Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Chương II: PHÂN BÀO

Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ khái niệm chu kì tế bào

 - Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào

 - Trình bày được diễn biến các kì của nguyên phân phù hợp với từng giai đoạn.

 - So sánh được sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật

 - Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình phân bào sẽ để lại hậu quả gì

 - Phân tích được ý nghĩa của quá trình nguyên phân trong lí luận và trong thực tiễn.

 2. Kỹ năng:

 - Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp qua việc quan sát hình vẽ, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận để rút ra kiến thức

 - Phát triển kĩ năng khái quát hóa thông qua việc thiết lập sơ đồ khái niệm, phân tích để thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc, vật chất của các hiện tượng sống

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Giáo án

 - Tranh hình 18.1 chu kì tế bào; 18.2 Nguyên phân ở TBĐV, video miêu tả quá trình

docx 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 10 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:10 cơ bản
Tiết dạy:	
Chương II: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ khái niệm chu kì tế bào
 - Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào
 - Trình bày được diễn biến các kì của nguyên phân phù hợp với từng giai đoạn.
 - So sánh được sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật
 - Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình phân bào sẽ để lại hậu quả gì
 - Phân tích được ý nghĩa của quá trình nguyên phân trong lí luận và trong thực tiễn.
 2. Kỹ năng:
 - Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp qua việc quan sát hình vẽ, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận để rút ra kiến thức
 - Phát triển kĩ năng khái quát hóa thông qua việc thiết lập sơ đồ khái niệm, phân tích để thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào
 3. Thái độ:	
 - Bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc, vật chất của các hiện tượng sống
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Giáo án
 - Tranh hình 18.1 chu kì tế bào; 18.2 Nguyên phân ở TBĐV, video miêu tả quá trình nguyên phân
 PHT : “ Tìm hiểu các kì của quá trình phân chia nhân”
Các kì
Diễn biến
Kì đầu
(slide 6)
- Các NST dần co xoắn.
- Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Thoi phân bào xuất hiện.
Kì giữa
(slide 7)
- Các NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Thoi phân bào đính vào 2 phía NST tại tâm động.
Kì sau
(slide 8)
- Từng NST kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tê bào.
Kì cuối
(slide 9)
- Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện.
- NST dãn xoắn.
2. Học sinh:
 - Xem lại quá trình nguyên phân (lớp 9), xem trước bài 18 (lớp 10)
III.Tiến trình tiết dạy:
 1.Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới:
Các em đã từng nghe qua việc nhân giống vô tính bằng biện pháp nuôi cấy mô, vậy cơ chế của việc nuôi cấy mô này là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân để trả lời cho câu hỏi trên.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10p
20p
15p
HĐ1:Tìm hiểu chu kì tế bào
 PP NC SGK và vấn đáp gợi mở.
-Chu kì là gì?
- GV mở hình 18.1 CKTB và giới thiệu đây là CKTB.( slide 2)Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Hãy liệt kê các giai đoạn của chu kì TB?
+ Liệt kê các pha của kì trung gian? 
- Qua việc QS hình 18.1 các em hãy cho biết ý nghĩa của chiều mũi tên.
- Từ các kiến thức vừa trả lời trên các em hãy rút ra khái niệm CKTB?
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Chu kì tế bào bao kì trung gian và quá trình NP. Đầu tiên tìm hiểu kì trung gian
-Kì trung gian gồm những pha nào?
- Nêu đặc điểm các pha của kì trung gian?
(slide 3)
- Vai trò của kì trung gian trong CKTB? (slide 4)
-Thời gian xảy ra kì trung gian so với nguyên phân?
Ví dụ: ở người thời gian của chu kì phân bào là 24 giờ. Kì trung gian : 23 giờ.
Quá trình nguyên phân: 1 giờ
- QTNP là hình thức phân chia phổ biến ở sv nhân thực gồm 2 gđ:phân chia nhân và phân chia TBC.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 72, 73, 74 và quan sát hình18.2 (slide 5)
-Quá trình phân chia nhân được chia thành những kì nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành PHT “Tìm hiểu về các kì của quá trình phân chia nhân”.
- Kết thúc kỳ TG thì NST tồn tại ở trạng thái gì?
Kì đầu: (slide 6)
- Tại sao ở kì đầu NST nhân đôi nhưng vẫn dính nhau ở tâm động?
Kì giữa: (slide 7)
-Tại sao ở kì giữa NST laị co xoắn cực đại?
Kì sau: (slide8)
Kì cuối: (slide 90)
- Tại sao ở kì cuối NST dãn xoắn?
- Trung tử có vai trò gì?
- Thực chất của quá trình phân chia nhân là gì?
- Kếtquả của QTNP là gì? (slide 10) 
* Phân chia tế bào chất
-Yêu cầu HS NC SGK và trả lời câu hỏi: (slide 11)
- Nêu sự phân chia TBC ở TBTV và TBĐV? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
- Phân chia TBC diễn ra ở kì nào?
Khái quát công thức tính số lượng TB sau n lần phân chia.
QTNP từ 1TB ban đầu qua lần NP thứ nhất tạo mấy Tb con?
-2TB con này qua lần NP thứ 2 tạo ra 4TB con,4TB con qua lần NP thứ 3 tạo 8Tb con,....và các Tb này giống nhau và giống TB ban đầu.
- Vậy qua n lần NP từ 1 Tb ban đầu tạo ra bao nhiêu TB ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh trang 14 trong SGK.
Các gđ của QT NP và biểu diễn mối liên hệ của các giai đoạn bằng sơ đồ.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều hòa chu kì TB
PP thuyết trình+ vấn đáp gợi mở
- Yêu cầu HS NC SGK trang 72 trả lời cho câu hỏi:
Khi nào thì Tb phân chia? 
- Chu kì Tb được điều khiển như thế nào? 
- Nếu cơ chế này bị trục trặc thì xảy ra hậu quả gì?
-Yêu cầu Hs đọc mục em có biết trang 75(slide 12)
- Thế nào là SV nhân thực đơn bào?
- Nguyên phân sẽ tạo ra các TB con giống TB mẹ. Vậy ở SV nhân thực đơn bào tạo ra sản phẩm gì?
- Những cơ thể mới tại ra có bộ NST như thế nào?
- ý nghĩa của NP đối với SV nhân chuẩn đơn bào?
- Nhận xét và khái quát lại
- SV nhân thực đa bào là gì?
- Từ một em bé sau một thời gian sẽ phát triển thành người trưởng thành.Trong trường hợp này NP có ý nghĩa gì? (slide 14)
-TB sinh ra sau một thời gian tồn tại sẽ già và chết đi.Các TB con được sinh ra để làm gì?
- Các vết thương sau một thời gian sẽ lành lại, vậy NP có ý nghĩa gì?
+ Ghép thay thế các cơ quan của cơ thể như tay, chân, ati, da,...
+ Nuôi cấy mô để nhân nhanh giống cây trồng
- Dựa vào những ví dụ trên, em nào cho có thể cho cô biết ý nghĩa thực tiễn của NP là gì? Lần lượt trên các lĩnh vực
+ Trồng trọt
+ Tạo giống
+ Y học
2n
-Là có sự lặp đi lặp lại
- HS đọc thông tin trang 71 SGK và quan sát hình 18.1 trả lời
- CKTB có 2 gđ:kì trung gian và QTNP
- Kì TG có 3 pha:pha G1, pha S, pha G2
- Mũi tên cho biết các gđ của CKTB diễn ra theo trình tự nhất định
- Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
- Pha G1,pha S, pha G2.
+ Pha G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.
+ Pha S: Nhân đôi ADN và NST.Mỗi NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
+ Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào
- Kì TG chuẩn bị cơ sở vật chất để đi vào QTNP
-Chiếm phần lớn thời gian của CKTB.
-kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- trạng thái kép 
-Vì:giúp phân chia vật chất đồng đều cho TB con
- Vì:NST dễ dàng phân li về 2 cực TB mà không bị rối.
- Để chuẩn bị bước vào cho QT phân chia tiếp theo
- Để hình thành thoi vô sắc để dễ vận chuyển
- Phân chia nhân thực chất là phân chia vật chất di truyền 
- Từ 1TB mẹ tạo ra 2 Tb con có bộ NST giống nhau và giống hệt TB mẹ.
- Ở TBĐV: Màng tế bào co thắt ở vị trí mặt phẳng xích đạo từ ngoài vào trong chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Ở TBTV: Hình thành vách ngăn từ trung tâm và phát triển ra 2 phía đến vách tế bào.
-có sự khác nhau đó là do: cấu tạo màng TBTV còn có thành xenluloz
- Đầu kì cuối
- 2
- 2n
- Do NST được nhân đôi sau đó phân li đồng đều
- TB chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài củng như bên trong cơ thể
- Sự điều hòa CKTB diễn ra nhờ 1 hệ thống rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh học chỉ mới biết được phần nào ở cấp độ phân tử.
- Nếu QT điều hòa CKTB bị trục trặc thì cơ thể có thể sẽ bị lâm bệnh
HS đứng dậy đọc, các HS còn lại theo dõi
- là SV có cấu tạo cở thể chỉ có một TB và đã có nhân hoàn chỉnh.
- Tạo ra cơ thể mới
- Có bộ NST không đổi, giống với bộ NST của cơ thể mẹ.
- Tạo ra cơ thể mới, là cơ chế sinh sản.
- là SV có cấu tạo cơ thể từ 2 TB trở lên
- Làm cho cơ thể lớn lên
- Thay thế Tb đã chết
- Khôi phục những phần bị tổn thương.
- chiêc, ghép, tách cành.
- Nuôi cấy mô
- Ghép tạng
I. Chu kì tế bào:
1. Khái niệm:
- Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
2. Các giai đoạn của CKTB.
a. Kì trung gian:
+ Pha G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.
+ Pha S: Nhân đôi ADN và NST.Mỗi NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
+ Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào
- Kì TG chuẩn bị cơ sở vật chất cho QTNP,chiếm phần lớn thời gian của CKTB.
b. Quá trình nguyên phân:
- Phân chia nhân
- PHT 
- Phân chia nhân thực chất là phân chia vật chất di truyền 
-Kết quả của QTNP:
 Từ 1TB mẹ tạo ra 2 Tb con có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ.
- Phân chia tế bào chất
- Ở TBĐV: Màng tế bào co thắt ở vị trí mặt phẳng xích đạo từ ngoài vào trong chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Ở TBTV: Hình thành vách ngăn từ trung tâm và phát triển ra 2 phía đến vách tế bào.
-Phân chia TBC diễn ra ở kì đầu kì cuối
- Qua n lần NP từ 1 Tb ban đầu tạo ra 2n TB
II.Điều hòa chu kì tế bào.
- TB chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài củng như bên trong cơ thể
- Chu kỳ tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
- Nếu như cơ chế điều hòa CKTB bị hư hỏng hay trục trặc có thể cơ thể bị lâm bệnh
III.Ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
1.Ý nghĩa sinh học
a. Đối với sinh vật nhân thực đơn bào
-NP là cơ chế sinh sản đồng thời là cơ chế ổn định bộ NST của loài.
b.Đối với SV nhân thực đa bào
- giúp cơ thể lớn lên
- Thay thế TB già cõi
- Giúp tái sinh những mô và cơ quan bị tổn thương.
- Về mặt sinh sản di truyền.
- đối với SV SSVT: tạo ra cá thể con có kiểu gen giống với cá thể mẹ
- đối với SSHT là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ qua quá trình phát sinh cá thể
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trồng trọt: giâm, chiếc, ghép cành,...
- Tạo giống: nuôi cấy mô, nhân giống vô tính.
- Y học: thay thế, tái sinh các mô, cơ quan.
4.Củng cố:
Người ta nuôi cấy một VK Ecoli trong môi trường thích hợp. Hỏi
-Số lần phân bào sau 2 giờ?
-Số VK Ecoli sau 3 giờ?
Biết chu kì tế bào của VK Ecoli là 20 phút
Hướng dẫn học ở nhà:
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ, phiếu học tập và nội dung bài học vào vở.
 - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK và đọc mục “Em có biết?”
 - Tìm hiểu những ví dụ về NP, những ứng dụng thực tiễn của NP
 - Chuẩn bị bài 19 theo bảng sau:
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 18 Chu ki te bao va qua trinh nguyen phan_12249328.docx