KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA.
1. Kiến thức:
Chương I : Khái quát về cơ thể người:
- Nêu được cấu tạo và chức năng các phần của tế bào
- Phân biệt được phản xạ với các biểu hiện tự nhiên
- Nêu được chức năng của nơ ron
Chương II : Vận động:
- Nêu được cấu tạo của xương dài
- Nhận biết thành phần hóa học của xương.
- Giải thích được sự to ra của xương nhờ đâu.
- Nêu được tính chất của cơ.
- Trình bày được cách cấp cứu cho người bị gãy xương.
Chương III : Tuần hoàn:
- Nêu được thành phần cấu tạo của máu
- Nêu được khái niệm huyết áp
- Bach cầu bảo vệ cơ thể như thế nào
- Hiểu được vai trò của động mạch
- Vận dụng tính được số lít máu trong cơ thể.
2. Đối tượng: HS trung bình – khá.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan – Tự luận.
Tuần : 10 Ngày soạn: 20/10/2017 Tiết : 20 Ngày dạy: 26/10/2017 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA. 1. Kiến thức: Chương I : Khái quát về cơ thể người: - Nêu được cấu tạo và chức năng các phần của tế bào - Phân biệt được phản xạ với các biểu hiện tự nhiên - Nêu được chức năng của nơ ron Chương II : Vận động: - Nêu được cấu tạo của xương dài - Nhận biết thành phần hóa học của xương. - Giải thích được sự to ra của xương nhờ đâu. - Nêu được tính chất của cơ. - Trình bày được cách cấp cứu cho người bị gãy xương. Chương III : Tuần hoàn: - Nêu được thành phần cấu tạo của máu - Nêu được khái niệm huyết áp - Bach cầu bảo vệ cơ thể như thế nào - Hiểu được vai trò của động mạch - Vận dụng tính được số lít máu trong cơ thể. 2. Đối tượng: HS trung bình – khá. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan – Tự luận. III. MA TRẬN. 1. Ma trận: Tên chủ đề Nhận biết (50%) Thông hiểu (20%) Vận dụng (30%) Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TN TL Chủ đề 1: Khái quát về cơ thể người (30%) - Nêu được cấu tạo và chức năng các phần của tế bào - Chức năng của nơ ron Phân biệt được phản xạ với các biểu hiện tự nhiên Số câu hỏi 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu .% = số điểm 16.7% = 0.5 đ 66.7% = 2 đ 16.7% = 0.5 đ 100% = 3đ Chủ đề 2: Vận động (30%) - Cấu tạo của xương dài - Nhận biết thành phần hóa học của xương. - Tính chất của cơ Sự to ra của xương nhờ đâu Biết sơ cấp cứu cho người bị gãy xương Số câu hỏi 3 câu 1 câu 1 câu 5 câu .% = số điểm 50% = 1.5 đ 16.7% = 0.5 đ 33.3% = 1 đ 100% = 3đ Chủ đề 3: Tuần hoàn (40%) - Nêu được thành phần cấu tạo của máu - Khái niệm huyết áp - Bach cầu bảo vệ cơ thể như thế nào - Vai trò của động mạch - Cấu tạo của tim; - Nêu được các chu kì co, dãn và chu kì nghỉ của tim Số lít máu trong cơ thể Số câu hỏi 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 7 câu .% = số điểm 25% = 1 đ 25% = 1 đ 12.5% = 0.5 đ 25% = 1đ 12.5% = 0.5 đ 100% = 4 đ TS điểm 3đ 2đ 2đ 0.5đ 1đ 0.5đ 1đ 10 đ 2. Đề kiểm tra: A. Trắc nghiệm : (6 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Thân xương to ra về bề ngang nhờ A. các tế bào màng xương dày lên, B. các tế bào màng xương to ra, C. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới, D. các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới. Câu 2: Thành phần cấu tạo của máu gồm A. huyết tương và hồng cầu, B. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, C. huyết tương, hồng cầu và bạch cầu, D. huyết tương và các tế bào máu. Câu 3 . Xương gồm 2 thành phần chính là A. chất hữu cơ và vitamin B. chất vô cơ và muối khoáng C. chất cốt giao và muối khoáng D. chất cốt giao và axit. Câu 4. Bạch cầu trung tính tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách A. thực bào nuốt vi khuẩn, B. tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, C. tiếp cận phá hủy các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, D. hợp tác với vi khuẩn. Câu 5. Ví dụ không phải phản xạ là A. sờ vào vật nóng rụt tay lại, B. có người gọi tên mình quay lại xem, C. móng tay mọc dài ra, D. nhìn thấy quả chanh tiết nước bọt. Câu 6: Thành cơ tim dày nhất là ở A. tâm nhĩ trái, B. tâm thất trái, C. tâm thất phải, D. tâm nhĩ phải. Câu 7. Chức năng của nơ ron là A. cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh, B. cảm ứng và trao đổi chất, C. cảm ứng và bảo vệ cơ thể, D. nâng đỡ và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 8: Cơ có tính chất A. co và mềm dẻo, B. co và dãn, C. co và rắn chắc, D. cứng cáp và mềm dẻo. Câu 9: Huyết áp là A. sức đẩy của tim, B. sự co bóp của tâm thất, C. áp lực của máu lên tim, D. áp lực của máu lên thành mạch. Câu 10. Động mạch chủ dẫn máu từ A. từ tâm thất trái đến các cơ quan, B. từ các cơ quan về tim, C. từ tâm thất phải lên phổi, D. từ tim đến các cơ quan. Câu 11: Bạn Nam là con gái nặng 40kg. Cơ thể bạn Nam có A. 2,6 lít máu, B. 3 lít máu, C. 2,8 lít máu, D. 3,2 lít máu. Câu 12: Xương dài của người gồm A. đầu xương và khoang xương, B. đầu xương và thân xương, C. đầu xương và nan xương, D. đầu xương và màng xương. B. Tự luận : (4 điểm) Câu 1: a. (1.5 điểm) Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào ? b. (0.5 điểm) Mô là gì ? Câu 2. (1.0 điểm) Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi ? Câu 3. (1.0 điểm) Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần sơ cứu và băng bó cho người đó như thế nào? IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Trắc nghiệm:( 6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D C A C B A B D A C B Điểm Mỗi câu đúng 0.5 điểm X 12 câu = 6 điểm B. Tự luận: (4 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào: - Màng sinh chất : Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. - Chất tế bào: Thực hiện các họat động sống của tế bào. - Nhân: Điều khiển mọi họat động sống của tế bào * Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 2 Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha ( 0,8 giây ): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giây và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. 0.5đ 0.5đ Câu 3 Gặp người tai nạn gãy xương cánh tay, ta sơ cứu và băng bó như sau : - Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. - Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quấn chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 0.5đ 0.5đ V. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 27 8A2 26 V. RÚT KINH NGHIỆM. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: