Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Quảng Đông

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

+ Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

+ Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.

- Bảng phụ.

 

doc 194 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu
+ 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm.
+ 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi.
+ 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng nước.
2. Tiến hành thí nghiệm
Mục tiêu: HS nắm được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn, biết liên hệ và giải thích thực tế. Bồi dưỡng cho HS thái độ VS hệ tiêu hoá.
- GV yêu cầu HS trình bày các bước tiến hành thí nghiệm 
- GV lưu ý HS: Khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành.
- Các tổ tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các ống nghiệm
+ Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các ống này vào giá.
+ Dùng các ống đong lấy vật liệu khác.
Ống A: 2 ml nước lã + 2ml hồ tinh bột.
Ống B: 2 ml nước bọt + 2ml hồ tinh bột.
Ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi + 2ml hồ tinh bột.
Ống D: 2 ml nước bọt+ vài giọt HCl (2%) + 2ml hồ tinh bột.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.
- Đo độ pH của các ống nghiệm và ghi vào vở.
- Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút.
- Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 
Thống nhất ý kiến giải thích.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận xét.
? Đo độ pH trong các ống nghiệm để làm gì?
- GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền.
+ Lưu ý: Thực tế độ trong không thay đổi nhiều.
- GV thông báo đáp án bảng 26.1.
Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm
Hiện tượng độ trong
Giải thích
Ống A
Ống B
Ống C
Ống D
- Không đổi
- Tăng lên
- Không đổi
- Không đổi
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột.
- Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không biến đổi tinh bột.
3.Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả
- GV yêu cầu chia dung dịch trong các ống A, B, C, D thành 2 phần.
+ Lưu ý: Ống A chia vào A1, A2 đã dán nhãn, B chia vào B1; B2 ...
- Trong tổ cử 2 HS chia đều dung dịch ra các ống đã chuẩn bị sẵn A1; A2; B1; B2...
- Đặt các ống A1; B1; C1; D1 vào giá 1 (lô 1). Nhỏ vào mỗi ống 5- 6 giọt iốt lắc đều các ống.
- Đặt các ống A2; B2; C2; D2 vào giá 2 (lô 2). Nhỏ vào mỗi ống 5- 6 giọt Strôme, đun sôi các ống này trên ngọn lửa đèn cồn.
- GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi kết quả.
+ Lưu ý: Các tổ thí nghiệm không thành công thì lưu ý điều kiện thí nghiệm.
- Những HS khác quan sát, so sánh màu sắc ở các ống nghiệm, thống nhất ý kiến , ghi kết quả vào bảng 26.2 (kẻ sẵn).
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng, nhận xét.
- GV nhận xét bảng 26.2 để đưa ra đáp án đúng.
Đáp án bảng 26.2
 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm
Hiện tượng
(màu sắc)
Giải thích
- Ống A1
- Ống A2
- Màu xanh tím
- Màu xanh lam
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống B1
- Ống B2
- Màu xanh tím
- Màu đỏ nâu
- Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống C1
- Ống C2
- Màu xanh tím
- Màu xanh lam
- Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khẳ năng biến đổi tinh bột thành đường.
- Ống D1
- Ống D2
- Màu xanh tím
- Màu xanh lam
- Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi thành đường.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV vào giờ sau.
IV/ Hướng dẫn về nhà: 
- GV nhận xét giờ thực hành: Khen các nhóm làm tốt và ghi điểm cho các nhóm.
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ.
Rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................
........................................................................................................	
Tuần 16:
NS: 22/11/2014
Tiết 31: BÀI TẬP
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Qua bài này HS phải:
+ Nắm chắc được kiến thức cả chương trình từ tuần 7 đến tuần 16.
+ Giải được các bài tập thông thường và cả các bài tập nâng cao trong vở bài tập.
+ Hiểu được ý nghĩa của công tác làm bài tập ở nhà.
- Kĩ năng: Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và sự mạnh dạn học hỏi thầy cô và bạn bè.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần thái độ ham học hỏi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập sinh học 8( NXB Giáo dục năm 2006)
- Chuẩn bị một số câu hỏi khó trong vở để hỏi bạn bè và giáo viên trong giờ học.
III/ Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập.
Kiểm tra bài cũ:
? Đặc điểm nào của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chính trong hệ tiêu hoá?
? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Câu 1: ? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
Câu 2: ? Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu 3: Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng hấp thu ở ruột non là gì? (trang 62)
Câu 4: Gan đảm nhận vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người?9 trang 62)
Câu 5: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?( trang 54)
Câu 6: Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khóang, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Cơ thể có thể nhận những chất này theo con đường nào khác hay không?( trang 52)
Câu 7: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?( trnag 48)
Câu 8: Giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ không có CO2 để mà nhận?( trang 45)
Câu 9: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi chỉ số tim/ phút ít đi mà nhu cầu oxi của cơ thể vẫn được đảm bảo? Dự kiến chỉ số nhịp tim/ phút của vân động viên thể thao luyện tập lâu năm?( trang 39)
- Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, chải răng đúng cách như đã biết ở tiểu học.
- Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ lên khoảng 600 lần so với diện tích mặt bên ngoài. 
+Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
+ Đường kính chỉ 3,5- 4 cm khi căng
( nhỏ hơn rất nhiều so với dạ dày). Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2 nên tăng dung tích chứa của nó gấp 2-3 lần dạ dày.
Do cấu tạo như thế nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của ruột non tăng lên rất lớn so với các cơ quan khác trong ống tiêu hoá.
- Khẩu phần ăn đầy đủ các chất tiêu hoá là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non gồm: Đường, axit béo và glixerin, cá axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước, nước.
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hoá lipit.
+ Khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng với các chất dinh dưỡng
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
- Sữa có bản chất là prôtêin nên ở trong khoang miệng không được biến đổi. Cháo là tinh bột chín nên ở trong khoang miệng sẽ được biến đổi 1 phần, khoảng 10%.
- Cần qua những hoạt động: Uống, nhai, nuốt, đẩy thức ăn trong hệ tiêu hoá, hấp thu..
Cơ thể có thể nhận các chất này thông qua hệ tuần hoàn bằng cách tiêm huyết thanh hoặc đường, đạm vào cơ thể qua đường truyền dịch.
- Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí.
+ Khí lưu thông: 400ml x 18 = 7200ml.
+ Khí cặn: 150ml x 18 = 2700ml.
+ Khí tới phế nang: 7200- 2700 = 4500(ml)
- Nếu thở sâu: 12 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào 600ml.
+ Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml.
+ Khí cặn: 150 x 12 = 1800ml.
+ Khí vào phế nang: 7200 – 1800 = 5400( ml)
Khi hít sâu nhịp thở sẽ giảm tuy nhiên lượng khí hít vào sẽ tăng lên nên trong thời gian 1 phút lượng khí trao đổi và lưu thông trong cơ thể cũng sẽ tăng lên do đó có thể mở rộng được dung tích sống và tăng hiệu quả hô hấp.
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí cũng không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp ới mức không đủ áp lực đẻ khuếch tán vào máu nữa.
- Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu oxi cho cơ thể vì mỗi lần nhịp tim bơm đi được nhiều máu hơn hay nói khác đi là hiệu suất làm việc của tim cao hơn. Có thể giải thích qua sơ đồ sau:
Trạng thái
 Nhịp tim/ phút
ý nghĩa
Lúc nghĩ ngơi
40- 60
- Tim được nghĩ ngơi nhiều hơn
- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn
Lúc hoạt động gắng sức
180- 240
- Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- GV đánh giá quá trình học và nắm kiế thức của HS qua tiết ôn tập.
- GV nhận xét thái độ HS trong suốt cả tiết học, tinh thần thái độ trong việc học và làm bài ở nhà.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn HS đọc nội dung bài mới tiếp theo.
Rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................
........................................................................................................	
Tuần 17
NS: 22/11/2014
Chương VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
 Tiết 32: TRAO ĐỔI CHẤT
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS nắm được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào của cơ thể với môi trường trong
+ Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình và trao đổi nhóm.
- Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn baỏ vệ sức khoẻ.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh phóng to H 31.1; 31.2.
- Phiếu học tập:
Hệ cơ quan
Vai trò trong sự trao đổi chất
- Tiêu hoá
- Hô hấp
- Tuần hoàn
- Bài tiết
III/ Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số,nề nếp, vở bài tập.
Kiểm tra bài cũ:
? Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì? Mức độ ảnh hưởng?
? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại? 
3. Bài mới:
	Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?
Hoạt động 1: HS hiểu được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
? Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
? Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất?
- GV yêu cầu HS hoà thành phiếu học tập.
? Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?
- GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. Ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại.
- HS hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường.
- Hệ tiêu hoá: Biến đổi thức ăn chất dinh dưỡng, thải các phần thừa qua hậu môn.
- Hệ hô hấp: Cung cấp oxi thải khí cacbonic.
- Hệ tuần hoàn: Vận chuỷên oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển khí cabonic tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
- Hệ bài tiết: Lọc chất thải từ máu bài tiết qua nước tiểu. 
- Vật vô sinh: Phân huỷ.
Sinh vật: Tồn tại và phát triển.
Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.
Hoạt động 2: HS hiểu được sự trao đổi chất của cơ thể thực ra là ở tế bào và nắm được sự trao đổi đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi:
? Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào?
? Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì? 
? Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu?
+ Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài.
? Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- HS cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào. 
+ Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải.
- Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài
Hoạt động 3: HS phân biệt được trao đổi chất ở 2 cấp độ và mối quan hệ giữa chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi
? Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?)
? Em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ: Cơ thể và tế bào?
- Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
-HS tự nghiên cứu thôn tin SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- Đại diện trả lời, cả lớp theo dõi, bổ sung
Kết luận:
- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.
IV/ Luyện tập , cũng cố:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
? Nếu trao đổi chất với môi trường ngoài bị ngừng trệ điều gì sẽ xảy ra?
Nếu trao đổi chất ở môi trường trong bị ngừng trệ điều gì sẽ xảy ra?
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 32.
- Làm câu 3 SGK vào vở bài tập.
- Ôn lại khái niệm đồng hoá, dị hoá.
Rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................
........................................................................................................
Tuần 17:
NS: 22/11/2014
