Giáo án Sinh học 8 - Vệ sinh hô hấp

1. Kiến thức:

- HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).

- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạch và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu tác hại của thuốc lá.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4492Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Vệ sinh hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : 12 
Tieát :23
Ngaøy soaïn: 6.11.2012 
 Tieát 23 – Baøi 22
VỆ SINH HÔ HẤP
I. MUÏC TIEÂU:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạch và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu tác hại của thuốc lá.
 2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp.
- Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUAÅN BÒ:
- Một số hình ảnh về ô nhiểm không khí và tác hại.
- Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt là hệ hô hấp.
- Học sinh đọc trước bài ở nhà.
III. TIEÁN TRÌNH BAØI GIAÛNG:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
Câu hỏi: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào được thực hiện như thế nào?
3. Giảng bài mới: 
Hô hấp có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Môi trường không khí bị ô nhiễm dẫn đến một số bệnh về đường hô hấp. Kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết?...........Vậy nguyên nhân nào gây ra hậu quả đó và làm thế nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoaït ñoäng 1: (19 phuùt) 
Xây dựng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
*Mục tiêu	- Học sinh chỉ ra được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
	- Nêu biện pháp bảo vệ tránh tác nhân gây hại.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
GV nêu câu hỏi: Có những tác nhân nào gây hại cho hoạt động hô hấp?
GV: Chiếu hình một số tác nhân gây hại đến hoạt động hô hấp.
GV: Khái quát theo các tác nhân chính: Bụi, các khí độc, các chất độc hại, các vi sinh vật gây hại.
GV: Chiếu hình yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: Nguyên nhân nào gây ra bụi. Tác hại của bụi?
 .
GV: Các khí độc, chất độc hại thải ra môi trường có nguồn gốc từ đâu? Tác hại của khí độc, chất độc?
GV: Vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp có nguồn gốc từ đâu? Tác hại của vi sinh vật gây bệnh?
GV: Liên hệ vi khuẩn lao, virus cúm.Vi khuẩn lao lây qua đường không khí, chúng ta không nên khạc nhỗ bừa bãi tránh lây bệnh cho người lành. 
GV: Chúng ta đều biết môi trường sống xung quanh chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm. Vậy môi trường bị ô nhiễm do các hoạt động nào?
GV: Khi môi trường không khí bị ô nhiễm thì nó gây tác hại như thế nào đến hệ hô hấp của con người và động vật? 
GV: Để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ hệ hô hấp chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
GV: Các em hãy nêu tác dụng của các biện pháp vừa kể trên?
GV chú ý ở câu hỏi trên học sinh có thể đề ra rất nhiều biện pháp nhưng GV cần chốt lại 3 vấn đề:
 + Bảo vệ môi trường chung.
 + Môi trường làm việc.
 + Bảo vệ chính bản thân.
GV: Em đã là gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp ?
GDMT: Bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào không khí.
 NL: Cần sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lí hiệu quả không lãng phí để tránh gây ô nhiểm môi trường.
HS: Các tác nhân gây hại là: bụi, nitơ ôxit, lưu huỳnh điôxit, cacbon ôxit, các chất độc hại, các vi sinh vật gây bệnh.
HS: Quan sát, trả lời.
HS: Do núi lửa, lốc xoáy, khai thác đá, xe lưu thông trên đường,
HS: Bụi quá nhiều > 100000 hạt / ml, cm3 không khí làm mất khả năng lọc sạch của đường dẫn khí gây bệnh bụi phổi.
HS: Các khí độc, chất độc có trong khí thải xe ô tô, khí thải trong công nghiệp, khí thải trong sinh hoạt, khói thuốc lá,
- Khí độc gây viêm, sưng lớp niêm mạc, khí CO chiếm chỗ của ôxi trong máu giảm hiệu quả hô hấp gây chết.
- Chất độc nicôtin làm giảm hiệu quả lọc sạch không khí gây ung thư phổi. 
HS: Các vi sinh vật có trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh gây bệnh viêm đường dẫn khí và phổi làm tổn thương hệ hô hấp có thể gây chết.
HS: Môi trường bị ô nhiễm do các hoạt động:
+ Hoạt động của thiên nhiên: cơn lốc, núi lửa phun,...
+ Hoạt động do con người: khai thác than, khai thác đá, khí thải của các động cơ sử dụng than, dầu, khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp,
HS: gây bệnh bụi phổi, ung thư phổi, có thể gây chết,.
HS: - Trồng nhiều cây xanh ở 2 bên đường.
 - Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh.
 - Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
 - Không hút thuốc lá, vận động mọi người bỏ thuốc lá.
HS: - Điều hoà thành phần không khí, hạn chế ô nhiễm không khí từ khói bụi.
 - Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
 - Hạn chế ô nhiễm từ các chất độc hại.
HS: Không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi... Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia.
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, chất khí độc, các chất độc, vi sinh vật... gây nên các bệnh: lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi...
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân gây hại:
 + Trồng nhiều cây xanh góp phần điều hòa không khí.
 + Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và những nơi có nhiều bụi nhằm hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.
 + Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
 + Không hút thuốc lá, vận động mọi người bỏ thuốc lá.
* Hoaït ñoäng 2: (17 phuùt) 
Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh.
* Muïc tieâu:	- HS chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ.
	- Xây dựng cho mình phương pháp luyện tập phù hợp có hiệu quả.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
GV: Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. 
 - Dung tích sống = Dung tích phổi – Dung tích khí cặn.
 - Dung tích phổi = Dung tích lồng ngực (Phụ thuộc khung xương sườn).
 Câu 1: Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích phổi (dung tích sống) lí tưởng ?
 Câu 2: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? 
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
GV lưu ý: có rất nhiều ý kiến khác nhau của HS sau khi trao đổi, GV phải tổng hợp thành nhóm kiến thức.
GV Bổ sung thêm cho HS:
 + Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn.
 + Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực.
 + Dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của 
khung xương sườn.
 + Ở độ tuổi phát triển tập luyện thì khung xương sườn nở rộng, sau tuổi đó thì không phát triển nữa.
GV: Chiếu ví dụ: 
 * Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí.
 - Khí lưu thông trong 1 phút: 400ml x 18 = 7200ml
 - Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml
 - Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 2700 = 4500ml
 * Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/ phút, mỗi phút hít vào 600ml.
 - Khí lưu thông trong 1 phút: 600ml x 12 = 7200ml
 - Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml
 - Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 1800 = 5400ml.
 KL: Khi thở sâu và giảm nhịp trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.
GV: Vậy chúng ta cần đề ra biện pháp gì tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
GV: Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV: Lưu ý luyện tập thể dục thể thao phải vừa sức, phải tập từ từ.
HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến .
- Cử đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác theo dỗi bổ sung.
 + Yêu cầu:
 - Tập thường xuyên từ nhỏ tăng thể tích lồng ngực.
 - Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
HS: Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
HS: Phụ thuộc vào giới tính, tình trạng sức khoẻ.
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh.
Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé, sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh. 
4. Củng cố: (4 phút).
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt HS hoàn thành bản đồ tư duy:
1. Qua bài vệ sinh hô hấp em đã tìm hiểu những nội dung gì?
2. Nêu các tác nhân chủ yếu gây hại đến hệ hô hấp.
3. Để bảo vệ hệ hô hấp chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
4. Để có hệ hô hấp khỏe mạnh chúng ta cần luyện tập như thế nào?
Lựa chọn đáp áp đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hô hấp đúng cách, làm tăng hiệu quả hô hấp là cách hô hấp nào?
	A. Hít vào ngắn hơn thở ra.
	B. Thở qua mũi, thở sâu và giảm nhịp thở.
	C. Thở qua miệng, tăng nhịp thở.
	D. Hai câu A, B đúng.
Câu 2. Các bệnh nào dễ lây qua đờng hô hấp:
	A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi.
	B. Bệnh cúm, bệnh ho gà.
	C. Bệnh thơng hàn, thổ tả kiết lị, bệnh về giun sán.
	D. Hai câu A, B đúng.
(Đáp án: Câu 1: B; Câu 2: D).
5. Dặn dò: (1 phút).
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3,4 tr.73 SGK.
- Đọc “Mục em có biết”.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo.
- Mỗi nhóm mang một chiếu, một gối bơng cá nhân, gạc (cứu thương).
 Người soạn
 Võ Hồng Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Ve_sinh_ho_hap.doc