x
Hồng cầu
Không có
Phân nhiều
 Câu 1: ĐVNS tự do có đặc điểm: 
+ Cơ quan di chuyển phát triển: Chân giả, lông bơi hoặc roi
+ Dinh dưỡng như động vật: Bắt mồi, tiêu hóa, thải bã
+ Sinh sản bằng cách phân đôi
 Câu 2: ĐVNS kí sinh có đặc điểm: 
+ Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển
+ Dinh dưỡng kiểu hoại sinh
+ SSVT với tốc độ rất nhanh (1 phần phân chia cho nhiều cá thể con, còn gọi là liệt sinh hay phân nhiều)
-Gv: Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung gì?
-Hs: Cấu tạo từ một tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể độc lập. Có kích thước hiển vi. SSVT và SSHT
HĐ 3 (15 phút): Tìm hiểu vai trò của động vật nguyên sinh
MT: Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của ĐVNS đối với thiên nhiên. Hiểu được mối quan hệ dinh dưỡng và cho ví dụ. 
-Hs nghiên cứu thông tin sgk và quan sát tranh hình 7.1 sgk
-Thảo luận (2 hs) nêu vai trò của chúng trong đời sống của một ao nuôi cá ở gia đình (ĐVNS chủ yếu là thức ăn của các giáp xác nhỏ mà giáp xác nhỏ lại là thành phần thức ăn của cá)
-Hs thực hiện cá nhân bảng 2.Ghi tên ĐVNS để minh họa cho vai trò của chúng
-Ví dụ:
 - Làm thức ăn cho giáp xác nhỏ và động vật khác: Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng nhảy..
 - Gây bệnh ở động vật: Trùng tầm gai, cầu trùng (gây bệnh ở thỏ), trùng bào tử.
 - Gây bệnh cho người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ
- Ý nghĩa về địa chất: Trùng phóng xạ
- Hs rút ra kết luận về vai trò của ĐVNS
 Lợi ích và tác hại?
*. GDMT
-Gv giáo dục hs ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng.
-Gv: Tại sao phải bảo vệ môi trường nước?
-Hs: Nếu môi trường ô nhiễm thì Động vật nguyên sinh sẽ ảnh hưởng. 
-GV: Ngoài ra còn có biện pháp bảo vệ ĐVNS có lợi nào khác?
GD TKNL:
- ĐVNS có có vai trò quan trọng trong việc hình thành dầu mỏ, khí đốt, hình thành năng lượng Biogas và Etanol àChúng ta phải bảo vệ các loài ĐV, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có
BĐKH:
Chúng ta phải có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng
HN: Các loài ĐVNS và kí sinh trùng là đối tượng quan tâm của lĩnh vực y tế. Là đối tượng nghiên cứu trong ngành vi sinh và trong y học.
II. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh:
* Vai trò của ĐVNS với đời sống con người:
- Có lợi: 
+ Làm thức ăn cho ĐV nhỏ
VD: Trùng giày, trùng biến hình,...
+ Cộng sinh với mối giúp mối tiêu hóa được xenlulozo
VD: Trùng roi
+ ĐV chỉ thị môi trường nước
VD: Các loài giáp xác
- Có hại: 
+ Gây bệnh cho ĐV 
 VD: Trùng tầm gai, trùng cầu
+ Gây bệnh cho con người
VD: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ (qua loài ruồi tsê – tsê ở châu phi)
* Vai trò của ĐVNS với thiên nhiên: Là mắt xích trong mối quan hệ dinh dưỡng, có ý nghĩa về địa chất
VD: Trùng lỗ
 4.4. Tổng kết
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: ĐVNS tự do có đặc điểm?
 Câu 2: ĐVNS kí sinh có đặc điểm?
Câu 1: ĐVNS tự do có đặc điểm: 
+ Cơ quan di chuyển phát triển: Chân giả, lông bơi hoặc roi
+ Dinh dưỡng như động vật: Bắt mồi, tiêu hóa, thải bã
+ Sinh sản bằng cách phân đôi
 Câu 2: ĐVNS kí sinh có đặc điểm: 
+ Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển
+ Dinh dưỡng kiểu hoại sinh
+ SSVT với tốc độ rất nhanh (1 phần phân chia cho nhiều cá thể con, còn gọi là liệt sinh hay phân nhiều)
 4.5. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này:
	+ Học bài Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh. 
 	+ Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk trang 28.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
	+ Chuẩn bị bài mới: Thủy tức.
 	+ Đọc bài trước ở nhà.
 	+ Vẽ hình: Cấu tạo Thủy tức.
 	+ Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Thủy tức?
 	+ Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
5. PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Dac_diem_chung_va_vai_tro_thuc_tien_cua_Dong_vat_nguyen_sinh.doc