+ Quá trình phát triển của thai diễn ra như thế nào?
+ Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai?
+ Trong quá trình mang thai người mẹ cần làm gì và tránh điều gì để thai phát triển tốt và sinh con ra khỏe mạnh.
HS tìm hiểu thông tin SGK, thông tin thực tế, trả lời câu hỏi.
Lớp trao đổi, bổ sung hoàn thiện
Trình bày cách tiến hành? + Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. GV chiếu đáp án cách tiến hành lên máy chiếu. GV chia nhóm học sinh (4 nhóm); phân công vị trí. Yêu cầu các nhóm trưởng điều hành nhóm mình tiến hành thí nghiệm theo các bước đã thống nhất. GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ các nhóm yếu. GV yêu cầu HS hoàn thành bài thu hoach theo mẫu 1. MỤC TIÊU SGK 2. CHUẨN BỊ SGK 3. Nội dung và cách tiến hành a. Cách tiến hành: SGK b. Tiến hành HS tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của nhóm trưởng. 4. Thu hoạch - CHUẨN BỊ: - Cách tiến hành - Kết quả (Hoàn thành bảng 26.1 - 2) - Giải thích - Kết luận: Trả lời các câu hỏi: + Enzim trong nước bọt có tác dụng gì đối với tinh bột? + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở điều kiện pH và nhiệt độ nào? IIV. Củng cố: + GV nhận xét tinh thần CHUẨN BỊ và thái độ học tập của HS. + Eim amilaza hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào? V. Dặn dò: - Hoàn thành bài thu hoạch - Đọc bài 27: Tiêu hoá ở dạ dày VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 28 Ngày soạn: 11/ 12/ 2006 Bài 27: tiêu hoá ở dạ dày A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và hoạt động tiêu hoá ở dạ dày. - Tác dụng của các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày. 2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy dự đoán - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ dạ dày. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình 27.1 – 3 SGK. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, kẻ bảng 27 vào vở. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Thu bài thu hoạch. ở khoang miệng những chất gì đã được biến đổi về mặt hoá học? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Vởy còn các chất khác trong thức ăn sẽ được biến đổi ở đâu? Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào? Đã biến đổi triệt để các chất trong thức ăn thành chất dinh dưỡng hay chưa? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát H.27.1, trả lời câu hỏi: Dạ dày có cấu tạo như thế nào? - Hãy dự đoán xem ở dạ dày sẽ có những hoạt động tiêu hoá nào? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành bảng 27. Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. HS tự rút ra kết luận GV tiếp tục cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi: + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động nào? + Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá như thế nào trong dạ dày? + Tại sao dịch vị tiêu hoá protêin trong thức ăn nhưng lại không tiêu hoá được protêin trong niêm mạc dạ dày? HS thảo luận, trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Cấu tạo của dạ dày * Kết luận: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l - Thành dạ dày có 4 lớp: + Lớp màng ngoài + Lớp cơ dày: Vòng, dọc, chéo + Lớp niêm mạc có tuyến tiết dịch vị + Lớp niêm mạc trong cùng. 2. Tiêu hoá ở dạ dày * Kết luận 1: Bảng phần phụ lục * Kết luận 2: - Các loại thức ăn gluxit, lipit chỉ được biến đổi về mặt lí học - Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ tuỳ vào loại thức ăn. - Thức ăn được đẩy xuóng ruột nhờ hoạt động của cơ vòng môn vị do sự chênh lệch độ pH ở dạ dày và ruột non. Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: + Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng chủ yếu về mặt nào? V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc "Em có biết" - Đọc bài 28, kẻ bảng 28 vào vở VI. Phụ lục Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học - Sự tiết dịch vị. - sự co bóp của dạ dày. - Tuyến vị - Các lớp cơ của dạ dày - Hoà loãng thức ăn. - Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị Biến đổi hoá học Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin Phân cắt chuổi protêin thành các chuổi a.a ngắn VII. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 29 Ngày soạn: 14/ 12/ 2006 Bài 28: tiêu hoá ở ruột non A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và hoạt động tiêu hoá ở ruột non. - Tác dụng của các hoạt động tiêu hoá ở ruột non. 2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy dự đoán - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình 28.1 – 2 SGK. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, thiết kế phiếu học tập. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạy dày đã hoàn thiện chưa? Còn những chất nào chưa được tiêu hoá? Những chất còn lại sẽ được tiêu hoá ở đâu? Quá trình đó diễn ra như thế nào? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát H.28.1, trả lời câu hỏi: Ruột non có cấu tạo như thế nào? - Hãy dự đoán xem ở dạ dày sẽ có những hoạt động tiêu hoá nào? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non” mà HS đã tự thiết kế. Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. HS tự rút ra kết luận GV tiếp tục cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi ở lệnh SGK trang 9. Từ đó xác định được: + Vai trò tiêu hoá của ruột non? + Làm thế nào để khi chúng ta ăn, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Cấu tạo của dạ dày * Kết luận: - Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn. + Lớp màng ngoài + Lớp cơ: Vòng, dọc. + Lớp niêm mạc có tuyến ruột tiết dịch ruột. + Lớp niêm mạc trong cùng. 2. Tiêu hoá ở ruột non * Kết luận 1: Bảng phần phụ lục * Kết luận 2: - Ruột non biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được. Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: + Giải thích câu “Nhai kĩ no lâu”? V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc "Em có biết" - Đọc bài 29, kẻ bảng 29 vào vở VI. Phụ lục Biến đổi thức ăn ở ruột non Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học - Sự tiết dịch. - Muối mật tách lipít thành các giọt nhỏ. - Tuyến ruột, tuỵ, gan. - Hoà loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch. - Phân nhỏ thức ăn Biến đổi hoá học - Tinh bột và đường đôi chịu tác động của enzim. - Protêin chịu tác động của enzim. - Lipít chịu tác động của muối mật và enzim Amilaza Mantaza Saccaraza Tripsin Eripsin Lipaza - Biến tinh bột, đường đôi thành đường đơn. - Biến protêin thành các axit amin. - Biến lipít thành axit béo và glyxerin. VII. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 30 Ngày soạn: 18/ 12/ 2006 Bài 29: hấp thụ dinh dưỡng và thải phân A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non. - Biết các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng, vai trò của gan, ruột già trong tiêu hoá. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình 29.1 – 3 SGK. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, kẻ bảng 29 vào vở. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức ăng tiêu hoá như thế nào? Trình bày những hoạt động tiêu hoá ở ruột non? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Thức ăn sau khi được biến đổi thành chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ như thế nào? phần còn lại không được hấp thụ sẽ được chuyển đi đâu? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát H.29.1, trả lời câu hỏi lệnh trang 94 SGK HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK quan sát H.29.3 hoàn thành bảng 29. Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng. GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. HS tự rút ra kết luận GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi: + Gan có vai trò như thế nào trong quá trình hấp thụ chất di dưỡng? Hoạt động 3 GV: + Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá là gì? + Hoạt động thải phân được thực hiện nhờ cơ quan nào? HS trình bày, lớp bổ sung. GV chốt: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Hấp thụ chất dinh dưỡng * Kết luận: - Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruộ non có nhiều nếp gấp, có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ. + Ruột dài, thành mỏng, diện tích bề mặt có thể từ 400 – 500m2 + Có hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc 2. Con đường vận chuyển các chất hấp thụ và vai trò của gan * Kết luận 1: Bảng phần phụ lục * Kết luận 2: Vai trò của gan - Điều hoà nồng độ các chất trong máu. - Lọc các chất độc. 3. Thải phân * Kết luận + Ruột già: Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể. + Phối hợp giữa các cơ thành bụng và cơ hậu môn để đẩy phân ra ngoài. Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: Trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc "Em có biết" - Sưu tầm tranh, ảnh các bệnh về răng, dạ dày. Kẻ bảng 30.1 VI. Phụ lục Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo mạch bạch huyết Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo mạch máu + Li pít (Các giọt nhỏ đã được nhũ tương hoá): 70%. + Các Vitamin tan trong dầu (A, D, E, K,) + Đường đơn + Axit béo và glyxerin + Axit amin + Các Vitamin tan trong nước (B, C,) + Nước, muối khoáng. + Các thành phần của Nuclêôtit. VII. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 31 Ngày soạn: 21/ 12/ 2006 Bài 30: vệ sinh tiêu hoá A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó. - Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng liên hệ thực tế và giải thích bằng cơ sở khoa học. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình về giun sán, bệnh răng miệng, dạ dày. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Hằng ngày do thói quen ăn uống thiếu vệ sinh mà con người chúng ta dễ dàng mắc phải một số bệnh về tiêu hoá làm ảnh hưởng khôngn nhỏ đến đời sống và sức khoẻ. Những bệnh thường gặp là gì? Làm thế nào để khắc phục được các bệnh đó? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV chiếu các hình ảnh về các bệnh tiêu hoá, các loại giun sán kí sinh trong ruột người, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK,hoàn thành bảng 30.1 HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV chiếu đáp án. Ngoài các tác nhân trên em còn biết những tác nhân nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thiêu hoá? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Làm thế nào để tránh được các tác nhân trên? Hoạt động 2: GV: + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? + Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? + Tại sao ăn uống hợp vệ sinh thì tiêu hó có hiệu quả? + Em đã thực hiện được biện pháp nào? Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. HS tự rút ra kết luận GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi: + Tại sao không nên ăn vặt? + Tại sao những người lái xe đường dài thường bị đau dạ dày? + Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối? + Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Các tác nhân gây hại * Kết luận: Bảng phần phụ lục 2. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo tiêu hoá có hiệu quả *Kết luận: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá: + Ăn uống hợp vệ sinh. + Khẩu phần ăn hợp lý. + Ăn uống đúng cách. + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: Trả lời câu hỏi 1 SGK V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. VI. Phụ lục Tác nhân Các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn - Răng - Dạ dày, ruột - Các tuyến tiêu hoá - Tạo môi trường axit tấn công men răng - Bị viêm loét - Bị viêm dẫn đến tăng tiết dịch Giun sán - Ruột - Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ruột - Gây tắc ống dẫn mật Ăn uống không đúng cách - Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ - Có thể bị viêm - Kém hiệu quả - Giảm Khẩu phần ăn không hợp lý - Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ - Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan bị xơ. - bị rối loạn. - Kém hiệu quả. VII. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 32 Ngày soạn: 23/ 12/ 2006 Chương VI: trao đổi chất và năng lượng Bài 31: trao đổi chất A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và sự trao đổi chất ở tế bào. - Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cơ thể và trao đổi chất ở tế bào. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình 31.1 – 2 SGK. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Cần có những biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào? Căn cứ vào đâu để có những biện pháp đó? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. ở những vật không sống có diễn ra trao đổi chất không? Ví dụ? Vậy sự trao đổi chất ở sinh vật có gì khác so với sự trao đổi chất ở vật không sống? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát H 31.1, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Cơ thể lấy từ môi trường những chất gì? Thải ra môi trường những chất gì? + Các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết có vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi các chất đó? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận. Hệ tuần hoàn có vai trò gì? Hoạt động 2: GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H31.2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi lệnh trang 100. Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. HS tự rút ra kết luận Hoạt động 3 GV chiếu lại H31.2 cho HS quan sát, trả lời câu hỏi: + Nừu một trong hai cấp độ trao đổi chất ở cơ thể và tế bào không xảy ra thì quá trình còn lại sẽ như thế nào? HS trả lời, tự rút ra kết luận Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài. * Kết luận: Cơ thể lấy từ môi trường ngoài thức ăn, nước, muối khoáng, oxy, thông qua hệ tiêu hóa, hô hấp đồng thời tiếp nhận chất bả, sản phẩm phân hủy và CO2 để thải ra ngoài. 2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong *Kết luận: + Chất dinh dưỡng và oxy được sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được đưa đến các cơ quan để thải ra ngoài. + Sự trao đổi chất ở tế bào diễn ra thông qua môi trường trong của cơ thể. 3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cơ thể và ở tế bào * Kết luận: - Trao đổi chất ở cơ thể và tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. * Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: Sự trao đổi chất ở sinh vật có gì khác so với sự trao đổi chất ở vật không sống? V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc bài 32. VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 33 Ngày soạn: 24/ 12/ 2006 Bài 32: chuyển hóa A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Xác định được hoạt động cơ bản của sự sống là đồng hóa và dị hóa. - Phân biệt và phân tích được mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. - Có quan điểm duy vật biện chứng. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các hình 32.1 SGK. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự trao đổi chất diễn ra ở tế bào? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Tế bào và cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy vật chất được cơ thể sử dụng như thế nào? 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát H 32.1, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi lệnh trang 102. HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận. Trong khi nghỉ ngơi cơ thể có tiêu thụ năng lượng không? Tại sao? Hoạt động 2: GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Chuyển hóa cơ bản là gì? + Chuyển hóa cơ bản có ý nghĩa gì đối với cơ thể? Cá nhân HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. HS tự rút ra kết luận Hoạt động 3 GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Có những hình thức điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng nào? + Các cơ chế đó diễn ra như thế nào? HS trả lời, tự rút ra kết luận Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng. * Kết luận: + Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. + Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể từ các chất đơn giản và tích lũy năng lượng. + Di hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. + Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng luôn gắn bó mật thiết với nhau trong một thể thống nhất. + Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và trạng thái sức khỏe. 2. Chuyển hóa cơ bản *Kết luận: + Chuyển hóa cơ bản là năng lượng cơ thể tiêu thụ khi ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi - Đơn vị tính là J/h/kg. + ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản có thể xác định tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý. 3. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng * Kết luận: - Cơ chế thần kinh: + trong bộ não có các trung khu điều hòa sự trao đổi chất. + Điều hòa trông qua hệ tim mạch. - Cơ chế thể dịch: Các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra đổ vào máu. * Kết luận chung: SGK IIV. Củng cố: Trình bày mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? V. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, kẻ các bảng 35.1 – 6. VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 34 Ngày soạn: 25/ 12/ 2006 ôn tập A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Củng cố lại các kiến thức đã học. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp, hợp tác nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong các bảng NỘI DUNG KIẾN THỨC. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, kẻ các bảng 35.1 – 6. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Không III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề: Nhằm hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại những kiến thức đó. 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành một bảng từ 35.1 đến 35.6. HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận nhóm hoàn thành bảng vào giấy trong. GV chiếu đáp án của các nhóm cho cả lớp trao đổi, bổ sung, GV chiếu lần lượt đáp án của hoạt động. Hoạt động 2: GV trả lời các câu hỏi: + Trong phạm vi kiến thức các em đã học hãy chứng minh tế bào là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống? + Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học? + Các hệ tuần hòan, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? HS độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi, trình bày trước lớp. GV yêu cầu toàn lớp trao đổi bổ sung, hoàn thiện đáp án. 1. Hệ thống hóa kiến thức. * Kết luận: Nội dung các bảng. 2. Câu hỏi ôn tập *Kết luận: NỘI DUNG KIẾN THỨC đã học IIV. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã ôn tập. V. Dặn dò: - Ôn tập tốt, CHUẨN BỊ cho bài kiểm tra kết thúc học kì. VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm Tiết 35 Ngày soạn: 28/ 12/ 2006 Kiểm tra học kì i A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Củng cố lại các kiến thức đã học. - Kiểm tra lại khả năng nhận thức của bản thân 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Kiểm tra – đánh giá. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.. II.Kiểm tra bài cũ: Thống nhất về qui chế làm bài III. Nội dung bài mới: 1
Tài liệu đính kèm: