Giáo án Sinh học 8 - Bài 4: Mô

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm mô

- Phân biệt được các loại mô chính và chức năng từng loại mô.

2. Kĩ năng :

- Quan sát, mô tả, so sánh

- Hoạt động nhóm

3. Thái độ :

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7293Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Bài 4: Mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20-08-2015
Tiết 4:
 Bài 4: 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Trình bày được khái niệm mô 
- Phân biệt được các loại mô chính và chức năng từng loại mô.
2. Kĩ năng :
- Quan sát, mô tả, so sánh 
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ : 
II. Chuẩn bị 
1- Chuẩn bị của Giáo viên : Các hình vẽ ở SGK về các loại mô 
2-Chuẩn bị của Học sinh : Xem trước nội dung bài học 
III.Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Giáo viên dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập: 
- Hãy chọn các từ và cụm từ sau điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lý.
a. Lưới nội thất	e. Cấu tạo	k. Lớp màng sinh chất
b. Hoạt động sống	g. Chức năng	l. Chất tế bào
c. Ribô xôm	h. Nhân
d. Trao đổi chất	i. Thể nhiễm sắc
Tế bào là đơn vị (1) và đơn vị (2) của cơ thể. Tế bào được bao bọc bằng (3) có chức thực hiện (4) giữa tế bào với môi trường trong cơ thể. Trong màng là (5) có các bào quan như (6), bộ máy gôngi (7), ti thể , ở đó diễn ra mọi (8) của tế bào, (9) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, trong nhân có tế bào(10.
(Đáp án: 1e, 2g, 3k, 4d, 5l, 6a, 7c, 8b, 9h, 10i)
- Trình bày thành phần hóa học của tế bào?
(Cần nêu được thành phần các chất hữu cơ: P, G, L, a, Nu và cá chất vơ cơ)
3. Giảng bài mới : 
. Giới thiệu bài : 
Trong cơ thể có rất nhiều tế bào, tuy nhiên xét về chức năng người ta có thể xếp thành những nhóm tế bào có nhiệm vụ giống nhau, các nhóm đó gọi chung là mô. Vậy mô là gì ? Trong cơ thể người có những loại mô nào
 . Tiến trình bài dạy : 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mô
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu o 
+ Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? 
+ Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau ?
- GV bổ sung, giải thích thêm. 
- Hỏi: Mô là gì ?
- Cần lưu ý HS ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào (phi bào).
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mô
- HS đọc o ở SGK trả lời các câu hỏi trong Đ
- HS dựa vào mục “Em có biết” tr 13 nêu hình dạng 1 số loại tế bào. 
+ H. cầu (TB trứng) 
+ H. đĩa (hồng cầu) 
+ H. sao (TB Tkinh) 
+ H. que, H. sợi
- Cần nêu được: chính chức năng khác nhau hình dạng khác nhau.
- HS dựa vào o ® nêu khái niệm mô.
I.Khái niệm mô
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định.
29’
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mô
- GV giới thiệu 4 loại mô chính trong cơ thể.
- GV treo hình vẽ 4.1 mô biểu bì.
- Yêu cầu HS quan sát, có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì ?
- Dựa vào o ở SGK hãy xác định vị trí và chức năng của mô biểu bì?
- Bổ sung, kết luận
- Treo hình vẽ các loại mô liên kết. 
- Yêu cầu HS kể tên các loại mô liên kết.
- Hỏi: Mô liên kết có cấu tạo như thế nào ? Chức năng gì ?
- GV cần bổ sung cho HS chất nền là những chất không sống.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong Đ: 
- Máu (gồm huyết tương và các tế bào máu) thuộc loại gì? 
Vì sao máu được xếp vào loại mô đó. 
-Nếu HS không giải thích được ® GV.
- Treo tranh H4.3: Mô cơ 
- Yêu cầu HS quan sát cho biết. 
+ Hình dạng, cấu tạo TB cơ vân và TB cơ tim giống và khác nhau ở những điểm nào ? 
+ Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu trúc như thế nào? 
Cho HS hoạt động nhóm
Hỏi: Chức năng của mô cơ là gì ?
- Treo tranh H4.4 SGK 
- Cho HS đọc ® 
® Mô tả đặc điểm của Nơron. 
GọiHs lên xác định trên hình vẽ. 
	+ Thân nơron 
	+ Tua ngắn 
	+ Tua dài 
- Bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mô
-Quan sát hình vẽ. Nhận biết sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì: xếp xít nhau.
- HS xác định được: 
+ Vị trí 
+ Chức năng
-Dựa vào hình vẽ xác định 4 loại mô liên kết.
- HS dựa vào o ® nêu lên được : 
+ Đặc điểm cấu tạo 
+ Chức năng
- HS thực hiện Đ 
- Cần nêu được: máu thuộc loại mô liên kết. 
Vì nếu quan niệm huyết tương của máu là chất nền và xét về nguồn gốc các TB máu được tạo ra từ các TB giống như nguồn gốc TB sụn, TB xương ® máu là mô liên kết.
- HS quan sát hình vẽ ® xác định 3 loại mô cơ. 
- Các nhóm thảo luận cần nêu được giữa TB cơ vân và TB cơ tim. 
+ Giống có nhiều nhân và vân ngang. 
+ Khác: Vị trí của nhân 
- Xác nhóm nêu kết quả 
- Nhận xét - bổ sung
- HS dựa vào o để trả lời.
- HS quan sát tranh 
- Nghiên cứu o ® xác định: đặc điểm cấu tạo và chắc năng của mô thần kinh.
II.Các loại mô
Cơ thể người có 4 loại mô chính
1.Mô biểu bì
-Đặc điểm cấu tạo: Gồm có tế bào xếp xít nhau.
- Chức năng: bảo vệ, hấp thụ và tiết.
2. Mô liên kết 
Gồm: mô sợi, mô sụn, mô xương và mô mỡ.
- Gồm các tế bào liên kết nằm ở rải rác trong chất nền, có các sợi đàn hồi. 
- Chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
3. Mô cơ : 
Gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn.
Chức năng co dãn, tạo nên sự vận động.
4. Mô thần kinh 
- Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm. 
+ Nơron : 
	+ Thân.
	+ Tua ngắn.
	+ Tua dài 
- Chức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để tra lời các kích thích của môi trường.
5’
Hoạt động 4. Củng cố
- Học sinh đọc bảng tóm tắt ở SGK.
- Dùng bài tập 3 - Trang 17 SGK (kẽ sẵn vào bảng phụ) để củng cố, so sánh các loại mô.
*Yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hoạt động 4. Củng cố
Học sinh đọc bảng tóm tắt ở SGK
Làm bài tập 3 - Trang 17 SGK
*Hoạt động nhóm vẽ SƠ ĐỒ TƯ DUY
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
TB xếp xít nhau
TB nằm rải rác trong chất nền
TB dài, xếp thành lớp, bó
Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh.
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết 
Nâng đỡ, liên kết (máu:vận chuyển các chất)
Co, dãn, tạo nên sự vận động.
- Tiếp nhận K.thích - Dẫn truền xung TK - Xử lý thông tin - Đ/ lùa hoạt động các cơ quan
4.Dặn dòhọc sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2ph)
- Học bài trả lời các câu hỏi trang 17 SGK
- Lưu ý HS : 
+ Ở câu 1 : vị trí mô liên kết, dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương.
+ Ở câu 2 : cần bổ sung thêm : 
. Phân bố :	Cơ vân gắn với xương hệ cơ xương
Cơ trơn tạo nên thành nội quan
Cơ tim thành tim 
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Mo.doc