Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Phổ Khánh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mức 1: Học sinh nắm được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

- Mức 2: Giải thích được vì sao động vật ở vùng nhiệt đới lại đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực.

- Mức 3: Cho được ví dụ các loài động vật ở địa phương để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ CHUẨN BỊ CỦA HS

- GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của các loài ĐV (đa dạng, phong phú số lượng); Bảng phụ hình 1.4 SGK

- HS: Sưu tầm tranh ảnh ĐV

 

doc 151 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1193Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Phổ Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống bơi lặn ( như bảng 1 đã hoàn thành)
- Nêu chức năng của vây cá. (Vây cá như bơi chèo giúp cá di chuyển trong nước)
3) Bài mới: 
* Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng (19’)
- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh cấu tạo trong cá chép nêu được: Các bộ phận của ống tiêu hóa:
- GV cung cấp thêm thông tin về tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.
- HS nêu được:
+ Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu
+ Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
- GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của bóng hơi.
* GV cho HS thảo luận 
+ Cá hô hấp bằng gì ?
+ Hãy giải thích hiện tượng cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở nắp mang?
+ Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thủy sinh?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn→ thảo luận:
+ Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
* Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì?
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của GV→ các nhóm khác nhận xét bổ sung.
I) Các cơ quan dinh dưỡng.
1.Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
- Các bộ phận:
+ Ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
+ Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột 
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
- Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
2. Hô hấp: 
Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
3. Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: Đỏ tươi.
4. Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài
* Hoạt động 2: Thần kinh và các giác quan của cá (14’)
GV yêu cầu HS quan sát H33.2-3 SGK và mô hình não→ trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
+ Bộ não cá chia thành mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
- GV gọi 1 HS trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
+ Nêu vai trò của giác quan?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
Hệ thần kinh: 
+ Trung ương thần kinh: Não tủy sống 
+ Dây thần kinh: đi từ trung ương đến các giác quan 
- Cấu tạo não cá: 5 phần.
* Giác quan: Mắt không có mí nên chỉ nhìn gần. 
* Mũi đánh hơi tìm mồi
* Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản.
II) Thần kinh và các giác quan của cá
- Hệ thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: Não, tủy sống
+ Dây thần kinh: Đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan.
- Não gồm 5 phần
- Giác quan: Mắt, mũi, cơ quan đường bên.
4. Củng cố: (5’)
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước
- Làm bài tập số 2.
Bài tập áp dụng: Nhà bạn Anh có một bể kính dung tích 1m3 nuôi cá chép. Năm 2010 bố bạn Anh thả nuôi trong bể 20 con cá chép cảnh, quan sát khi cả 20 con cá nổi lên mặt nước dung tích nước đúng 1m3. Khi cả 20 con cùng lặn xuống đáy bể thì bạn Anh thấy mức nước trong bể có sự thay đổi. Qua đó bạn Anh muốn hỏi các bạn: Khi cả 20 con cá cùng lặn xuống đáy bể thì mức nước trong bể tăng hay giảm? sự chênh lệch đó làm mức nước trong bể bằng bao nhiêu cm3 (biết thể tích bóng hơi của cả 20 con cá làm thay đổi 10cm3 mức nước trong bể. Thể tích nước hư hao coi như không có).
5. Hướng dẫn về nhà (1’).
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
- Mỗi nhóm chuẩn bị một con cá chép, mỗi nhóm chuẩn bị một con cá chép.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
02/12/2014
7A
10/12/2014
7B
Tiết 33: THỰC HÀNH - MỔ CÁ
 I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Mức 1: HS xác định được vị trí một số cơ quan của cá trên mẫu mổ
- Mức 2: Hiểu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
- Mức 3: HS mổ đúng, gỡ nội quan không bị nát.
2.Kỹ năng:- Rèn kĩ năng mổ tren động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ
3. Thái độ: - GD ý thức nghiêm túc cẩn thận chính xác.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:- Mẫu cá chép 
 - Bộ đồ mổ khay mổ đinh ghim
 - Tranh phóng to H32.1và H32.3 SGK
 - Mô hình não cá
2) Học sinh: - Mỗi nhóm một con cá chép 
 - Khăn lau xà phòng
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp (1'): 
2) Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV phân chia nhóm thực hành .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành (Như SGK)
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình (6’)
a- Cách mổ:
- GV ttrình bày kĩ thuật giải phẫu (SGK tr.106) chú ý vị trí đường cặt để nhìn rõ nội quan của cá
- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào H32.1) SGK
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ
b- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ:
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan 
- Gỡ nội quan để quan sát các cơ quan 
- Quan sát mẫu bộ não cá 
c- Hướng dẫn viết tường trình
Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá.
+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí vai trò các cơ quan 
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan
+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành
Bước 2: Thực hành của HS (20’)
- HS thực hành theo nhóm 4-6 HS 
- Mỗi nhóm cử ra: 
+ Nhóm trưởng 
+ Thư kí: Ghi chép kết quả quan sát
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV 
+ Mổ cá
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi→ Nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan→ điền bảng SGK tr.107
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS (5’)
- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm
- GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò từng cơ quan .
- GV thông báo đáp án chuẩn→ các nhóm đối chiếu sửa chữa sai sót.
Bước 4: Tổng kết (5’)
- GV nhận xét từng mẫu mổ: Mổ đúngà nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp. 
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của từng HS 
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh
- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình. 
4. Củng cố: (5’)
- GV đánh giá việc học của HS 
- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được. 
5. Hướng dẫn về nhà (1’).
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài cá.
IV) Rút kinh nghiệm:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
02/12/2014
7A
10/12/2014
7B
Tiết 34: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CÁ
 I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mức 1: HS nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống, môi trường sống. 
- Mức 2: Hiểu được vai trò của cá trong đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của cá.
- Mức 3: Phân tích được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận.
 - Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: - GD lòng yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên:- Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111).
2) Học sinh:- Đọc trước bài. 
- Tranh ảnh về các loại cá (SGK tr.110).
III. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ: không
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống (15’) 
- GV cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Mỗi HS tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập
- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: Là bộ xương
1) Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
* Đa dạng về thành phần loài
- Số lượng loài cá lớn
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương
* Đa dạng về môi trường sống- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
* Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá (12’)
- GV cho HS nhớ lại kiến thức bài 33 thảo luận nhóm 
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
 - HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá.
2) Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Thụ tinh ngoài
+ Là động vật biến nhiệt
* Hoạt động 3: Vai trò của cá (11’)
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò lấy VD minh họa
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời 
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
3) Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm 
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh 
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
4. Củng cố: (5’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài bằng các câu hỏi:
+ Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?
+ Vai trò của cá trong đời sống con người.
5. Hướng dẫn về nhà (1’).
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị ôn tập học kỳ I.
IV) Rút kinh nghiệm:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
09/12/2014
2
7A
7
13/12/2014
1
7B
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I) Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Tính đa dạng của ĐVKXS. Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường. Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - GD ý thức yêu thích bộ môn.
II) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 
 2) Học sinh: - Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’) Trong giờ ôn tập.
3) Bài mới: 
* Hoạt động 1: Cho học sinh ôn tập theo câu hỏi: (10’)
Câu1, Em hãy lựa chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Chọn
Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
1.
2.
3..
4..
5..
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun 
c- Ngành ruột khoang 
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
Câu 2. Nêu cấu ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?
Câu 3. Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần của cơ thể với giáp xác? Vai trò mỗi phần của cơ thể?
Câu 4. Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
* Hoạt động 2: Ôn tập về tính đa dạng của ĐVKXS (10’)
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99→ làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
- một vài HS lên viết kết quả lớp nhận xét bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời
Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
* Hoạt động 3: Ôn tập về sự thích nghi của ĐVKXS (5’)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chon ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- GV gọi HS hoàn thành bài tập .
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 4: Ôn tập về tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS (8’)
- GV yêu cầu HS đọc bảng3 → ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng 
- GV cho SH bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền lớp nhận xét bổ sung
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật 
- Làm hại thực vật 
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
4. Củng cố: (5’)
Chữa và nhắc lại câu hỏi phần A
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra chất lượng học kỳ I theo lịch thi.
*Đáp án câu hỏi ôn tập:
Câu 1: .(1-e; 2-c; 3-b; 4-d; 5-a)
Câu 2: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất:
- Cơ thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
- Da trơn có chất nhày.
Câu 3:
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: đầu- ngực và bụng.
+ Đầu- ngực: là trung tâm của vận động và dinh dưỡng
+ Bụng là trung tâm của nội quan và tuyến tơ 
- So với giáp xác nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển
Câu 4: Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh thành các nhánh nhỏ và kết thúc đến các tế bào khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp giáp xác chúng hô hấp bằng mang.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Chương I: Ngành Động vật nguyên sinh
1. Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
2. Các đặc điểm chung của động vật. Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người.
3. Trùng biến hình và trùng giày giống và khác nhau về di chuyển và sinh sản như thế nào?
4. Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại như thế nào với sức khỏe con người? Biện pháp phòng tránh.
Chương II: Ngành Ruột khoang
5. Cấu tạo Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?
Chương III: Các ngành giun
6. Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua những con đường nào?
7. Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất?
8. Nêu vai trò của giun đốt trong tự nhiên và đời sống con người.
Chương IV: Ngành Thân mềm
9. Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.
Chương V: Ngành Chân khớp
10. Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
11. Trình bày vai trò thực tiễn của Giáp xác.
12. Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
13. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.
14. Nêu đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu và sâu bọ.
15. Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương.
16. Trình bày vai trò thực tiễn của Sâu bọ.
17. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
IV) Rút kinh nghiệm:
 Tiết 36:	KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức sau:
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng 
- Nhận biết môi trường sống của động vật nguyên sinh (Câu 1), nơi kí sinh của giun đũa trong cơ thể người (Câu 2), các động vật thuộc ngành thân mềm (Câu 3).
- Nêu được đặc điểm của ngành chân khớp (Câu 4).
- Chức năng các phần phụ của tôm sông (Câu 5).
- Đặc điểm cấu tạo san hô (Câu 6). 
- Tác hại của một số Thân mềm (Câu 7).
- Vai trò của lớp Sâu bọ (Câu 8).
B. Tự luận:
- Đặc điểm chung của Ruột khoang (Câu 1).
- Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ (Câu 2).
- Đặc điểm kí sinh gây bệnh của trùng kiết lị và biện pháp phòng tránh (Câu 3).
- Vai trò của giun đốt trong tự nhiên và đời sống con người (Câu 4).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức và vận dụng kiến thức để áp dụng vào đời sống.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, vệ sinh môi trường phòng tránh bệnh tật.
- Thông qua vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, giáo dục các em ý thức bảo vệ sự đa dạng của ĐV. 
- Tự giác, trung thực khi làm bài. 
II. Thiết kế ma trận, đề, đáp án:
MA TRẬN
Sinh học 7 - Học kì I- Năm học 2014-2015
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
Ngành ĐVNS
Câu 1 0,5đ
C3
2đ
2 câu
2,5đ
Chương II
Ngành Ruột khoang
C1
1đ
Câu 6 
0,5đ
2 câu
1,5đ
Chương III
Các ngành giun
Câu 2
0,5đ
C4
1đ
2 câu
1,5đ
Chương IV
Ngành thân mềm
Câu 3
0,5đ
Câu 7
0,5đ
2 câu
1,0đ
Chương V
Ngành chân khớp
Câu 5 
0,5đ
Câu 4,8
1,0đ
C2
2đ
4 câu
3,5đ
Tổng số
5 câu
3,0đ
5 câu
4đ
1 câu
2,0đ
1 câu
1,0đ
12 câu
10đ
 Duyệt
Ngày 30 tháng 11 năm 2014
GVBM
Nguyễn Thị Kim Trâm
Phòng GD – ĐT Đức Phổ
Trường THCS Phổ Khánh	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2014 - 2015
Môn: Sinh học 7
(Thời gian: 45 phút không kể phát đề)
I. Trắc nghiệm: (4đ) 	
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau và ghi vào tờ giấy làm bài:
Câu 1: (0,5đ) Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng giày, trùng kiết lị 	C. trùng kiết lị, trùng sốt rét
B. trùng biến hình, trùng sốt rét 	D. trùng roi xanh, trùng biến hình
Câu 2: (0,5đ) Nơi kí sinh của giun đũa trong cơ thể là:
	A. tá tràng	B. ruột non	C. ruột già	D. hậu môn
Câu 3: (0,5đ) Các động vật nào sau đây thuộc ngành thân mềm:
	A. ốc sên, cua	B. mực, tôm	C. tôm, trai 	D. trai, mực
Câu 4: (0,5đ) Cơ thể có phần phụ phân đốt khớp động với nhau, đây là những đặc điểm có ở:
	A. tôm sông.	B. nhện.	C. sâu bọ. 	D. ngành Chân khớp.
Câu 5: (0,5đ) Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:
A. các chân hàm 	C. các chân bụng (chân bơi)
B. các chân ngực (càng, chân bò)	D. tấm lái	
Câu 6: (0,5đ) Đặc điểm không có ở san hô là:
A. sống di chuyển thường xuyên 	C. cơ thể đối xứng tỏa tròn
B. kiểu ruột hình túi 	D. sống tập đoàn 
Câu 7: (0,5đ) Trong các động vật sau đây, động vật nào có hại cho cây trồng?
A. Ốc gạo, trai sông.	B. Trai sông, ốc sên.	
C. Ốc gạo, sò.	D. Ốc sên, ốc bươu vàng.
Câu 8: (0,5đ) Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất là: 
A. ong mật.	B. muỗi.	C. ruồi.	D. bọ ngựa.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?
Câu 2 (2 điểm): Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho ví dụ minh họa.
Câu 3 (2 điểm): Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Biện pháp phòng tránh. 
Câu 4 (1 điểm): Hãy lấy ví dụ chứng minh các vai trò của giun đốt trong tự nhiên và đời sống con người?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM SINH 7 HỌC KÌ I
Năm học 2014 - 2015
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
D
B
A
D
A
II/ Tự luận: (6đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1 (1 điểm)
- Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang (Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do):
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2 (2 điểm)
Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ:
* Ích lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh: ong 
+ Làm thực phẩm: tằm, ong
+Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
+ Làm thức ăn cho động vật khác: mối, dế, ruồi
+ Diệt các sâu bọ có hại: ong mắt đỏ, kiến 
* Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi
+ Gây hại cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp: bọ xít, sâu cuốn lá lúa
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
3(2 điểm)
- Tác hại của trùng kiết lị:
+ Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột, gây các vết loét ở niêm mạc ruột.
+ Nuốt hồng cầu ở vết loét để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.
+ Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có máu lẫn mủ.
- Cách phòng tránh: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4(1 điểm)
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người như làm màu mỡ đất trồng (giun đất), làm thức ăn cho ĐV (giun đỏ) và con người (rươi),...
1,0đ
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
3
30/12/2014
1
7A
3
30/12/2014
2
7B
Tiết 37- Bài 35: ẾCH ĐỒNG
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Mức 1: HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. 
- Mức 2: Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- Mức 3: Vận dụng kiến thức giải thích được vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm. 
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ động vật có ích.
II) Chuẩn bị:
1- Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK
 - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng
 - Mẫu ếch nuôi trong lồng nuôi
2- Học sinh - Mẫu ếch đồng theo nhóm
III) Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1’): 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch (15’)
Hoạt động của thầy+ trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK→ thảo luận; 
+ Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
- GV cho SH giải thích 1 số hiện tượng :
+ Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm?
+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr113, rút ra nhận xét:
I. Đời sống
- Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Kiếm ăn vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển của ếch (15’)
- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi H35.2 SGK→ mô tả động tác di chuyển trong nước 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK→ thảo luận:
+ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
+ Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung các điểm thích nghi 
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn
- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến
II) Cấu tạo ngoài và sự di chuyển 
1) Di chuyển 
- Ếch có 2 c

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 7.doc