BÀI 27. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA LỚP SÂU BỌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ thông qua một số đại diện như bọ ngựa, dế mèn, chuồn chuồn, bươm bướm, chấy, rận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát một số sâu bọ, phân tích.
3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H27.1H27.7
- phiếu học tập bảng 1 SGK (trang 91)
- Đoạn phim về tập tính của sâu bọ
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về đại diện khác của sâu bọ
- Kẻ và làm bảng 1 SGK trang 91.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’)
7A1 .
7A2 .
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài). Gấp hai lần số động vật còn lại. Hàng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất. Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành
Tuần 14 Ngày soạn: 23/11/2017 Tiết 28 Ngày dạy: 25/11/2017 BÀI 27. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ thông qua một số đại diện như bọ ngựa, dế mèn, chuồn chuồn, bươm bướm, chấy, rận.... 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát một số sâu bọ, phân tích. 3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to H27.1àH27.7 - phiếu học tập bảng 1 SGK (trang 91) - Đoạn phim về tập tính của sâu bọ 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về đại diện khác của sâu bọ - Kẻ và làm bảng 1 SGK trang 91. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’) 7A1........................................ 7A2........................................ 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu? 3. Hoạt động dạy học: *Mở bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài). Gấp hai lần số động vật còn lại. Hàng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất. Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành Hoạt động 1: Đa dạng về loài, lối sống, tập tính(18’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1 đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình và trả lời câu hỏi: + Kể tên một số đại diện sâu bọ mà em biết + Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết? + Nhận xét về lối sống và số lượng loài lớp sâu bọ - Cho HS xem đoạn phim tập tính của sâu bọ - Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết: + ĐV lớp sâu bọ có những tập tính gì? Cho ví dụ. + Đặc điểm nào giúp chúng thích nghi với lối sống và tập tính đó? - Cho HS xem lại đoạn phim, hướng dẫn HS phân tích, chốt đáp án - Cho HS quan sát, so sánh các giai đoạn hình thái phát triển của bươm bướm với các giai đoạn phát triển của châu chấu (hay chuồn chuồn) - GV nhận xét, hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của biến thái hoàn toàn - HS làm việc độc lập với SGK. + HS trình bày tranh ảnh kể tên các đại diện. + Bổ sung thêm thông tin về các đại diện. VD: + Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. + Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ. + Ruồi, muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh - 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhận xét sự đa dạng về số lượng loài, cấu tạo cơ thể, lối sống - HS theo dõi, chú ý: các tập tính của sâu bọ, các đặc điểm cơ thể thích nghi với lối sống, tập tính - HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời - Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS rút ra kết luận - HS quan sát tranh, phân tích nêu được điểm giống và khác nhau giữa phát triển của bươm bướm và châu chấu. Tiểu kết: Sâu bọ rất đa dạng: + Chúng có số lượng loài lớn. + Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 2. Đa dạng về môi trường sống(17’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 trang 91 SGK. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành nội dung phiếu học tập báng 1/SGK vào bảng phụ - Từ kết quả báng 1, GV yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng về môi trường sống của lớp sâu bọ. - GV chốt lại kiến thức. Lưu ý cho HS: Một số loài, ở giai đoạn sống khác nhau thì thức ăn và môi trường sống của chúng khác nhau. Vd; muỗi, ruồi, ... - HS thảo luận nhóm thống nhất lựa chọn các đại diện điền vào bảng 1(phiếu học tập) - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nhận xét - HS ghi nhớ kiến thức. Tiểu kết: Lớp sâu bọ đa dạng về môi trường sống. Sống ở nhiều môi trường khác nhau: nước, cạn, kí sinh, trên cơ thể thực vật, động vật. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: (2’) - Hãy cho biết 1 số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương? - Kể tên những loài sâu bọ có ích mà em biết? 2. Dặn dò : (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1 SGK. - Đọc, nghiên cứu và soạn phần II “ Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ”. V. RÚT KINH NGHIỆM. ................
Tài liệu đính kèm: