BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- HS trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt thở sâu với thở thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2 . Kĩ năng:
- Quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
-Tranh hình SGK phóng to.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 21 SGK/69.
- Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn .
2. Học sinh: Xem trước bài: Hoạt động hô hấp.
Tuần : 12 Ngày soạn:05/11/2017 Tiết : 23 Ngày dạy: 07/11/2017 BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - HS trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). - Phân biệt thở sâu với thở thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu. - Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2 . Kĩ năng: - Quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức. - Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1. Giáo viên: -Tranh hình SGK phóng to. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 21 SGK/69. - Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn . 2. Học sinh: Xem trước bài: Hoạt động hô hấp. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’) 8A1........................................ 8A2........................................ 2.Kiểm tra bài cũ: (6’) - Trình bày khái niệm hô hấp, các hoạt động hô hấp và ý nghĩa của hô hấp? 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: GV nêu vấn đề: O2 ở bên ngoài cơ thể, CO2 tạo thành do sự hoạt động của tế bào ? Vậy tại sao O2 có thể đưa vào được cho tế bào và CO2 thải ra ngoài được. Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi(18’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: - Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại? (HS yếu) - Thực chất sự thông khí ở phổi là gì ? - GV đánh giá kết quả của các nhóm . - GV giảng giải thêm trên hình vẽ 20.1: Tiết diện mặt cắt dọc ở vị trí mô hình khung xương sườn được kéo lên là hình chữ nhật còn ở vị trí hạ thấp là hình bình hành. Các cạnh của hai hình này bằng nhau nhưng diện tích của hình bình hành nhỏ hơn diên tích của hình chữ nhật. Thể tích lồng ngực khi thở ra nhỏ hơn thể tích lồng ngực khi hít vào - GV tiếp tục yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : + Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng, giảm thể tích lồng ngực ? - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ hình 21.2 yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Dung tích sống là gì? Những yếu tố nào tác động đến dung tích sống? - GV phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dung tích phổi và khí cặn. - GV hỏi: + Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào ? + Đề ra biện pháp để tăng dung tích phổi, hạn chế khí cặn ? - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 21.2 trả lời câu hỏi: + Hãy so sánh lượng khí bổ sung, lượng khí lưu thông, dự trữ và lượng khí cặn giữ thở sau và thở thường? + Vì sao ta nên tập hít thở sâu? - HS tự nghiên cứu thông tin SGK/68 ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời: - Xương sườn nâng lên cơ liên sườn và cơ hoành co lồng ngực kéo lên rộng, nhô ra. - Sự thông khí ở phổi là cử động hô hấp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung . - HS chú ý lắng nghe. - HS suy nghĩ. Nêu được: + Cơ hoành co làm lồng ngực nở rộng, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ. - HS nghiên cứu hình 21.12 và thông tin ở mục “Em có biết ”/71 hoàn thành câu trả lời: + Là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào thở ra. Tổng dung tích phổi, khí cặn. - HS lắng nghe. + Tầm vóc, giới tính, bệnh tật, sức khoẻ, sự luyện tập. + HS đề ra các biện pháp. - HS quan sát hình và vận dụng kiến thức thảo luận nhóm trả lời: - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung Tiểu kết: - Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (Hít vào thở ra ). - Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườnlàm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện cử động hô hấp giúp không khí ở phổi luôn đổi mới . - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào thở ra. - Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe, luyện tập . Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. (17’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn hoc sinh tìm hiểu thông tin SGK. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: + Nhận xét thành phần khí (CO2, O2) hít vào và thở ra ? + Do đâu có sự chêch lệch nồng độ các chất khí ? + Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào thực hiện theo cơ chế nào ? - GV gọi các nhóm trình bày. - GV dùng tranh vận chuyển máu để phân tích - GV hỏi thêm: Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và phổi ở đâu quan trọng hơn ? - GV giải thích : Chính sự tiêu tốn oxy ở tế bào đã thức đẩy sự trao đổi khí ở phổi vậy sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào . - HS nghiên cứu thông tin SGK trang 69, 70 ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống câu trả lời: + Khí oxy hít vào nhiều hơn khi thở ra, khí CO2 thở ra nhiều hơn khi hít vào. N2 chênh lệch không đáng kể. + Do sự chênh lệch nồng độ các khí khi hít vào thở ra. + Khuếch tán khí. - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. - HS theo dõi hoàn thiện dần kiến thức. + Trao đổi khí ở phổi quan trọng hơn. - HS theo dõi, lắng nghe. Tiểu kết: - Sự trao đổi khí ở phổi: + Oxy khuếch tán từ phế nang vào máu. + Cacbonic khếch tán từ máu vào phế nang. - Sự trao đổi khí ở tế bào: + Oxy khuếch tán từ máu vào tế bào. + Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: (2’) - Đọc phần ghi nhớ. - Thực chất sự trao đổi khí ở tế bào là: + Sự tiêu dùng oxy ở tế bào cơ thể. + Sự thay đổi nồng độ các chất khí. + Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán. + Thay đổi thể tích lồng ngực. 2. Dặn dò: (1’) - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài 22: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp. V. RÚT KINH NGHIỆM. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: