Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 38: Rêu - Cây rêu

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

 -Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.

 -Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt nó với tảo và một số cây xanh có hoa.

 -Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.

b.Kĩ năng:

 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tảo.

c.Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.

 2. Chuẩn bị:

a.GV: Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử.

b.HS: Mẫu cây rêu.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 38: Rêu - Cây rêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 46
Ngày dạy: 
RÊU- CÂY RÊU
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
 -Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
 -Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt nó với tảo và một số cây xanh có hoa.
 -Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.
b.Kĩ năng:
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tảo.
c.Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.
 2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử.
b.HS: Mẫu cây rêu.
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – trực quan – hợp tác nhóm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: KTSSHS
4.2 Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút.
 Câu hỏi:
1.Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ? (8đ)
2.Đánh dấu X cho ý trả lời đúng trong các câu sau: (2đ)
Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a.Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
b.Sống ở nước.
c.Chưa có thân, rễ, lá thực sự.
d.Tất cả đều đúng.
 Trả lời:
 1.-Tảo xoắn: màu lục, tươi, sợi mãnh, trơn nhớt. Cơ thể gồm nhiều hình chữ nhật ngăn cách bằng vách.
 -Tảo rong mơ : Hình dạng giống như một cành cây, phía dưới có móc bám, cơ thể có nhiều bóng khí để đứng thẳng trong nước.
2.Chọn ý c: chưa có thân, rễ, lá thực sự.
4.3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tơi 1 cm), thường mọcthành từng đám tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, là nhóm thực vật lên cạn đầu tiên cơ thể có cấu tạo đơn giản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu rêu sống ở đâu?
 -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tìm hiểu:
.Rêu sống ở đâu? Đặc điểm bên ngoài của rêu?
+HS trả lời, các HS khác bổ sung:
.Rêu sống được ở những môi trường ẩm ướt: chân tường, bờ tường, trên đất hay trên thân các cây to  Chúng mọc thành từng thảm, sờ vào mềm, mịn như nhung.
Hoạt động 2: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây rêu:
-Yêu cầu từng nhóm HS quan sát cây rêu, đối chiếu với H38.1
.Em nhận thấy những bộ phận nào của cây?
+Hsquan sát đối chiếu tranh vẽ, phát hiện các bộ phận của cây rêu.
+Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
-Yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin SGK.
-GV giảng giải: 
.Rễ giả: có khả năng hút nước, chưa có rễ chính thức.
.Thân lá: chưa có mạch dