Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào.

 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể.

II. CHUẨN BI :

 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H31.1, H31.2, bảng phụ.

 2. Học sinh: Chuẩn bị phiếu học tập.

 

doc 75 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bác sĩ.
D – Củng cố : 
 - Vì sao cần phải bảo vệ da?
 - Nêu các biện pháp rèn luyện da và cách phòng chống bệnh ngoài da?
E – Hướng dẫn học ở nhà : 
 - Học bài theo từng phần trong vở ghi .Thường xuyên luyện tập và bảo vệ da theo kiến thức đã học .
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài giới thiệu chung về hệ thần kinh.
Ngày soạn: 12/ 02/ 2014.
Ngày dạy: 15/ 02/ 2014
CHƯƠNG VIII: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Tiết 45.
Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - HS trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron.
 - HS phân biệt được thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
 - HS phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn hệ thần kinh.
II.CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H43.1, H43.2 và bảng phụ.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 A - Ổn định lớp :
 B - Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các biện pháp rèn luyện da và cách phòng chống bệnh ngoài da?
 C - Bài mới:
Hoạt động 1:
NƠ RON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H43.1, thảo luận:
? Nêu cấu tạo của nơ ron?
? Nêu chức năng của nơ ron?
- HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
GV: yêu cầu HS nêu rõ Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền của hệ thần kinh 
- Cấu tạo: có thân chứa nhân, các sợi nhánh ở quanh thân và sợi trục có bao miêlin, tận cùng là các cúc xináp. Thân và sợi nhánh là thành chất xám còn sợi trục tạo thành chất trắng hoặc dây thần kinh.
- Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền.
Hoạt động 2:
CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS quan sát H43.2, thảo luận hoàn thành bài tập mục 
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận: thứ tự điền là: não, tủy sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
 + Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
- HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
1. Cấu tạo:
 - Bộ phận trung ương: não và tủy sống
 - Bộ phận ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh. 
2. Chức năng:
 - HTK vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức.
 - HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, sinh sản. Là hoạt động không có ý thức.
D – Củng cố : 
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
 - Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
E – Hướng dẫn học ở nhà : 
 - Học bài theo nội dung vở ghi và làm đầy đủ bài tập trong SGK và SBT 
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống 
Ngày soạn: 07/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 15/ 02/ 2012.
Tiết 46.
Bài 42: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS làm được các thí nghiệm.
 - HS nêu được chức năng của tủy sống, khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị như SGK.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
 - Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV giới thiệu tiến hành thí nghiệm trên ếch đã hủy não.
 + Cắt bỏ đầu hoặc hủy não
 + Treo ếch lên giá.
- GV yêu cầu HS đọc bảng 44 và tiến hành làm thí nghiệm 1, 2, 3, quan sát ghi lại kết quả và rút ra kết luận.
- HS làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV biểu diễn thí nghiệm 4, 5, 6, 7 cho HS quan sát và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
 - TN1: Chi sau bên phải co
 - TN2: Cả 2 chi sau co
 - TN3: Cả 4 chi đều co
 - TN4: Chỉ 2 chi sau co
 - TN5: Chỉ 2 chi trước co 
 - TN6: 2 chi trước không co
 - TN7: Cả 2 chi sau co
* Kết luận: Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ.
Hoạt động 2:
NGHIÊN CỨU CẤU TẠO CỦA TỦY SỐNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H44.1, H44.2, đối chiếu mô hình, thảo luận:
? Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tủy sống? 
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- Cấu tạo ngoài: 
 + Vị trí: nằm ở đốt sống cổ I dến đốt thắt lưng II.
 + Hình dáng: dài 50 cm, có hai chỗ phình là phình cổ và phình thắt lưng.
 + Có màu đỏ và màng tủy bao bọc bên ngoài.
- Cấu tạo trong:
 + Chất xám: ở giữa, có hình chứ H, là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
 + Chất trắng: ở ngoài, là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với não bộ.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV nhận xét tinh thần học tập của HS và yêu cầu HS viết thu hoạch.
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG:
TUẦN 25:
Ngày soạn: 13/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 21/ 02/ 2012.
Tiết 47.
Bài 45: DÂY THẦN KINH TỦY
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
 - HS giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh vẽ H45.1, H45.2.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Trình bày cấu tạo của tủy sống?
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CẤU TẠO DÂY THẦN KINH TỦY
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H45.1, thảo luận :
? Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy? 
- HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- Cấu tạo: có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây gồm 2 rễ:
 + Rễ trước: rễ vận động.
 + Rễ sau: rễ cảm giác.
- Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy.
Hoạt động 2:
CHỨC NĂNG CỦA DÂY THẦN KINH TỦY
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H45.2, nghiên cứu kĩ thí nghiệm, đọc bảng 45,thảo luận:
? Nêu chức năng của dây thần kinh tủy?
? Vì sao dây thần kinh tủy là dây pha? 
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS .
 - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động.
 - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác
 - Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau tạo thành dây pha.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy?
V. DẶN DÒ:
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
Ngày soạn: 16/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 22/ 02/ 2012.
Tiết 47.
Bài 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS xác định được vị trí và các thành phần của trụ não, chức năng của trụ não
 - HS xác định được vị trí và chức năng của tiểu não
 - HS xác định được vị trí và chức năng của não trung gian
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H46.1, H46.2, H46.3 và mô hình não, bảng phụ 
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
- Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy? 
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
VỊ TRÍ VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA NÃO BỘ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H46.1, thảo luận hoàn thành bài tập trong SGK trang 144
- HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS:
 Não trung gian, hành não, cầu não, não giữa, cuống não, củ não sinh tư, tiểu não.
- Não bộ từ dưới lên gồm trụ não, não trung gian, đại não, tiểu não nằm sau trụ não
Hoạt động 2:
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRỤ NÃO
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H46.2, đọc thông tin, thảo luận:
 + Hoàn thành bảng 46
 + Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não?
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- Trụ não tiếp liền với tủy sống
 - Cấu tạo: chất trắng ở ngoài và chất xám ở trong
 - Chức năng: 
 + Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan
 + Chất trắng: dẫn truyền
Hoạt động 3:
NÃO TRUNG GIAN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
? Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian?
- GV yêu cầu HS lên xác định trên mô hình.
 - Chất trắng(ngoài): chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não.
 - Chất xám(trong): là các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
Hoạt động 4:
TIỂU NÃO
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H46.3, đọc thông tin, thảo luận:
 + Vị trí của tiểu não?
 + Tiểu não có cấu tạo như thế nào?
 + Tiểu não có chức năng gì?
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
 - Vị trí: sau trụ não, dưới bán cầu não.
 - Cấu tạo:
 + Chất xám: ở ngoài tạo thành vỏ não tiểu não.
 + Chất trắng: ở trong là các đường dẫn truyền.
 - Chức năng: Điều hòa phối hợp hoạt động các cử động phức tạp và giữ thăng bằng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não?
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của não trung gian và tiểu não?
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG:
TUẦN 26:
Ngày soạn: 22/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 27/ 02/ 2012.
Tiết 49.
Bài 47: ĐẠI NÃO
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của đại não.
 - HS xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H47.1, H47.2, H47.3 và mô hình não, bảng phụ.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não?
 	 - Trình bày cấu tạo và chức năng của não trung gian và tiểu não?
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CẤU TẠO CỦA ĐẠI NÃO
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H47.1, H47.2, H47.3, thảo luận hoàn thành bài tập trong SGK trang 148.
- HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS:
- Cấu tạo ngoài:
 + Rãnh liên bán cầu chia đại não làm thành 2 nửa.
 + Rãnh sau chia đại não làm thành 4 thùy(trán, đỉnh, thái dương, chẩm)
 + Khe và rãnh tạo nên khúc quận làm tăng diện tích bề mặt não.
- Cấu tạo trong:
 + Chất xám: ở ngoài, làm thành vỏ não, dày 2 – 3 mm, gồm 6 lớpchủ yếu là các tế bào hình tháp.
 + Chất trắng: ở trong là các đường thần kinh, hầu hét các đường này bắt chéo ở hành tủy và tủy sống.
Hoạt động 2:
SỰ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H47.4, đọc thông tin, thảo luận:
 + Hoàn thành bài tập trang 149
 + Trình bày các vùng chức năng của vỏ đại não? So sánh với sự phân vùng ở não động vật?
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
- Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi vùng có tên và chức năng riêng.
- Các vùng chức năng: Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ, vùng vị giác.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của đại não?
 - Trình bày cấu tạo trong của đại não?
V. DẶN DÒ:
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
Ngày soạn: 24/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 29/ 02/ 2012.
Tiết 50.
Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
 - HS xác định được bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H48.1, H48.2, H48.3, bảng phụ.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của đại não?
 	- Trình bày cấu tạo trong của đại não? 
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H48.1, H48.2, thảo luận:
? Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?
? So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?
- HS quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS. 
- Cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng có sự khác nhau về vị trí và đường dẫn truyền xung thần kinh.
Hoạt động 2:
CẤU TẠO HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H48.3, đọc thông tin, thảo luận:
? Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
? So sánh phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phần trung ương nằm trong não và tủy sống, phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh
- Được chia ra làm hai phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
Hoạt động 3:
CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH GIAO CẢM
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát H48.3, thảo luận:
? Trình bày chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
- HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS. 
- Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Trình bày cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG:
TUẦN 27:
Ngày soạn: 29/ 02/ 2012.
Ngày dạy: 05/ 03/ 2012.
Tiết 51.
Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu ý nghĩa cơ quan phân tích đối với cơ thể.
 - Mô tả thành phần chính của cơ quan chính của cơ quan thụ cảm thị giác và cấu tạo màng lưới trong cầu mắt
 - Nêu được sự tạo ảnh ở màng lưới 
 - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận thông tin.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ mắt .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: \
- Tranh phóng to hình 49.1, 49.3, 49.3
	- Mô hình cấu tạo mắt.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
	- Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
	- Cấu tạo và chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CƠ QUAN PHÂN TÍCH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
? Cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
? Ý nghĩa cơ quan phân tích đối với cơ thể?
- Cơ quan phân tích gồm:
 + Cơ quan thụ cảm.
 + Dây thần kinh.
 + Bộ phận phân tích trung ương (não).
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
Hoạt động 2:
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
? Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu và quan sát hình 49.1, 49.2 và mô hình làm bài tập điền từ trang 156.
- Đáp án: Cơ vận động mắt, màng cứng, màng mạch, màng lưới, tế bào thần kinh thị giác. 
- Học sinh trình bày cấu tạo trên tranh -> lớp bổ sung.
? Qua bài tập, em hãy trình bày cấu tạo của cầu mắt?
? Nêu cấu tạo màng lưới?
- Học sinh quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.
? Vai trò thể thuỷ tinh trong cầu mắt.
? Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
Cơ quan phân tích thị giác
Gồm: + Cơ quan thụ cảm thị giác.
 + Dây thần kinh thị giác.
 +Vùng thị giác (thuỳ chẩm).
1. Cấu tạo của cầu mắt:
- Gồm 3 lớp màng: 
 + Màng cứng (Phía trước là màng giác) 
 + Màng mạch: Nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành phòng tối cho ánh sáng đi qua.
 + Màng lưới: cóTế bào nón và Tế bào que.
- Môi trường trong suốt.
 + Thuỷ tinh.
 + Thể thuỷ dịch.
 + Dịch thuỷ tinh.
2. Cấu tạo màng lưới
- Màng lưới (TB thụ cảm) gồm:
 + Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
 + Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
- Điểm vàng và điểm mù.
 + Điểm vàng là nơi tập trung tế bào nón.
 + Điểm mù không có tế bào thụ cảm.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới.
- Thể thuỷ tinh có khẳ năng đầu để nhìn rõ.
- ánh sáng phản chiếu qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên ảnh thu nhỏ lộn ngược, kích thích thích tế bào thụ cảm thị giác truyền xung TK về vùng thị giác ở thùy chẩm cho cảm giác về hình ảnh của vật .
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Giáo viên cho học sinh đọc kết luận chung
V. DẶN DÒ:
 - Học và làm bài tập SGK.
 - Nghiên cứu và soạn bài "Vệ sinh mắt".
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
Ngày soạn: 01/ 03/ 2012.
Ngày dạy: 07/ 03/ 2012.
Tiết 52.
Bài 50: VỆ SINH MẮT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị, và cách khắc phục.
 - Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ mắt hạn chế các bệnh tạt về mắt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to hình 50.1, 50.2, 50.3, 50.4.
	- Phiếu học tậ
 - sưu tầm một số tranh ảnh các bệnh về mắt .
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
- Trình bày cấu tạo và chức năng của cầu mắt?
- Nêu cấu tạo của màng lưới? Cách tạo ảnh trong mắt?
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
CÁC TẬT CỦA MẮT
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
? Thế nào là cận thị, viễn thị?
- Giáo viên treo ảnh phóng to hình 50.1 à 50.4 cho học sinh quan sát, đọc thông tin hoàn thành bảng 50.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát hình 50.1 -> 50.4 nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành bảng 50 trang 160.
- 1- 2 học sinh lên làm bài tập, lớp nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức.
- Giáo viên liên hệ thực tế về bệnh cận và viễn thị, các biện pháp hạn chế
I.Các tật của mắt
- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
- Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
- Bẩm sinh.
- Thể thuỷ tinh phồng quá
- Đeo kinh lõm
Viễn thị
- Bẩm sinh.
- Thể thuỷ tinh bị lão hoá.
Đeo kính lồi
Hoạt động 2:
CÁC BỆNH VỀ MẮT
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
? Kể một số bệnh về mắt?
- HS tự kể một số bệnh về mắt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập.
? Nguyên nhân bị bệnh mắt hột.
? Mắt hột lây qua đường nào?
? Triệu chứng, hậu quả và cách phòng tránh bệnh đau mắt hột.
- Học sinh nghiên cứu thông tin hoàn thành phiếu học tập.
- 2 học sinh đọc kết quả à học sinh khác nhận xét bổ sung.
Nguyên nhân
Do vi rút
Đường lây
- Dùng khăn chung chậu với người bệnh, tắm rữa ở ao 
Triệu chứng
Mặt trong mi mắt có nhiều hạt cơm
Hậu quả
Hạt vỡ à sẹo à long quặm à Đục màng giác à mù lòa. 
Cách phòng tránh
- Giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc theo hướng dẫn của y, bác sỹ.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Yêu cầu HS nhắc lại các tật của mắt. Biện pháp khắc phục.
 - Nhắc lại các bệnh về mắt. Cách bảo vệ mắt. 
 - Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Cho một em đọc phần ghi nhớ SGK.
 Bài tập: Hãy lựa chọn TT a, b, c, d, e, g ở cột B và C để điền vào TT tương ứng ở cột A
Các tật của mắt(A)
Nguyên nhân (B)
Cách khắc phục (C)
1. Cận thị
.......................................
2. Viễn thị
.........................................
a) Cầu mắt ngắn
b)Thể thuỷ tinh bị lão hoá mất tính đàn hồi, không phồng được.
c) Cầu mắt dài bẩm sinh.
d) Không giữ đúng khoảng cách làm cho thể thuỷ tinh luôn luôn phồng , lâu dần mất khoảng cácg dãn.
e) Đeo kính có mặt lõm - kính phân kì.
g) Đeo kính hội tụ.
V. DẶN DÒ:
 - Học và làm bài tập SGK.
 - Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
 - Soạn bài: Cơ quan phân tích thính giác
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG:
TUẦN 28:
Ngày soạn: 05/ 03/ 2012.
Ngày dạy: 12/ 03/ 2012.
Tiết 53.
Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Hs nắm được cấu tạo của tai, và trình bày được chức năng thu nhận sóng âm bằng sơ đồ đơn giản .
2. Kĩ năng

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh học 8 kỳ II.doc