Tiết 33: CHUYỂN HOÁ
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS nắm được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau, là hoạt động cơ bản của sự sống.
+ HS phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.
- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh phóng to H 31.1.
III/ Tiến trình dạy - học.
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tuần hoàn đối với sự trao đổi chất?
? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
Bài mới:
Hoạt động 1: HS nắm được khái niệm chuyển hoá, chuyển hoá gồm đồng hoá và dị hoá và nắm được mối quan hệ giữa chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lời câu hỏi:
? Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào? 
+ Gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá.
? Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
+ Trao đổi chất ở tế bào là hiện tượng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể. Chuyển hoá vật chất và năng lượng là sự biến đổi vật chất có tích luỹ và giải phóng năng lượng.
? Năng lượng giải phóng trong tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
 + Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ để sinh công, hoạt động sinh lí và sinh nhiệt.
- GV giải thích sơ đồ H 32.1. 
? Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá?
? Yêu cầu HS rút ra mối quan hệ giữa chúng?
? Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS dựa vào khái niệm đồng hoá và dị hoá để hoàn thành bảng so sánh.
- 1 HS điền kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình:
	+ Đồng hoá (SGK).
	+ Dị hoá (SGK).
- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể.
Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
? Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi gọi là gì? Nêu khái niệm chuyển hoá cơ bản? đơn vị và ý nghĩa?
-HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Cử đại diện trình bày, cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Có tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động của tim, hô hấp, duy trì thân nhiệt
- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị: kJ/h/kg.
- Ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh lí.
Hoạt động 3: HS nắm được sự điều hoà chuyển hoá vật chất và năng lượng là nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III và trả lời câu hỏi:
? Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
-Đại diện trình bày, cả lớp theo dõi, bổ sung.
- Điều hoà bằng thần kinh.
+ Ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất (trực tiếp).
+ Thần kinh điều hoà thông qua tim, mạch (gián tiếp).
- Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: do các hoocmon của tuyến nội tiết tiết vào máu.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- Gọi 1 HS đọc phần “ Em có biết?”
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Đồng hoá
2. Dị hoá
3. Tiêu hoá
4. Bài tiết
a. Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu.
b. Tổng hợp chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng.
c. Thải các sản phẩm phân huỷ và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài.
d. Phân giải các chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc trước bài 35.
- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở.
- GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm.
Rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................
........................................................................................................
	Kí giáo án tuần 16,17
	Ngày 28/11/2014
	TTCM: Nguyễn Văn Liệu
Tuần 18:
NS: 05/12/2014.
Tiết 34: THÂN NHIỆT
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau bài học HS phải:
+ Trình bày được mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt
+ Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
+ Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Tư liệu về trao đổi chất và thân nhiệt. 
	 Tranh môi trường.
HS: Bảng nhóm.
III/ Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập.
Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chuyển hoá vật chất và năng lượng. Nêu sự khác nhau giữa đồng hoá và dị hoá.
? Thế nào là chuyển hoá cơ bản.
Bài mới: 
Hoạt động 1: HS nêu được khái niệm thân nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
-GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
? Thân nhiệt là gì? ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay trời lạnh.
? Tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 420C.
-GV cho HS nhắc lại khái niệm: ĐV biến nhiệt, ĐV hằng nhiệt
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK trang 105 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Quá trình chuyển hoá sinh ra nhiệt.
Chú ý: ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hoà.
Hoạt động 2: HS chỉ rõ cơ chế điều hoà thân nhiệt trong đó vai trò của da và hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi:
Nhóm 1: Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt.
Nhóm 2: Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào.
Nhóm 3: Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
Nhóm 4: Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào.
( Toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng)
? Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào còn mà đông trời rét da tái hay sởn gai ốc.
( Mạch máu co, dãn khi nóng lạnh)
-HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi vào bảng nhóm, treo bảng nhóm lên bảng và cử đại diện trình bày.
- Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt.
- Kết lụân:
Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
Cơ chế:
+ Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn, cơ chân lông co lại giảm sự toả nhiệt( run sinh ra nhiệt)
+ Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3: HS biết cách phòng chống nóng lạnh trên cơ sở khoa học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
? Chế độ ăn uống mùa đông và mùa hè khác nhau như thế nào
? Chúng ta phải làm gì để chống nóng và chống rét.
? Vì sao rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng và chống rét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_8_ca_nam.doc