Giáo án Sinh học 7 - Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh

2. Kĩ năng:

- Quan sát dưới kính hiểm vi một số đại diện của động vật nguyên sinh

3. Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính hien vi, lam kính, la men, ống nhỏ giọt.

 Tranh vẽ trùng roi, trùng giày.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	Ngày soạn: 29/08/2015
Tiết: 3	Ngày dạy: 31/08/2015
Chương 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 3: THỰC HÀNH:
QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh
2. Kĩ năng:
- Quan sát dưới kính hiểm vi một số đại diện của động vật nguyên sinh
3. Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính hiển vi, lam kính, la men, ống nhỏ giọt.
 Tranh vẽ trùng roi, trùng giày.
2. Chuẩn bị của học sinh: Váng ao hồ, nước gốc bèo nhật bản 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp (1 phút): 7A1....................................................................................................
 7A2....................................................................................................
2/ Kiểm tra bài cũ (3 phút): - Kiểm tra mẫu vật.
3/ Các hoạt động dạy và học
a/ Mở bài: Từ khi Lơ-ven-huc sáng chế ra kính hiển vi con người tìm thấy một thế giới động vật nguyên sinh vô cùng đa dạng mà mắt thường không nhìn thấy được.
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1 (5 phút): TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc thông tin về nghành động vật nguyên sinh SGK T13
+ Thế nào là động vật nguyên sinh
- HS đọc, thu thập thông tin
+ ĐVNS là những động vật cấu tạo chỉ 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta.
Hoạt động 2 (15 phút): QUAN SÁT TRÙNG GIÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn làm tiêu bản trên kính hiển vi:
+ Dùng ống hút lấy một giọt nhỏ ở nước ngâm rơm.
+ Nhỏ lên lam kính, rải vài sợi bông để cản tốc đo, soi dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ.
+ Quan sát hình 3.1 trang 14 SGK, nhận biết trùng giày. 
-GV kiểm tra trên kính của các nhóm.
-GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển. Gợi ý: di chuyển kiểu thăng tiến hay xoay tiến.
-GV cho học sinh làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng.
- GV thông báo kết quả đúng để 
- HS làm việc theo nhóm đã phân công.
- Các nhóm ghi nhớ các thao tác của GV.
- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi, nhận biết trùng giày.
-HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển.
-HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. 
- HS tự sửa chửa nếu cần.
Tiểu kết: - Trùng giày có nhiều trong nước bèo nhật bản có hình giày, di chuyển kiểu thăng tiến hay xoay tiến
Hoạt động 3 (15 phút): QUAN SÁT TRÙNG ROI 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV cho học sinh quan sát hình 3.2 và 3.3 trang 15 SGK.
-GV yêu cầu cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày
-GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm.
-GV lưu ý học sinh sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.
-GV yêu cầu làm bài tập trang 16 SGK.
-GV thông báo đáp án đúng:
+Đầøu đi trước 
+Màu sắc của hạt diệp lục.
-HS tự quan sát hình trong SGK để nhận biết trùng roi.
-Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.
-Các nhóm lên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi.
-CaÙc nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
Tiểu kết: - Trùng roi màu xanh đuôi nhọn đầu tù, di chuyển đầøu đi trước, màu sắc của hạt diệp lục
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1. Củng cố (5 phút): Yêu cầu HS vẽ hình trùng giày và rùng roi vào bài thu hoạch. 
 GV thu bài chấm lấy điểm 15 phút
2. Dặn dò (1 phút): -Vẽ hình trùng giày trùng roi vào vở và ghi chú thích.
 -Đọc trước bài 4. Kẻ phiếu học tập ‘’Tìm hiểu trùng roi xanh vào vở bài tập‘’
Bài tập
 Tên động vật 
Đặc điểm
Trùng roi xanh 
1
Dinh dưỡng 
2
Sinh sản 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Quan_sat_mot_so_dong_vat_nguyen_sinh_2015_2016.doc