Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 25 – Bài 25: Thực hành: Hướng động

Tiết 25 – Bài 25

THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.

- Hướng dẫn học sinh biết cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và viết bào cáo.

- Quan sát, phân tích các hiện tượng hướng động của thực vật ở vườn trường và ở nhà.

2. Kỹ năng:

- Khảo sát thực tế thiên nhiên các hiện tượng hướng động.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức thực tế và yêu thích môn học.

- Quan tâm và có thể giải thích trên cơ sở khoa học các hiện tượng sinh học trong tự nhiên.

II. Phương pháp:

- Hoạt động nhóm, khảo sát tự nhiên các hiện tượng hướng động của thực vật.

- Thực hành thí nghiệm.

III. Chuẩn bị.

a. Giáo viên.

- Hạt đậu nảy mầm.

- Hộp kín có 1 lỗ thủng duy nhất để ánh sáng chiếu từ 1 hướng.

- Ống nhựa trong suốt với miếng mút xốp gắn ở đáy.

 

docx 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 25 – Bài 25: Thực hành: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....../...../ 20......	Ngày giảng: ....../....../ 20 .....
Tiết 25 – Bài 25
THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
- Hướng dẫn học sinh biết cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và viết bào cáo.
- Quan sát, phân tích các hiện tượng hướng động của thực vật ở vườn trường và ở nhà.	
2. Kỹ năng:
- Khảo sát thực tế thiên nhiên các hiện tượng hướng động.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học.
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức thực tế và yêu thích môn học.
- Quan tâm và có thể giải thích trên cơ sở khoa học các hiện tượng sinh học trong tự nhiên. 
II. Phương pháp: 
- Hoạt động nhóm, khảo sát tự nhiên các hiện tượng hướng động của thực vật.
- Thực hành thí nghiệm.
III. Chuẩn bị.
a. Giáo viên.
- Hạt đậu nảy mầm.
- Hộp kín có 1 lỗ thủng duy nhất để ánh sáng chiếu từ 1 hướng.
- Ống nhựa trong suốt với miếng mút xốp gắn ở đáy.
b. Học sinh.
- Giấy, bút vẽ.
- Vở, bút ghi chép.
V. Tiến trình :
1.Ổn định lớp. 
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
Sĩ số
HS Nghỉ
2. Kiểm tra bài cũ:
	(Không kt mà lồng ghép trong quá trình thực hành để hỏi và củng cố lý thuyết cho hs.)
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1. TN Hướng đất
- Chia nhóm: khoảng 5 - 6 học sinh 1 nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm.
- Mỗi nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhà và xây dựng 1 bản thu hoạch chung cho nhóm.
- Sau 1 tuần báo cáo kết quả bằng hình ảnh chụp lại và nộp bài thu hoạch.
2. TN Hướng sáng
- Chia nhóm: khoảng 5 - 6 học sinh 1 nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm.
- Mỗi nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhà và xây dựng 1 bản thu hoạch chung cho nhóm.
- Sau 1 tuần báo cáo kết quả bằng hình ảnh chụp lại và nộp bài thu hoạch.
1. TN Hướng đất
- Chọn hạt đậu có rế mọc thẳng, gắn hạt đậu vào miếng mút xốp ở đáy lọ nhựa sao cho phân rễ ở thể nằm ngang hướng ra ngoài miếng xốp.
- Cho nước vào lọ nhựa đến ngang miếng mút xốp để cung cấp nước cho hạt đậu tiếp tục sinh trưởng.
- Để thí nghiệm trong bóng tối 1 đến 2 ngày rồi quan sát.
- Viết thu hoạt thí nghiệm:
+ Hiện tượng.
+ Giải thích.
2. TN Hướng sáng
- Sử dụng cây đậu còn non hoặc cây con bất kì trồng trong chậu nhỏ. 
- Dùng miếng mút xốp thấm nướng để ở gốc cây non để cung cấp nước cho cây sinh trường.
- Để chậu cây vào hộp giấy kín với 1 lỗ thông ánh sáng duy nhất.
- Đặt hộp thí nghiệm vào vị trí thích hợp đảm bảo nguồn ánh sáng cung cấp cho cây là từ 1 hướng duy nhất.
- Sau 2 – 3 ngày hoặc hơn nữa tùy cây, mở hộp thí nghiệm và quan sát, viết bài thu hoạch:
+ Hiện tượng.
+ Giải thích.
Hoạt động 2. Khảo sát thực tế thiên nhiên các hiện tượng hướng động.
- Chia nhóm khoảng 5 - 6 học sinh/ nhóm.
- Thực tế thiên nhiên trong khu vực xung quanh dãy các phòng bộ môn của nhà trường.
- Nhiệm vụ: 
+ Quan sát các hiện tượng hướng động của cây xanh trong khu vực nghiên cứu.
+ Vẽ hình và chú thích (vị trí, đối tượng và dạng hướng động) 1 số hiện tượng hướng động của cây mà nhóm quan sát được nộp vào cuối buổi học theo nhóm.
4. Củng cố:
- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích
- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.
5. Dặn dò:
 Về nhà tiến hành 2 thí nghiệm theo nhóm và sau 1 tuần nộp kết quả cho giáo viên.
V.Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................
Lập Thạch, ngày tháng năm 201.....
P.TỔ TRƯỞNG CM
.....................................................................
 Lê Thị Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 25 Thuc hanh Huong dong_12229251.docx