Chủ đề: CÁC BỆNH VÀ HỘI CHỨNG DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Ngày soạn: 19/11/2017
Tiết: 25
A. Nội dung bài học
1. Mô tả chủ đề
Phần năm: Di truyền học
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5,6: Đột biến NST
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 21: Di truyền y học
2. Mạch kiến thức
- Cơ chế, hậu quả của các loại đột biến gen, đột biến NST ảnh hưởng đến con người.
- Cơ chế di truyền các bệnh liên quan đến giới tính.
- Cơ chế phát sinh các bệnh di truyền và các hội chứng di truyền liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
+ Khái niệm bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư.
+ Ví dụ, nguyên nhân, cơ chế, đặc điểm của các bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư.
- Ứng dụng trong đời sống: Trên cơ sở những hiểu biết nguyên nhân, cơ chế pháp sinh các loại bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư từ đó đưa ra giải pháp phòng tránh cũng như cách chữa trị có hiệu quả các bệnh di truyền ở người.
Chủ đề: CÁC BỆNH VÀ HỘI CHỨNG DI TRUYỀN Ở NGƯỜI. Ngày soạn: 19/11/2017 Tiết: 25 Nội dung bài học 1. Mô tả chủ đề Phần năm: Di truyền học Bài 4: Đột biến gen Bài 5,6: Đột biến NST Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Bài 21: Di truyền y học 2. Mạch kiến thức - Cơ chế, hậu quả của các loại đột biến gen, đột biến NST ảnh hưởng đến con người. - Cơ chế di truyền các bệnh liên quan đến giới tính. - Cơ chế phát sinh các bệnh di truyền và các hội chứng di truyền liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. + Khái niệm bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư. + Ví dụ, nguyên nhân, cơ chế, đặc điểm của các bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư. - Ứng dụng trong đời sống: Trên cơ sở những hiểu biết nguyên nhân, cơ chế pháp sinh các loại bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư từ đó đưa ra giải pháp phòng tránh cũng như cách chữa trị có hiệu quả các bệnh di truyền ở người. B. Tiến trình dạy học I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Bệnh di truyền và hội chứng di truyền ở người phát sinh như thế nào? Chúng đã để lại hậu quả gì cho con người, liệu có chữa trị được không? Phân tích cơ chế phát sinh các bệnh di truyền và các hội chứng di truyền liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. Nêu ví dụ các bệnh và các hội chứng di truyền phổ biến trong xã hội. Đưa ra cách phòng tránh và chữa các bệnh di truyền ở người. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, giải thích, so sánh. Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình trong bài học. 3. Thái độ: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai di truyền của con người. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Các bệnh phêninkêtô niệu, hội chứng đao và ung thư. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học: Hs xác định được mục tiêu bài học: nêu được một số khái niệm các loại bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực giải quyết vấn đề: giải thích một số bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua thuyết trình cơ chế các loại bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực hợp tác: hợp tác, thảo luận cập đôi, nhóm. + Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: khai thác thông tin internet để tìm các bệnh liên quan đến đột biến phân tử, tế bào. + Năng lực tính toán: thống kê các bệnh, hội chứng di truyền ở người. - Năng lực chuyên biệt: + Năng thực quan sát: hình ảnh về các loài bệnh. + Năng lực xác định mối liên hệ: từ nguyên nhân gây bệnh dẫn đến hình thành các bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực xử lý thông tin: thông qua thu thấp thông tin đưa ra giải pháp phòng, chữa bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực định nghĩa: phát biểu định nghĩa các loại bệnh, hội chứng di truyền ở người. + Năng lực tư duy: Đưa ra giải pháp phòng, chữa bệnh có hiệu quả. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ, phiếu học tập..., máy chiếu, máy tính, tài liệu, ảnh trên mạng liên quan đến bệnh di truyền phân tử, các hội chứng bệnh liên quan đến NST, ung thư. 2. Chuẩn bị của HS: sách giáo khoa, ôn tập lại kiến thức bài 4, 5, 6, 12, 21 sinh học 12 ban cơ bản, sưu tầm hình ảnh liên quan đến bài học, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà theo sự phân công công việc của giáo viên. 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các bệnh và hội chứng di truyền ở người - Nêu khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa các bệnh di truyền ở người. - Hiểu sâu sắc cơ chế di truyền bệnh, hội chứng di truyền học ở người. - Ứng dụng những hiểu biết về di truyền ở người vào y học và đời sống - Ứng dụng những hiểu biết về di truyền ở người vào y học và đời sống 4. Hệ thống câu hỏi a. Nhóm câu hỏi nhận biết Câu 1: Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện A. mất trí. B. tiểu đường. C. máu khó đông. D. mù màu. Câu 2: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Tam X. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Thiếu máu hình liềm. Câu 3: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 4: Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử? A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu đỏ-lục. Câu 5: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X. C. Claiphentơ. D.Claiphentơ, Tơcnơ, 3X. Câu 6: Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 7: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 8: Để phòng ngừa ung thư, ta cần: Năng hoạt động. Sử dụng thực phẩm lành mạnh Nói không với thuốc lá. Khám định kì. Ít hoạt động. Xử dụng nguồn nước mưa để uống. Chọn phương án đúng A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,5. C. 1,2,3,4,6. D. 2,3,4,5,6. b. Nhóm câu hỏi thông hiểu Câu 1: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử. B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử. C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử. D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. Câu 2: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền. Câu 3: Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ? A. Phát hiện gen nằm trên NST thường. B. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X. C. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y. D. Phát hiện đột biến cấu trúc NST. Câu 4: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là A. ung thư. B. bướu độc. C. tế bào độc. D. tế bào hoại tử. Câu 5: Hội chứng nào sau đây do bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 45 nhiễm sắc thể? A. Klinefelter. B. Turner. C. Down. D. Siêu nữ. c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMXm thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là: A. 25% B. 12,5% C. 6,25% D. 50% Câu 2: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8. Câu 3: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con? A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Khảo sát sự di truyền về một bệnh (viết tắt là H) ở người qua 3 thế hệ như sau: Xác suất để người III2 mang gen gây bệnh H là: A. 0,5 B. 0,667 C. 0,25 D. 0,75 Câu 2. Theo các em con người có chịu sự chi phối của các quy luật di truyền chung của sinh giới không? Cho VD ? (tính trạng màu mắt tuân theo quy luật trội lặn hoàn toàn, tính trạng nhóm máu tuân theo quy luật đồng trội, giới tính của người tuân theo quy luật giới tính, bệnh mù màu do gen lặn trên NST giới tính X chi phối tuân tuân theo quy luật di truyền liên kết với giới tính, bệnh gây ra ở hồng cầu tuân theo quy luật gen đa hiệu,). Con người có chịu sự chi phối của các quy luật biến di không ? Cho VD ? (bệnh máu không đông, bệnh đao, hội chứng Claiphentơ,). Câu 3. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, vốn gen của loài người? III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP * Kiểm tra bài cũ A. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về một số bệnh, hội chứng di truyền ở người. (7 phút) Tình huống xuất phát (mở đầu): Kể chuyện dị tật chi ở con người. (1) Mục tiêu: Học sinh nhận thức được sơ bộ các bệnh, hội chứng di truyền ở người; phát huy năng lực hoạt động nhóm, năng lực quan sát, ý thức tự học, tự tìm tòi. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh (5) Sản phẩm: Học sinh biết, hiểu, kể tên và phân biệt được các bệnh, hội chứng di truyền ở người với các bệnh không di truyền ở người. Nội dung: GV chiếu hình ảnh và thuyết trình về các hiện tượng người bị di tật các chi (từ 2 mẹ con người Trung Quốc, đến cháu bé ở Đà Nẵng, một học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chiếu hình ảnh về các hiện tượng người bị di tật các chi. - Yêu cầu học sinh hãy kể tên một số bệnh và hội chứng di truyền ở người - Chiếu hình ảnh về một số bệnh, hội chứng di truyền ở người sau đó yêu cầu học sinh phân theo các nhóm bệnh (bệnh do đột biến gen, bệnh do liên quan đến hội chứng NST. Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh. - Quan sát hình ảnh. - Thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày; Nhận xét, đánh giá kết quả giữa các nhóm - Quan sát hình ảnh, sắp xếp các bệnh liên quan đến đột biến gen và các hội chứng liên quan đến đột biến NST Ghi chép kết quả vào vỡ. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về bệnh di truyền phân tử (10 phút) (1) Mục tiêu: Phân tích cơ chế, nguyên nhân, hậu quả, cách chữa trị bệnh phêninkêtô niệu; trình bày khái niệm, nguyên nhân và cơ chế bệnh di truyền phân tử. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật hoạt động nhóm, khăn trải bàn, bàn tay nặn bột, giao nhiệm vụ (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bảng phụ, bút lông, phấn. (5) Sản phẩm: Trình bày vào bảng phụ cơ chế, nguyên nhân, hậu quả, cách chữa trị Bệnh phêninkêtô niệu; Hiểu, trình bày được cơ chế, nguyên nhân bệnh di truyền phân tử. Nội dung: 1 Khái niệm: là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở cấp phân tử. 2 Nguyên nhân: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các ĐB gen gây nên. 3 Cơ chế gây bệnh: Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein, tăng hay giảm số lượng protein hoặc tổng hợp ra protein bị thay đổi chức năng, rối loạn trao đổi chất trong cơ thể -> Gây bệnh Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Học sinh làm việc theo nhóm. - Yêu cầu học sinh thảo luận về Bệnh phêninkêtô niệu. - Trình chiếu yêu cầu: + Cơ chế? + Nguyên nhân? + Hậu quả? + Phương pháp phòng trị bệnh? =>Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh di truyền phân tử? - Yêu cầu HS hoàn thành nội dung vào bảng phụ. - Trình chiếu kết quả. - Họp nhóm, phân tích câu hỏi, nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời vào bảng phụ. - Đính kết quả của nhóm lên bảng chính. - Quan sát, đối chiếu kết quả giữa các nhóm, gv đưa ra. - Kết quả hoạt động của học sinh + Trình bày bảng phụ:cơ chế bệnh phêninkêtô niệu + Trả lời trực tiếp: khái niệm và nguyên nhân cơ chế chết bệnh di truyền phân tử HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về Hội chứng bệnh di truyền liên quan đến NST (7 phút) (1) Mục tiêu: Phân tích cơ chế, đặc điểm, cách chữa trị hội chứng Đạo; phân tích cơ chế hội chứng Tơcnơ, hội chứng Klinefilter; trình bày khái niệm hội chứng bệnh di truyền liên quan đến NST. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật hoạt động nhóm, khăn trải bàn, giao nhiệm vụ (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bảng phụ, bút lông, phấn. (5) Sản phẩm: Trình bày vào bảng phụ cơ chế, đặc điểm, cách chữa trị hội chứng đao; Hiểu, trình bày được hội chứng bệnh di truyền liên quan đến NST. Nội dung: - Bệnh Đao là bệnh do thừa 1 NST số 21 trong tế bào (thể tam nhiễm-thể ba) - Đặc điểm: Người thấp, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, dị tật tim và ống tiêu hóa. - Cách phòng bệnh: Không nên sinh con khi tuổi đã cao. * Khái niệm: Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường được gọi là hội chứng bệnh NST. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung vào bảng phụ. - Yêu cầu HS trình bày cơ chế gây ra hội chứng Tơcnơ, hội chứng Klinefilter; Phân tích cơ chế, đặc điểm, cách chữa trị bệnh đao. => Khái niệm hội chứng bệnh di truyền liên quan đến đột biến NST. - Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, góp ý, bổ sung. - Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - Hội chứng Tơcnơ, - Hội chứng Klinefilter - Họp nhóm, phân tích câu hỏi, nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời vào bảng phụ. - Đính kết quả của nhóm lên bảng chính. - Quan sát, đối chiếu kết quả giữa các nhóm, gv đưa ra. - Kết quả hoạt động của học sinh + Trình bày bảng phụ: cơ chế, đặc điểm cách phòng tránh hội chứng đao. + Trả lời trực tiếp: Khái niệm hội chứng bệnh di truyền liên quan đến NST, - Trình bày cơ chế gây ra hội chứng Tơcnơ, hội chứng Klinefilter. HOẠT ĐỘNG 4. Tìm hiểu về bệnh ung thư (7 phút) (1) Mục tiêu: Trình bày cơ chế, nguyên nhân, hậu quả, cách phòng, chữa trị bệnh ung (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật hoạt động nhóm, khăn trải bàn, giao nhiệm vụ, đóng vai. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu ở nhà theo nhóm, tổ chức thảo luận báo cáo kết quả tại lớp học, học sinh đóng vai báo cáo viên. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh. (5) Sản phẩm: Học sinh thiết kế bài giảng bằng PowerPoint về cơ chế, nguyên nhân, hậu quả, cách phòng, chữa trị bệnh ung và tự thuyết trình sản phẩm của nhóm. Nội dung: Ví dụ: 1. Khái niệm: Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. 2. Nguyên nhân: - Do tiếp xúc các tác nhân đột biến (vật lí, hoá học, virut) à đột biến gen, đột biến NST à tế bào bị đột biến à ung thư. - Do nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào: gen tiền ung thư và gen ức chế khối u. 3. Cơ chế gây ung thư: 4. U ác tính và u lành tính: U lành tính (Bướu lành) U ác tính ( Ung thư) Phát triển chậm. Có vỏ bọc. Không tái phát. - Không di căn. Phát triển nhanh. Không có vỏ bọc. Tái phát. - Di căn. 5. Phòng ngừa: Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp tử lặn về gen đột biến, gây ung thư ở thế hệ sau Bảo vệ môi trường sống Duy trì cuộc sống lành mạnh: Năng hoạt động Sử dụng thực phẩm lành mạnh Nói không với thuốc lá Khám định kì 6. Điều trị: Phẩu thuật Hóa trị liệu Xạ trị liệu Miễn dịch trị liệu Gen liệu pháp Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở gợi câu hỏi sau (câu hỏi này được chuyển giao tuần trước, học sinh tự nghiên cứu ở nhà): + Kể tên các loại bệnh ung thư mà em biết? + Ung thư là gì? Cơ chế phát sinh bệnh ung thư? + Tại sao lại gọi là u lành, u ác? Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư? - Yêu cầu HS hoàn thành nội dung vào phần mềm PowerPoint. - Yêu cầu học sinh trình chiếu, báo cáo kết quả. - Nhận xét, bỗ sung. - Học sinh lên báo cáo sản phẩm mà nhóm thu thập, nghiên cứu được. - Các nhóm, thành viên khác nhận xét, bổ sung. C. LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra cũng cố kiến thức (5 phút) (1) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chủ đề các bệnh và hội chứng di truyền ở người (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kiểm tra nhanh bằng phiếu học tập (phiếu bài tập) (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Kiểm tra cuối tiết học tại lớp. (4) Phương tiện dạy học: Phiếu bài tập, phiếu đáp án. (5) Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra. Nội dung: Phiếu bài tập (nội dung: các câu hỏi trắc nghiệm phần Hệ thống câu hỏi, mục a, b) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phát phiếu bài tập Yêu cầu học sinh hoàn thành bài trực tiếp vào phiếu. Đưa ra đáp án. Yêu cầu học sinh thống kê kết quả dung. Nhận phiếu bài tập, hoàn thành phiếu bài tập. Dò phương án dung, báo cáo kết quả trả lời dung. D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra vấn đáp trực tiếp (6 phút) (1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã được học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến bệnh di truyền ở người; giải một số bài tập về di truyền học người. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kỹ thuật vấn đáp, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: giáo viên tổ chức vấn đáp trực tiếp với học sinh tại lớp, giao nhiệm vụ về nhà học sinh tiếp tục nghiên cứu (4) Phương tiện dạy học: Hệ thống câu (5) Sản phẩm: trả lời đúng câu hỏi, nội dung giáo viên yêu cầu. Nội dung: Hệ thống câu hỏi phần Hệ thống câu hỏi, mục c, d. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đưa ra hệ thống câu hỏi Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà hoàn thành. Hướng dẫn, gợi ý câu trả lời cho học sinh. Tiếp nhận câu hỏi, thảo luận, trả lời cầu hỏi (có thể lên bảng trình bày). Lắng nghe hướng dẫn trả lời, tiếp tục về nhà nghiên cứu trả lời các nội dung câu hỏi chưa hoàn thành. Báo cáo kết quả cho giáo viên khi hoàn thành. E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (3 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành các nội dung câu hỏi chưa hoàn thành. - Hoàn thành câu hỏi SGK, SBT. - Tiếp tục nghiên cứu chủ đề phòng tránh, chữa trị các bệnh, hội chứng di truyền học ở người. Tại sao nói nhiều đột biến gen di truyền lại là “gánh nặng di truyền”? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống và vốn gen của loài người ?
Tài liệu đính kèm: