Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim.
- Nêu được cơ chế tác động của enzim
- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim
- Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm việc độc lập với SGK (đọc và phân tích tài liệu SGK).
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, phân tích nhận xét kênh hình, đồ thị.
- Biết cách giải thích hiện tượng dựa trên kết quả quan sát được và trong thực tiễn.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập và tích cực chủ động trong các hoạt động của giờ học.
- Yêu thích bài học cũng như môn học và có hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu những ứng dụng của enzim trong thực tiễn đời sống.
- Có ý thức trong vấn đề bảo vệ, nâng cao sức khỏe thông qua chế độ ăn uống khoa học hợp lí (đa dạng các loại thực phẩm và tăng cường rau xanh, hoa quả tươi) giúp kiến tạo và tăng cường hoạt tính của enzim để tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất trong TB, cơ thể.
- Có thái độ đúng đắn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Từ đó có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống một cách bền vững.
GIÁO ÁN SỐ 1 Thời gian soạn: 06/8/2017 Tên chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Thời gian thực hiện: Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim. - Nêu được cơ chế tác động của enzim - Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim - Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm việc độc lập với SGK (đọc và phân tích tài liệu SGK). - Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, phân tích nhận xét kênh hình, đồ thị. - Biết cách giải thích hiện tượng dựa trên kết quả quan sát được và trong thực tiễn. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập và tích cực chủ động trong các hoạt động của giờ học. - Yêu thích bài học cũng như môn học và có hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu những ứng dụng của enzim trong thực tiễn đời sống. - Có ý thức trong vấn đề bảo vệ, nâng cao sức khỏe thông qua chế độ ăn uống khoa học hợp lí (đa dạng các loại thực phẩm và tăng cường rau xanh, hoa quả tươi) giúp kiến tạo và tăng cường hoạt tính của enzim để tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất trong TB, cơ thể. - Có thái độ đúng đắn trong vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Từ đó có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống một cách bền vững. II. Đồ dùng và phương tiện dạy học: Đồ dùng: Phiếu học tập; nam châm dính; thước.... Phương tiện dạy học: - Máy tính. - Máy chiếu. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) CH1: ATP là gì? Trình bày cấu trúc hoá học và chức năng của ATP. CH2: Đồng hóa, dị hóa là gì? Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất. 3. Bài mới 3.1. Dẫn nhập (2 phút) HĐ của GV HĐ của HS - GV gợi mở, tạo tâm thế tích cực của HS bằng việc dẫn dắt và đưa CH có vấn đề: H: Tại sao cơ thể người chỉ tiêu hóa được tinh bột mà không tiêu hóa được xenlulose? - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS thảo luận nhóm trả lời CH 3.2. Nội dung bài học (38 phút) Hoạt động dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS - GV đưa ra thí nghiệm: HCl Tinh bột Đường 100o C, 1h Amilaza Tinh bột Đường 37oC, vài phút - GV phân tích TN và đưa ra CH phát vấn: H: Cho biết HCl và Amilaza có vai trò gì trong TN trên? H: So sánh sự khác nhau giữa 2 chất xúc tác về: bản chất, tên phản ứng, điều kiện phản ứng? - GV tổ cho HS hội ý theo nhóm đôi trả lời CH sau: H: Vậy enzim là gì? Kể tên 1 số loại enzim mà em biết? - GV gọi đại diện các nhóm lên trả lời và nhận xét. - GV nhận xét và chính xác hóa khái niệm. - HS theo dõi TN - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS làm việc theo nhóm, hội ý đưa ra câu trả lời - Đại diện các nhóm lên trả lời và nhận xét bổ sung. - HS rút ra khái niệm và ghi chép I. Enzim 1. Khái niệm: - Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein do cơ thể sống tiết ra. - GV trình chiếu hình ảnh mô tả cấu trúc của enzim rồi đưa ra CH cho HS thảo luận: H: Enzim được phân thành những loại nào? Cho biết thành phần hóa học của mỗi loại? - GV tổ chức cho HS và trả lời CH theo nhóm. - GV nhận xét, giải thích và rút ra kết luận. - GV tiếp tục trình chiếu hình ảnh động về hoạt động của Ez rồi đặt CH: H: Xác định cơ chất nào có thể khớp với Ez nào? H: Cho biết cơ chất là gì? H: Phân tử enzim có cấu trúc ko gian đặc biệt có tên gọi là gì và nó đóng vai trò gì? H: Em có nhận xét gì về cấu hình của trung tâm hoạt động (TTHĐ) của enzim và của cơ chất? H: Em có thể rút ra kết luận gì về sự tác động của Ez với cơ chất? ( GV gọi HS trả lời, sau đó nhận xét, bổ sung và “chốt” KT cho từng CH) - HS quan sát hình ảnh, tiến hành thảo luận đưa ra câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời CH. - HS nghe và ghi chép. - HS tiếp tục quan sát, hội ý đưa ra câu trả lời rồi ghi nhớ kiến thức chính. 2. Cấu trúc. -Enzim gồm 2 loại: + Ez 1 thành phần: chỉ gồm Pro. + Ez 2 thành phần: Gồm Pro kết hợp với chất khác. - Trong phân tử Ez có vùng cấu trúc ko gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là TTHĐ - Cấu hình ko gian TTHĐ của Ez tương thích với cấu hình ko gian của cơ chất. - Mỗi Ez chỉ tác động lên 1 loại cơ chất nhất định. - GV yêu cầu HS quan sát H14.1 SGK kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận nhóm trả lời CH sau: H: Hãy mô tả cơ chế tác động của Ez theo trình tự các bước ? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trả lời rồi nhận xét và giải thích cơ chế. - GV đưa ra kí hiệu, y/c HS tóm tắt cơ chế bằng sơ đồ. H: Hãy tóm tắt cơ chế tác động của Ez bằng sơ đồ theo kí hiệu? H: Em có nhận xét gì về cấu trúc của Ez trước và sau phản ứng? - HS q/s hình, n/c thông tin SGK, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời CH, nhận xét và rút ra KT. - HS lên bảng viết sơ đồ tóm tắt. - HS q/s H14.1 SGK , suy nghĩ và trả lời CH. 3. Cơ chế tác động: - Cơ chế tác động của Ez diễn ra theo trình tự sau: + Ez liên kết với cơ chất tại TTHĐ tạo nên phức hệ Ez – cơ chất. + Ez tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm và giải phóng Ez. - Ez không bị biến đổi sau phản ứng. - GV đặt CH: H: Cho biết hoạt tính của Ez được xác định ntn? H: Kể tên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của Ez? H: Cho biết từng yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt tính của Ez ntn? (GV y/c HS trả lời CH này theo nhóm vào phiếu HT có sẵn theo phân công). - GV tổ chức cho HS trả lời CH, nhận xét, phân tích bổ sung. - HS làm việc độc lập và theo nhóm, hoàn thành lần lượt các CH. - HS trả lời CH rồi tự rút ra và ghi nhớ KT. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. - Nhiệt độ: Mỗi Ez có 1 nhiệt độ tối ưu, tại đó Ez có hoạt tính tối đa. - Độ pH: Mỗi Ez có 1 độ pH thích hợp. - Nồng độ cơ chất: Lượng Ez xác định, khi tăng lượng cơ chất thì lúc đầu hoạt tính Ez tăng sau đó ko tăng. - Nồng độ Ez: Lượng cơ chất xác định, khi tăng nồng độ Ez thì hoạt tính Ez tăng cho đến 1 ngưỡng nhất định thì ko tăng nữa. - Chất ức chế ức chế sự hoạt động của Ez. Chất hoạt hóa làm tăng hoạt tính của Ez. - GV tiếp tục đưa ra TN2 rồi đặt CH: Fe 2H2O2 2H2O + O2 300 năm Catalaza 2H2O2 2H2O + O2 1 giây H: Qua TN1 & TN2, cho biết hoạt động sống của cơ thể sẽ ntn nếu ko có Ez Catalaza? H: Vậy Ez có vai trò gì trong CHVC? - GV phân tích và giải thích thêm về vai trò của Ez. - GV tiếp tục đặt CH: H: Tế bào (TB) điều chỉnh quá trình CHVC để thích ứng với MT ngoài bằng cách nào? - GV: 1 trong những kiểu điều hòa phổ biến trong TB đó là ức chế ngược. - GV cho HS quan sát sơ đồ H14.2 SGK rồi phát vấn: H: Khi chất P bị dư thừa, để dừng quá trình tổng hợp ra P thì TB điều chỉnh bằng cách nào? Nêu cụ thể cách đó? H: Vậy thế nào là ức chế ngược? - GV nhận xét, phân tích bổ sung và “chốt” KT. - GV tiếp tục cho HS q/s sơ đồ mô tả con đường chuyển hóa giả định rồi đặt CH cho HS thảo luận: H: Nếu chất G và F dư thừa trong TB thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường? Giải thích và dự đoán hậu quả? - GV nhận xét, giải thích và liên hệ thực tiễn về 1 số bệnh lí rối loạn chuyển hóa ở người (bệnh Pheeninketo niệu; bệnh đần độn...) và ứng dụng của Ez trong thực tiễn. - HS theo dõi TN, suy nghĩ trả lời CH và tự rút ra KT. - HS thảo luận đưa ra câu TL. - HS quan sát, thảo luận trả lời CH rồi rút ra kết luận và ghi nhớ KT. - HS tiếp tục quan sát, hội ý nhóm đưa ra câu trả lời. - HS nghe và đưa ra các câu hỏi thực tiễn liên quan (nếu có). II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (CHVC). - Làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa giúp duy trì các hoạt động sống. * TB có thể tự điều chỉnh quá trình CHVC bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các Ez thông qua chất ức chế và chất hoạt hóa. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt Ez xúc tác cho phản ứng đầu của con đường chuyển hóa. 4. Củng cố (2 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đưa ra CH nhằm củng cố KT: H: Vì sao khi bị nhiễm các chất độc như Xyalua, parathion, DDT... lại nguy hiểm đến tính mạng? H: Tại sao nhiều người (đặc biệt là người già) lại ko uống được sữa?.... GV nhận xét và giải đáp. - GV tóm tắt ND chính của bài học. - HS hội ý nhóm đưa ra câu trả lời cho từng CH. 5. Hướng dẫn tự học (1 phút) - GV nêu những yêu cầu về tự học và chuẩn bị cho tiết học sau. Ngày 05 tháng 8 năm 2017 Giáo viên Tống Thị Hoạt
Tài liệu đính kèm: