Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Thông qua thí nghiệm, HS phát hiện được các điều kiện cho hạt nảy mầm.

 - Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng bảo quản hạt giống.

2. Kĩ năng:

 Làm thí nghiệm cần cho hạt nảy mầm.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn học

II. Chuẩn bị:+

1. Giáo viên:

- Một số hạt đậu tốt.

- Chuẩn bị trước thí nghiệm 1 ở nhà để so sánh với học sinh.

- Tiến hành trước thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 14/02/2012.
Tiết 44 Bài 35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
	- Thông qua thí nghiệm, HS phát hiện được các điều kiện cho hạt nảy mầm.
	- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng bảo quản hạt giống.
2. Kĩ năng:
	 Làm thí nghiệm cần cho hạt nảy mầm.
3. Thái độ:
	 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn học
II. Chuẩn bị:+
Giáo viên:
- Một số hạt đậu tốt.
- Chuẩn bị trước thí nghiệm 1 ở nhà để so sánh với học sinh.
- Tiến hành trước thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của học sinh.
Học sinh:
- Làm thí nghiệm trước ở nhà. Theo phần dặn dò bài trước.
- Kẻ bảng trường trình theo mẩu tr.113 SGK vào vở.
III. Phương pháp:
- Thực hành thí nghiệm.
- Vấn đáp tìm tòi.
- Thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy - học:
Ổn định lớp. (1phút)
Giới thiệu bài. (2phút)
Phát triển bài.
Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Mục tiêu: Qua thí nghiệm học sinh thấy được khi hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13p
7p
3p
2p
Thí nghiệm 1: (Làm ở nhà)
- Kiểm tra các sản phẩm thí nghiệm của học sinh.
- Yêu cầu HS mô tả lại cách tiến hành thí nghiệm 1. Ghi kết quả thí nghiệm vào bản tường trình bảng 1
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả -> GV ghi lên bảng.
- Yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được.
+ Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
Thí nghiệm 2:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK trang 114 và cho quan sát mẩu thí nghiệm trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không vì sao?
+ Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần điều kiện nào nữa?
+ GV yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi:
Ngoài 3 điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc yếu tố?
* Gv chốt lại những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? 
- Học sinh thực hiện thí nghiệm trang 113 SGK làm ở nhà. 
- Trình bày mẩu vật thí nghiệm.
- Chú ý phân biệt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước.
- Hs thảo luận trong nhóm để tìm câu trả lời.
Thiếu nước: hạt không nảy mầm. Ngập nước: hạt không nảy mầm vì thiếu không khí. Đủ nứơc (ẩm): hạt nảy mầm.
- Đại diện một số nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc nội dung thí nghiệm, yêu cầu nêu được điều kiện: nhiệt độ thích hợp.
- HS nghiên cứu thông tin nêu được: Chất lượng hạt giống (điều kiện bên trong).
- HS tự thu nhận kiến thức những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Hạt nảy mầm cần: 
- Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.
Bảng 1 
STT
Kết quả thí nghiệm
(số hạt nảy mầm)
Cốc 1
10 hạt đậu để khô
Cốc 2
10 hạt đậu ngập trong nước
Cốc 3
10 hạt đậu để trên bông ẩm
	Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức vào sản xuất.
	* Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật.
	* Tiến hành:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13p
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK -> tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp (chú ý vận dụng các điều kiện nảy mầm của hạt).
- Hướng dẫn học sinh giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật sau:
+ Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.
+ Phải làm đất thật tơi xốp, trước khi gieo hạt.
+ Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo.
+ Phải gieo hạt đúng thời vụ.
+ Phải bảo quản tốt hạt giống. 
- HS vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật. 
- Yêu cầu HS dựa vào những điều kiện hạt nảy mầm giải thích được:
+ Gieo hạt bị mưa to ngập úng -> tháo nước để thoáng khí.
+ Làm đất tơi xốp -> đủ không khí hạt nảy mầm tốt.
+ Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo -> Giữ nhiệt độ thích hợp cho mạ non phát triển.
+ Phải gieo hạt đúng thời vụ vì nếu không đúng thời vụ hạt có thể bị rét quá không nảy mầm được hoặc bị mưa ngập nước không nảy mầm được.
+ Phải bảo quản tốt hạt giống -> Vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.
2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào tr ong sản xuất.
 Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.
4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá. (6phút)
Học sinh kết luận SGK
Điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm:
	a. Đủ độ ẩm.
	b. Có đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
	c. Hạt giống phải có chất lượng tốt.
	d. Tất cả đều đúng.
2. Khi gieo hạt cần chú ý:
	a. Làm đất tơi xốp, có đủ nước, đủ ánh sáng.
	b. Phải gieo hạt đúng thời vụ.
	c. Chống úng, chống hạn, chống rét.
	d. Làm đất tơi xốp, chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, gieo hạt đúng thời vụ.
3. Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì nên:
	a. Phủ rơm rạ cho đất.
	b. Làm đất thật tơi xốp.
	c. Tháo hết nước ngay.
	d. Cung cấp thêm phân để hòa tan vào đất.
4. Tại sao trước khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp?
	a. Làm cho đất thoáng, cung cấp đủ không khí cho hạt hô hấp khi nảy mầm.
	b. Làm cho hạt có đủ độ ẩm cấn thiết.
	c. Hạt đủ phôi mới nảy mầm được. 
	d. Tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.
5. Điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:
	a. Để hạt giống nơi ẩm ướt.
	b. Đặt nơi thông thoáng tránh bị mối, mọt, nấm mốc.
	c. Nơi có ánh nắng chiếu vào nhiều.
	d. Cất giữ nơi kín đáo.
	Đáp án: 1d,2d,3c,4c,5b
5. Dặn dò. (2phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”.
- Ôn lại kiến thức các chương I -> chương VII.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (2).doc