I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giải thích được vì sao một số loài thực vật, quả và hạt được phát tán xa.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 34.1.
- Mẫu: quả ké, rau tầu bay, đậu . Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Mẫu: quả ké, rau tầu bay, đậu
- Học bài và chuẩn bị bài
Tuần 22 Ngày soạn: 09/01/2015 Tiết 42 Ngày dạy: 25/01/2015 Bài 34: PHÁT TÁN CỦA HẠT VÀ QUẢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giải thích được vì sao một số loài thực vật, quả và hạt được phát tán xa. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết. - Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 34.1. - Mẫu: quả ké, rau tầu bay, đậu . Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Mẫu: quả ké, rau tầu bay, đậu - Học bài và chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’) Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 6A2 .. 6A3 .. 6A4 .. 6A5 .. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hạt gồm những bộ phận nào ? - Nêu sự khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm ? 3. Hoạt động dạy học: Mở bài: (1’) Cây thường cố định một chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy những yếu tố nào để quả và hạt phát tán được? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát tán của hạt và quả. ( 15’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giải thích: Phát tán quả và hạt là mang hạt đi xa -> duy trì phát triển nòi giống. - GV nêu câu hỏi: Quả và hạt thường phát tán ra xa cây mẹ nhờ những yếu tố nào ? - Hướng dẫn HS quan sát h.34.1 sgk. - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 SGK tr.111, theo nhóm. - GV gọi các nhóm lên báo cáo bài làm của nhóm. - GV ghi ý kiến của các nhóm -> chốt đáp án: Phát tán nhờ gió: quả chò, bồ công anh, trâm bầu. Phát tán nhờ ĐV:quả ké đầu ngựa, quả thông. Quả trinh nữ. Tự phát tán: chi chi, đậu bắp, quả cải + Quả và hạt có những cách phát tán nào? - HS chú ý lắng nghe. + Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán. - Học sinh quan sát thu thập thông tin. - HS làm bài tập trong SGK. - Đại diện các ghi ý kiến của nhóm mình. - HS theo dõi với các ý kiến của nhóm khác và của giáo viên. - HS rút ra kết luận. Tiểu kết: Quả và hạt có các cách phát tán là: - Phát tán nhờ gió: quả chò, bồ công anh, trâm bầu. - Phát tán nhờ động vật: quả ké đầu ngựa, quả thông, quả trinh nữ. - Tự phát tán: chi chi, đậu bắp, quả cải. - Ngoài ra còn có cách phát tán khác như nhờ nước, nhờ con người. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán. (15’) - Yêu cầu thảo luận bài tập theo phiếu bài tập. - GV quan sát các nhóm làm và nhắc nhờ các nhóm những ý sai. - GV gọi HS trình bày ý kiến của nhóm. - GV chốt lại các ý kiến đúng. - GV cho HS kể tên 1 số loại quả khác có đặc điểm thích nghi với các cách phát tán. - Hs thảo luận bài tập trong phiếu học tập - Thư kí các ghi lại nội dung của nhóm mình thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - Các HS khác lấy thêm các ví dụ khác. - HS rút ra kết luận. Tiểu kết: Cách phát tán Phát tán nhờ gió Phát tán nhờ động vật Tự phát tán Đặc điểm thích nghi Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ Quả có hương vị thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ (8’) 1. Củng cố: (6’) - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời câu hỏi sgk * KHOANH TRÒN VÀO CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT: Câu 1: Sự phát tán là gì ? Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa nơi nó sống Hiện tượng quả và hạt có` thể bay đi xa nhờ động vật Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi Câu 2: Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật Những quả và hạt có nhiều gai và móc Những quả và hạt có túm lông hoặc có cành Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật Quả tự nứt cho hạt rơi ra ngoài. 2. Dặn dò: (2’) - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị mẫu theo nhóm - Hạt đậu đen trồng trên đất ẩm, bông khô, ngâm ngập nước, đặt trong tủ lạnh - Kẻ bảng tường trình như sgk V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: