Giáo án Sinh học 8 - Tiết 14: Bạch cầu miễn dịch

A. Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

 - Trình bày khái niệm miễn dịch.

 - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

 - Có ý thức tiêm phòng miễn dịch.

 2/ Kĩ năng:

 - Thu thập thông tin, quan sát tranh hình  phát hiện kiến thức.

 - Kỹ năng khái quát quá kiến thức.

 - Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khoẻ để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Tiết 14: Bạch cầu miễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14: BẠCH CẦU MIỄN DỊCH
A. Mục tiêu bài học 
1/ Kiến thức:
 - Trình bày khái niệm miễn dịch.
 - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
 - Có ý thức tiêm phòng miễn dịch.
 2/ Kĩ năng:
 - Thu thập thông tin, quan sát tranh hình ® phát hiện kiến thức.
 - Kỹ năng khái quát quá kiến thức.
 - Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khoẻ để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
3/ Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện ơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
B. Phương pháp
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan
 C. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học :
 1 - Gv: Máy chiếu, tư liệu về miễn dịch
 2 - HS: Xem trước nội dung bài
D, Tiến trình dạy và học 
1. Tæ chøc
Ngµy so¹n
Ngµy gi¶ng
Thø
TiÕt
Líp
Sĩ sè 
HS v¾ng
8A
8A
2/ Kiểm tra 
 (?) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ? 
 (?) Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
- Gv: Cho hs nhắc lại:
(?) Máu gồm những thành phần? Các laoi5 tế bào máu?
(?) Có mấy loại bạch cầu?
- Gv: Chốt lại KT cũ, y/c hs nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp quan sát hình 14.1
- Gv: Giới thiệu sơ lược hình 14.1 – 14.4 và y/c hs thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
 ¦ Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào ( bạch cầu mô nô )
(?) Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
(?) Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rut bằng cách nào?
(?) Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ?
(?) Sự tương tác giữa các kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
 (Cơ chế chìa khoá, ổ khoá)
- Gv: Có thể mở rộng và liên hệ thực tế
 + Mụn sưng lên sau đó tự khỏi: hoặc một số bệnh thông thường khác cơ thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Chính do bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn
 (?) Hãy giải thích hiện tượng chân dẫm phải gai sưng lên rồi khỏi?
 ¦ Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn làm cho vết sưng khỏi. 
- Hiện tượng dồn bạch cầu đến vết thương kéo theo việc xuất hiện các hạch ở bên, đùi. 
 + Virut HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu limpho T (hàng rào thứ 3)
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. 
- HS: Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
- HS: Có 5 loại bạch cầu: BC ưa kiềm, ưa axit, trung tính, mô nô và BC limphô
- HS: Tự thu thập thông tin và quan sát sơ đồ hoạt động chủ yếu của các bạch cầu
- HS: Chú ý lắng nghe
- HS : Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa.
- HS : LimPhô B: tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn.
 - HS : LimPhô T: phá hủy tế bào đã nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
- HS: Nêu được
 + Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể
 + Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại các kháng nguyên.
Kết luận:
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào
- Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng.
- Tế bào limphô B(tế bào B) tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn
- Tế bào T phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. 
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và nêu Vd: Dịch đau mắt đỏ chỉ có 1 số người mắc bệnh, nhiều người lại không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này ( Mặc dù môi trường xung quanh có mầm bệnh )
(?) Vậy theo em miễn dịch là gì ?
(?) Có những loại miễn dịch nào ?
(?) Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch này là gì?
(?) Em hiểu gì về dịch SARS và dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra?
(?) Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào và kết quả ra sao?
(?) Bệnh AIDS do vi rút nào gây nên? Cách phòng ngừa ntn?
- Gv: Liên hệ thực tế về việ tiêm ngừa văc xin. Từ đó giáo dục hs ý thức tiêm ngừa phòng chống bệnh tật bảo vệ sức khỏe
II/ Miễn dịch 
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên
+ Miễn dịch nhân tạo
- HS: Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể . Loại miễn dịch này có 1 cách ngẫu nhiên , bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi đã bị nhiễm . VD: (sgk)
- Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văcxin. Loại miễn dịch này có được 1 cách không ngẫu nhiên , chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh .VD: (sgk)
- HS: liên hệ thực tế để trả lời
4. Củng cố
. Miễn dịch là gì? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch này là gì?
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài, trả lời câu hỏi1, 2, 3 tr 47
- Đọc mục “ Em có biết ? ”
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về nguyên tắc cho máu và truyền máu
E. Rót kinh nghiÖm giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................
 DuyÖt ngµy tháng năm 2015
 T2CM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_14_Bach_cau_Mien_dich.doc