Giáo án Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức HS trình bày được:

- Vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học.

2. Kĩ năng:

-Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

-Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

→Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về các hoạt động của quá trình tiêu hóa và các cơ quan và tuyến tiêu hóa.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tiêu hóa.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5897Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/11/2014	
Chương V: TIEÂU HOÙA
Tiết 25: TIEÂU HOÙA VAØ CAÙC CÔ QUAN TIEÂU HOÙA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức HS trình bày được:
- Vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học. 
2. Kĩ năng:
-Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
-Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
→Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về các hoạt động của quá trình tiêu hóa và các cơ quan và tuyến tiêu hóa.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tiêu hóa.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
 Tranh vẽ H24.1 , H24.2, H24.3 SGK.
Bảng phụ
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các cơ quan trong tuyến tiêu hóa
Miệng
Họng(Hầu)
Thực quản
Dạ dày
Ruột(ruột non, ruột già)
Hậu môn
-Tuyến nước bọt: tiết nước bọt
-Tuyến vị: tiết dịch vị
-Tuyến ruột: tiết dịch ruột
- Tuyến gan: tiết mật
-Tuyến tụy: tiết dịch tuy
* Phương án tổ chức lớp học: Dạy học theo nhóm, vấn đáp-tìm tòi, trực quan
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- Kẻ bảng 24/ 80 SGK “ Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa” 
-Soạn lệnh có trong bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
-Điểm danh học sinh trong lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Hằng ngày chúng ta đã ăn những loại thức ăn nào? Sự biến đổi thức ăn trong cơ thể người gọi là gì?
→ Qúa trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người đã diễn ra như thế nào?
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20
phút
Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa
? Kể tên các loại thức ăn các em ăn hằng ngày?
? Kể tên các chất dinh dưỡng có trong các loại thức ăn đó?
-Các chất trong thức ăn được chia làm mấy nhóm?
? Thức ăn gồm những nhóm chất nào?
Yêu cầu HS quan sát hình thảo luận nhóm 3 phút trả lời các câu hỏi phần ∆:
-Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
-Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
-Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
Hỏi thêm:
+Hoạt động nào quan trọng ?
+ Ý nghĩa của tiêu hóa ?
- Liên hệ: Khi ăn uống cần chú ý điều gì?
Vậy hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa
-Cơm , bánh, kẹo, thịt, cá
-Protêin, lipit, gluxit, vitamin, nước, muối khoáng, axit nucleic.
-2 nhóm: Nhóm chất hữu cơ và nhóm chất vô cơ
Nhóm chất hữu cơ và nhóm chất vô cơ
-Nước , vitamin, muối khoáng:
- Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic
-Ăn và uống→Đẩy các chất trong ống tiêu hóa→tiêu hóa thức ăn→hấp thụ chất dinh dưỡng→thải phân.
-Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng
-Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất cặn bã ra ngoài.
-Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng→sự tiêu hóa dễ dàng→ cơ thể phát triển tốt.
I/ Thức ăn và sự tiêu hóa
- Thức ăn gồm chất vô cơ và hữu cơ.
-Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải phân 
- Nhờ quá trình tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
16 phút
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa:
Yêu cầu HS quan sát hình24-3 
-Kể tên các cơ quan khoang miệng?
-Kể tên các cơ quan khoang bụng?
? Cho biết vị trí của thực quản, tụy, túi mật và tá tràng?
GV cung cấp thêm:
+ Thực quản là phần ống tiêu hóa kéo họng đến dạ dày.
+ Gan mặt phía trên bên phải sát với mặt dưới của cơ hoành. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng trong đó có chức năng tiết dịch mật.
+Túi mật: nằm dưới bề mặt của gan và chứa mật
+Tụy nằm gần dạ dày nhất, tụy tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng.
+ Tá tràng là đoạn dầu của ruột non.
+Nêu vị trí của dạ dày và độ rộng, hẹp so với các cơ quan tiêu hóa khác?
Dạ dày là phần rộng nhất của ống tiêu hóa nằm ở bên trái bụng
+ Nêu vị trí và đặc điểm của các đoạn ruột?
-Ruột non nằm giữa khoang bụng, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.Ruột non có chứa các tuyến ruột.
+Ruột già có hình dạng chữ U ngược.
+ Ruột thẳng là nơi trữ phân
+Ruột thừa: ở bên phải phía dưới là vết tích tiêu giảm của một cơ quan trong cơ thể động vật→ Nó không còn chức năng có thể gây phiền toái.
Gv treo tranh câm yêu cầu HS chơi trò chơi điền từ 
Liên hệ: Đau bụng bên phải phía dưới và có cảm giác buồn nôn, co chân phải thì đau thêm. Xác định là đau bộ phận nào?
Gv giới thiệu:Cơ quan tiêu hóa chia làm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
+Ống tiêu hóa là con đường đi của thức ăn.
+Tuyến tiêu hóa là nơi tiết dịch tiêu hóa có chứa enzim tiêu hóa thức ăn.
-GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi quan sát hình 24-3 và liệt kê các cơ quan tiêu hóa vào mẫu bảng
Các cơ quan trong ống tiêu hóa 
Các tuyến tiêu hóa
-Để bảo vệ các cơ quan tiêu hóa em cần làm gì?
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa:
-HS quan sát H24-3
-Răng, lưỡi, tuyến nước bọt.
-HS kể tên 
-HS nêu
-Nằm trái bụng , là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa.
-Ruột non nằm giữa khoang bụng, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.Ruột non có chứa các tuyến ruột.
+Ruột già có hình dạng chữ U ngược.
+ Ruột thẳng là nơi trữ phân
+Ruột thừa: ở bên phải phía dưới là vết tích tiêu giảm của một cơ quan trong cơ thể động vật→ Nó không còn chức năng có thể gây phiền toái.
-HS thi điền từ
-Đau ruột thừa
-HS thảo luận
-HS chơi.
-Hs thảo luận hoàn thành bảng
-Ăn uống hợp vệ sinh
II. Các cơ quan tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (non, già), hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyết vị ,tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
6 phút
Hoạt động 3: Củng cố
Câu 1: Trò chơi giải ô chữ
Ô chữ gồm 3 chữ cái
Đây là cơ quan không thuộc bộ phận của ống tiêu hóa ? 
Ô chữ gồm 7 chữ cái
Đây là chất không biến đổi hóa học trong hoạt động tiêu hóa ?
Ô chữ gồm 5 chữ cái
Hoạt động tiêu hóa đầu tiên của hệ tiêu hóa xảy ra ở đâu?
Ô chữ gồm 7 chữ cái
Đoạn có kích thước dài nhất của ống tiêu hóa?
Ô chữ gồm 10 chữ cái
Chất này không biến đổi hóa học trong hoạt động tiêu hóa
Ô chữ gồm 5 chữ cái
Đây là đoạn có kích thước to, rộng nhất của ống tiêu hóa
Câu 2: 
Gv chiếu slide sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Hoạt động 3: Củng cố
-HS thi điền chữ
Tụy
vitamin
Miệng
-Ruột non
Muối khoáng
Dạ dày
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
- Ra bài tập về nhà:
+Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+Đọc: “ Em có biết? ”.
-Chuẩn bị bài mới:
+Kẻ bảng 25 vào vở bài tập.
+Soạn lệnh ∆, tìm hiểu trước bài 25.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_24_Tieu_hoa_va_cac_co_quan_tieu_hoa.doc