I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ )
- Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
3. Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học, biết bảo vệ các loại hạt giống
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Làm thí nghiệm mẫu
2. Học sinh:
- Làm làm thí nghiệm trong SGK trước ở nhà
- Kẻ bảng tường trình theo mẫu trong sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A1: .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các cách phát tán của hạt và quả ?
- Nêu các đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán đó ?
Tuần 23 Ngày soạn: 16/01/2015 Tiết 43 Ngày dạy: 19/01/2015 BÀI 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ ) - Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm 3. Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học, biết bảo vệ các loại hạt giống II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: Làm thí nghiệm mẫu 2. Học sinh: - Làm làm thí nghiệm trong SGK trước ở nhà - Kẻ bảng tường trình theo mẫu trong sgk III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 6A1: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu các cách phát tán của hạt và quả ? - Nêu các đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán đó ? 3. Hoạt động dạy và học: Mở bài: ( như SGK) Hoạt động 1 : Thí nghiệm về những điều kiện cho hạt nảy mầm. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Thí nghiệm 1 - Yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm vào bảng tường trình - GV gọi các tổ báo cáo kết quả, ghi lên bảng những nội dung mà HS báo cáo. + Nêu những nguyên nhân làm cho hạt nảy mầm ? + Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào ? - GV cho HS thảo luận trả lời - GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức. * Thí nghiệm 2 : - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Hạt đỗ bỏ vào cốc để trong tủ lạnh có nảy mầm không? Vì sao ? + Vậy hạt cần có điều kiện gì khác để nảy mầm ? + Ngoài 3 điều kiện trên cón có điều kiện nào khác nữa không ? - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức. - HS ghi kết quả thí nghiệm của nhóm vào bảng tường trình. - HS ghi báo cáo lên bảng, trả lời các câu hỏi: + Có đủ không khí. + Hạt để trên bông khô không nảy mầm được vì không có nước. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Học sinh thu thập thông tin. + Không nảy mầm được vì không có không khí hay nhiệt độ. + Cần có nhiệt độ thích hợp. + Hạt giống tốt, không sâu, còn phôi Tiểu kết: Hạt nảy mầm cần đủ: nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp ngoài ra cần có hạt chắc, không sâu còn phôi Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức về sản xuất. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK - Tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp - GV cho trao đổi thống nhất ý kiến - Gọi HS báo cáo và chốt các ý đúng - HS đọc thông tin trong SGK - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến về cơ sở của mỗi biện pháp - HS báo cáo các câu trả lời Tiểu kết: - Gieo hạt bị mưa to ngập úng phải tháo nước để thoáng khí. - Làm đất tơi xốp để đủ không khí hạt mới nảy mầm. - Phủ rơm rạ khi trời rét để giữ nhiệt độ thích hợp. - Phải bảo quản tốt hạt giống để hạt đủ phôi mới nảy mầm được. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: - Những điều kiện bên ngoài nào cần cho sự nảy mầm của hạt ? - Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống ? 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc mục em có biết. - Ôn lại kiến thức đã học. V. RÚT KINH NGHIỆM. . .
Tài liệu đính kèm: