Giáo án Sinh học lớp 6 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Biết được cơ quan rễ và vai trị của rễ đối với cây.

- Phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Trình bày được cc miền của rễ và chức năng của từng miền

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích mẫu vật, kĩ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ cây trồng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hình câm 9.3; các cây còn nhỏ có rễ đầy đủ.

2.Học sinh: Mẫu vật: cây lúa, đậu, cây cải, cây hành, cây mít, rửa sạch rễ.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:	 CHƯƠNG II: RỄ	 
ND:	 Tiết 8: Bài 9. CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
Lớp 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
- Biết được cơ quan rễ và vai trị của rễ đối với cây.
- Phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
2.Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích mẫu vật, kĩ năng hoạt động nhóm. 
3.Thái độ 
 - Có ý thức bảo vệ cây trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hình câm 9.3; các cây còn nhỏ có rễ đầy đủ.
2.Học sinh: Mẫu vật: cây lúa, đậu, cây cải, cây hành, cây mít, rửa sạch rễ.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật.
3. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Rễ giữ cho cây mọc được trên mặt đất, hút nước và muối khoáng nuôi cây. Có phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ? 
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC LOẠI RỄ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Rễ thuộc loại cơ quan nào và cĩ cức năng gì đối với cây?
-GV hỏi: ở lớp 3, các bạn đã biết rễ chia thành mấy loại? Kể tên?
-GV y/c HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn, quan sát, phân loại chúng thành 2 nhóm và viết ra giấy những đặc điểm dùng để phân loại.
-GV mời 1-2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV y/c HS quan sát lại mẫu vật, đối chiếu hình 9.1, xếp chúng vào nhóm rễ cọc hay rễ chùm.
-GV y/c HS lấy từ mỗi nhóm 1 cây à rút ra đặc điểm của từng loại rễ.
-GV y/c HS thực hiện lệnh giữa trang 29 vào vở bài tập.
-GV đưa ra mẫu vât, y/c HS quan sát, xác định xem chúng thuộc loại rễ nào? 
-GV có thể ghi điểm nếu HS trả lời tốt.
- HS trả lời: Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, rễ giúp cây đứng vững trên mặt đất, và giúp cây hút nước và muối khống hồ tan.
-1HS trả lời theo kiến thức cũ: 2 loại: rễ cọc và rễ chùm.
-HS quan sát theo bàn, làm theo y/c của GV
-Đại diện 1-2 nhóm báo các, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm tiến hành thực hiện.
-HS tự rút ra đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
-HS làm bài tập điền từ vào vở bài tập.
-1-2 HS đọc kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
-1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở bài tập, hoặc nháp.
Tiểu kết: Rể là cơ quan sinh dưỡng của cây, rễ giúp cây đứng vững trên mặt đất, và giúp cây hút nước và muối khống hồ tan.
Có 2 loại rễ chính:
+Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.
+Rễ chùm: gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC MIỀN CỦA RỄ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV y/c HS quan sát hình 9.3, đọc kĩ chú thích và chú ý đặc điểm của từng miền.
-GV y/c HS đọc thông tin, ghi nhớ thông tin về cấu tạo và chức năng của từng miền.
+Miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
-HS quan sát hình, đọc chú thích
-1 HS lên xác định các miền của rễ trên mô hình hoặc hình câm.
-HS đọc thông tin, ghi nhớ thông tin về cấu tạo và chức năng của từng miền.
-1-2 HS lên xác định trên hình câm hoặc mô hình., HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS tự rút ra kết luận.
Tiểu kết: Rễ có 4 miền:+Miền trưởng thành: dẫn truyền.
+Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
1. Nhóm toàn cây rễ cọc:
a. Cây bơ, cây ổi, cây tỏi b. Cây mít, cây bơ, cây súplơ
c. Cây hành, cây lúa, cây tỏi d. Cây bơ, cây hành, cây tỏi.
2. Nhóm toàn cây rễ chùm:
a. Cây bơ, cây ổi, cây tỏi b. Cây mít, cây bơ, cây súplơ
c. Cây hành, cây lúa, cây tỏi d. Cây bơ, cây hành, cây tỏi.
3. Rễ cây có mấy miền chính? Nêu chức năng của từng miền? Miền nào quan trọng nhất? Tại sao?
2. Dặn dò:
- Dặn HS về làm bài tập cuối bài vào vở bài tập, đọc mục em có biết?
-Đọc trước bài 10: “Cấu tạo miền hút của rễ”, vẽ hình 10.1 A, 10.2 vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Su_lon_len_va_phan_chia_cua_te_bao.doc