Giáo án Sinh học 8 - Bài 22 - Vệ sinh hô hấp

BÀI 22 : VỆ SINH HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.

- Kể được các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu biện pháp vệ sinh hô hấp, tác hại của thuốc lá.

2. Kĩ năng:

- Tập thở sâu.

- Vận dụng kiến thức vào thực tế. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại.

- Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt.

2. Học sinh: Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1075Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Bài 22 - Vệ sinh hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn:07/11/2017
Tiết : 24 Ngày dạy: 09/11/2017
BÀI 22 : VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể được các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu biện pháp vệ sinh hô hấp, tác hại của thuốc lá.
2. Kĩ năng:
- Tập thở sâu.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại.
- Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt.
2. Học sinh: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
8A1........................................ 
8A2........................................ 
2.Kiểm tra bài cũ: 	(6’)
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
- Dung tích sống là gì ? Làm thế nào để tăng dung tích sống ?
3. Hoạt động dạy - học:
 Mở bài: Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thì hơn 25% bệnh nhân đến khám bác sĩ là do mắc bệnh đường hô hấp. Vậy nguyên nhân nào gây ra các hâu quả tai hại đó ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này. 
 Hoạt động 1: Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.(18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK. Trao đổi nhóm (5’) trả lời câu hỏi:
+ Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp? (HS yếu)
+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. 
- GV tóm tắt thành 3 vấn đề:
+ Bảo vệ môi trường chung.
+ Môi trường làm việc.
+ Bảo vệ chính mình. 
- GV nêu câu hỏi: Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp? (Phân tích kĩ về thuốc lá)
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK bảng 22 trang 72 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung và phân tích cơ sở của các biện pháp tránh các tác nhân gây hại.
- HS tự rút ra kết luận 
- HS nêu được: Không vứt rác bừa bãi, xé giấy, khạc nhổ bừa bãi  Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia 
Tiểu kết: 
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là:
+ Bụi.
+ Chất khí độc.
+ Vi sinh vật gây hại.
+ Các chất độc hại  
- Gây nên các bệnh : Lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi 
- Biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại: 
+ Xây dựng môi trường trong sạch .
	+ Không hút thuốc lá .
+ Đeo khẩu trang trong khi lao động và nơi có nhiều bụi.
 Hoạt động 2 : Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. (17’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK Kết hợp thực tế trao đổi nhóm (3’) trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao khi tập luyện thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng ? Giải thích vì sao khi hít thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời :
- GV bổ sung thêm:
+ Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích cặn. 
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực.
+ Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn. 
+ Ở độ tuổi phát triển luyện tập thì khung xương sườn mở rộng sau tuổi đó thì không phát triển được nữa.
+ Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp 
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
+ Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK, kết hộp thực tế rèn luyện của bản thân trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu:
+ Tập thường xuyên từ nhỏ tăng thể tích lồng ngực. 
+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài. 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung nhận xét.
- HS tự hoàn thiện kiến thức. 
- Nêu các biên pháp phù hợp như: tập luyện TDTT thường xuyên, liên tục, vừa sức
Tiểu kết:
- Cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh .
- Luyện tập phải vừa sức và rèn luyện từ từ.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố: (2’)
- Đọc phần ghi nhớ. (HS yếu)
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: (1’)
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: Tác dụng của cây xanh (xem lại kiến thức lớp 6 về vai trò của Thực vật)(câu 1); tác hại của thuốc lá (nội dung bài và thực tế)(câu 2); tác dụng của khẩu trang (câu 3); dung tích sống, yếu tố ảnh hưởng (câu 4)
- GV hướng dẫn bài mới nghiên cứu kĩ bài mới, đọc để biết cách làm và chuẩn bị sẵn nội dung thu hoạch.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 24_12175880.doc