I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia ở tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn ln của thực vật.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát, vẽ hình, tìm tòi kiến thức
3. Thái độ : Có lòng ham mê môn học, muốn khám phá môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1, 8.2 SGK
2. Học sinh: Vẽ hình 8.1, 8.2, ôn lại khái niện trao đổi chất ở cây xanh, cấu tạo tế bào.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Thành phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Tiết 7: Bài 8. SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO NS: 07/09/2014 ND: 09/09/2014 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: -Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia ở tế bào, ý nghĩa của nĩ đối với sự lớn lên của thực vật. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát, vẽ hình, tìm tòi kiến thức 3. Thái độ : Có lòng ham mê môn học, muốn khám phá môn học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1, 8.2 SGK 2. Học sinh: Vẽ hình 8.1, 8.2, ôn lại khái niện trao đổi chất ở cây xanh, cấu tạo tế bào. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định, kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ:Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Thành phần nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: TV có cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được tạo nên từ những viên gạch. Có gì khác nhau giữa ngôi nhà và thực vật? à1HS trả lời: lớn lên. Tại sao có sự khác nhau đó? HOẠT ĐỘNG 1: SỰ LỚN LÊN CỦA TẾ BÀO HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV yêu cầu HS đọc º trong SGK và quan sát hình 8.1, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: +Tếù bào lớn lên như thế nào ? +Nhờ đâu tế bào lớn lên được? -GV gơi ý: TB non khác TB trưởng thành ở điểm nào? -GV điều khiển HS báo cáo, bổ sung. -HS đọc phần thông tin trong SGK, thảo luận nhóm ghi lại các ý kiến. + Kích thước tăng + Vách TB lớn lên chất TB nhiều lên, không bào to ra +Nhờ trao đổi chất với môi trường. -Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết : Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất. HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS -GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2 Và đọc º /27 -GV trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của TB +TB non -> TBtrưởng thành -> TB non mới - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm +TB phân chia như thế nào? + Các TB ở bộ phận nào có khả năng phân chia? + Các cơ quan của TV như rễ, thân, lá lớn lên nhờ đâu? -GV điều khiển các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung -GV bổ sung thêm (nếu cần) -GV mời 1-2 HS lên xác định sự phân chia của tế bào trên hình -HS đọc và quan sát hình 8.2, đọc thông tin. -HS theo dõi GV phân tích mối quan hệ về sự sinh trưởng và lớn lên -HS thảo luận nhóm theo y/c của GV +1 TB phân đôi tạo thành 2 tế bào mới. +TB ở các mô phân sinh có khả năng phân chia +Nhờ tế bàolớn lên và phân chia -Đại diện 1-3 nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. -1-2 HS lên xác định. -HS ghi bài. Tiểu kết : Tế bào đựợc sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB mới con , đó là sự phân bào -Quá trình phân bào : Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia , vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 TB mới . -TB phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển . IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: 1. Tế bào có khả năng phân chia nằm ở mô: a. Mô nâng đỡ b. Mô phân sinh c. Mô mềm d. Mô xốp 2. Tế bào có khả năng phân chia là: a. Tế bào non b. Tế bào trưởng thành c. Tế bào già d. Tế bào chết 3. Kết quả của sự phân chia 1 tế bào là: a. 1 Tế bào b. 2 Tế bào c. 3 Tế bào d. 4 Tế bào - Trình bày quá trình phân chia của tế bào? - Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của thực vật? 2. Dặn dò: -Dặn HS trả lời câu hỏi cuối bài vào vở bài tập. Đọc trước bài 9 -Chuẩn bị mẫu vật: cây đậu, lúa, rau cải, chanh, mít, ổi, xoài,còn đủ rễ.
Tài liệu đính kèm: