1. Về kiến thức:
- Học sinh phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
- HS phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về mặt cấu tạo và chức năng.
2. Về kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng quan sát và phát hiện kiến thức từ các hình ảnh trực quan ở HS.
- Rèn luyện ở HS kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Về thái độ tình cảm:
- Giáo dục cho HS ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
GIÁO ÁN MỤC TIÊU: Về kiến thức: - Học sinh phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động. - HS phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về mặt cấu tạo và chức năng. Về kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng quan sát và phát hiện kiến thức từ các hình ảnh trực quan ở HS. - Rèn luyện ở HS kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm. Về thái độ tình cảm: - Giáo dục cho HS ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to các hình: 48.1, 48.2, 48.3. - Bảng phụ kẻ bảng “Tìm hiểu cung phản xạ”. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng “Tìm hiểu cung phản xạ” vào vở. - Xem trước bài 48. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: Ổn định lớp (1phút) Kiểm tra bài cũ:(3 phút) Em hãy nêu các đặc điểm cấu tạo của đại não. Đặc điểm nào ở đại não người thể hiện sự tiến hóa của người so với các động vật thuộc lớp thú?” ð Cấu tạo của đại não: Cấu tạo ngoài: Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ: thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm, thuỳ thái dương. Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não. Cấu tạo trong: Chất xám: (ngoài) làm thành vỏ não, dày 2-3mm gồm 6 lớp. Chất trắng: (trong) là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống. ðĐặc điểm tiến hóa của người so với động vật: +Về mặt cấu tạo: đại não phát triển che lấp cả não trung gian và não giữa, các khúc cuộn, nếp nhăn có số lượng lớn giúp tăng diện tích bề mặt của vỏ não. +Về mặt chức năng: não người có thêm vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và vùng hiểu chữ viết. GV gọi 1HS nhận xét, GV nhận xét, chấm điểm. Giảng Bài mới: Mở bài: (1phút) Các em đã được học về hệ thần kinh dựa trên sự phân chia về mặt cấu tạo. Nhưng như chúng ta đã biết, ngoài sự phân chia về mặt cấu tạo thì hệ thần kinh còn được phân chia theo chức năng. Vậy hệ thần kinh được phân chia theo chức năng như thế nào? Để biết được vấn đề đó chúng ta sẽ nghiên cứu bài 48 “Hệ thần kinh sinh dưỡng” Họat động 1: CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG (12 phút) Mục tiêu: HS phân biệt được cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: yêu cầu Hs quan sát hình 48.1 xác định các đường dẫn truyền của xung thần kinh trong hình A và B. GV: gọi Hs lên bảng mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A, GV gọi Hs nhận xét và mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình B. GV: gọi HS nhận xét, GV kết luận kiến thức. GV giới thiệu hình 48.2, yêu cầu HS quan sát hình 48.2 và xác định đường đi của cung phản xạ điều hòa hoạt động tim (phản xạ sinh dưỡng). GV: gọi 1HS nhận xét, GV chốt lại kiến thức. GV: treo bảng phụ có kẻ bảng “Tìm hiểu cung phản xạ” GV: hướng dẫn HS phân tích hình 48.1, 48.2 phát hiện các đặc điểm khác nhau giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. GV: gọi 2HS lặp lại các kiến thức, GV điền thông tin vào bảng phụ. HS: quan sát hình 48.1, tự mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ A và B. HS: lên bảng mô tả ở hình A HS: nhận xét và mô tả ở hình B. HS: nhận xét. HS: quan sát hình 48.2, lên bảng xác định đường đi của xung thần kinh trên tranh phóng to. HS: tự ghi nhận kiến thức vào bảng: “Tìm hiểu cung phản xạ” trong vở. TIỂU KẾT: I . CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG: Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng Cấu tạo Trung ương Hạch thần kinh Đường hướng tâm Đường li tâm Chất xám gồm: đại não, tủy sống. Không có Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương. Đến thẳng cơ quan phản ứng Chất xám gồm: trụ não, sừng bên tủy sống. Có Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương. Có sự chuyển giao thông tin ở hạch thần kinh, các xung thần kinh được dẫn truyền qua các sợi trước hạch và sợi sau hạch. Chức năng Điều khiển hoạt động của cơ vân (hoạt động có ý thức) Điều khiển hoạt động của nội quan (hoạt động không có ý thức). Hoạt động 2: CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG.(14phút) Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng. HS so sánh và xác định được sự khác nhau về mặt cấu tạo của phân hệ giao cảm, phân hệ đối giao cảm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS quan sát hình 48.3, kết hợp thông tin trong SGK và các hình 48.1, 48.2. GV treo tranh phóng to hình 48.3. Về mặt cấu tạo thì HTK sinh dưỡng cũng được phân chia thành 2 phần: trung ương và ngoại biên. Phần trung ương cũng gồm các nhân xám nằm trong não, tủy sống; phần ngoại biên sẽ gồm có dây thần kinh và hạch thần kinh. Tuy nhiên, trong HTK sinh dưỡng gồm có 2 phân hệ đảm nhiệm chức năng khác nhau nên chúng sẽ có cấu tạo khác nhau. GV gọi HS lên bảng xác định bộ phận trung ương của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trên tranh phóng to hình 48.3. GV gọi HS nhận xét và yêu cầu HS đó xác định bộ phận ngoại biên của 2 phân hệ đó. GV hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức dựa trên hình 48.3. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm à xác định sự khác nhau về mặt cấu tạo giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. GV sử dụng hình 48.3 gợi ý cho HS phát hiện kiến thức. GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, 1nhóm nhận xét. GV kết luận kiến thức GV gọi 1HS đọc nội dung bảng 48.1 HS quan sát kỹ hình 48.3 HS lên bảng xác định. HS nhận xét và xác định bộ phận ngoại biên. HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, phát biểu: Trung ương: - Phân hệ TK giao cảm: các nhân xám ở sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I à đốt tủy thắt lưng III). - Phân hệ TK đối giao cảm: các nhân xám ở trụ não( ở hành não của trụ não) và đoạn cùng của tủy sống. Ngoại biên: - Phân hệ TK giao cảm: chuỗi hạch nằm gần cột sống, nơron trước hạch có sợi trục ngắn,nơron sau hạch có sợi trục dài. - Phân hệ thần kinh đối giao cảm: các hạch nằm gần cơ quan phụ trách, nơron trước hạch có sợi trục dài, nơron sau hạch có sợi trục ngắn. - Đại diện 1nhóm trình bày, 1nhóm nhận xét, bổ sung. HS tự ghi nhận kiến thức, kẻ bảng 48.1 vào vở. TIỂU KẾT: CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG: Hệ thần kinh sinh dưỡng có 2phần: Trung ương là các nhân xám. Ngoại biên: Dây thần kinh Hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng có 2phân hệ: giao cảm và đối giao cảm. Cấu tạo Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm Trung ương Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngức I đến đốt tủy thắt lưng III) Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống. Ngoại biên Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron) Nơron trước hạch (sợi trục có bao mielin) Nơron sau hạch ( sợi trục không có bao miêlin) Chuỗi hạch nằm gần cột sống(chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách. Sợi trục ngắn Sợi trục dài Hạch nằm gần cơ quan phụ trách. Sợi trục dài Sợi trục ngắn Hoạt động 3: CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG (10 PHÚT) Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của hệ thần kinh sinh dưỡng đối với hoạt động sống của cơ thể Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV gọi HS nêu nhận xét về các loại cơ quan mà phân hệ giao cảm và đối giao cảm điều khiển.(GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét) “ Vậy để biết 2 phân hệ đó thực hiện chức năng khác nhau như thế nào, các em hãy nghiên cứu thông tin ở bảng 48.2 kết hợp với hình 48.3 à rút ra nhận xét của em về: Chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Hệ thần kinh sinh dưỡng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? GV cho HS hoạt động nhóm. GV gọi 1 nhóm phát biểu, 1nhóm nhận xét, bổ sung. GV gọi 1HS nêu và phân tích ví dụ về sự điều hòa hoạt động các cơ quan của hệ thần kinh sinh dưỡng. GV nhận xét, kết luận kiến thức. HS so sánh và nêu được: hầu hết các cơ quan mà 2 phân hệ điều khiển là giống nhau. HS đọc nội dung bảng 48.2, khai thác hình 48.3, tự thu thập thông tin. HS hoạt động nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến. Phát biểu được: 2 phân hệ có tác động đối lập lên các cơ quan mà nó điều khiển( các cơ quan sinh dưỡng) Ý nghĩa: điều hoạt hoạt động các cơ quan cho phù hợp với hoạt động sống của cơ thể. HS nêu ví dụ: khi lao động mệt, tim đập nhanh để tăng cường lượng máu giàu oxi cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Khi thư giãn, nghỉ ngơi, nhịp tim trở lại bình thường. HS tự ghi nhận kiến thức. TIỂU KẾT: Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. Nhờ hoạt động đối lập của hai phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng. Hoạt động 4: LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ (3 phút) Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh GV yêu cầu HS vận dụng hình 48.2 trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim khi huyến áp tăng. (GV gợi ý cho HS: huyết áp tăng chứng tỏ lực tác dụng của máu lên thành động mạch tăng nên tim sẽ tự điều hòa bằng phản xạ giảm nhịp đập của tim) GV gọi 1HS lên bảng trình bày phản xạ của tim trên hình 48.2 HS vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng. HS lên bảng trình bày. Hoạt động 5: DẶN DÒ (1phút) Học kỹ nội dung bài: phân biệt được cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động, trình bày được cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng. Trả lời câu hỏi 2í vào vở. Đọc mục “Em có biết?” SGK tr.154. Đọc trước bài 49. RÚT KINH NGHIỆM: GVHD Sinh viên soạn
Tài liệu đính kèm: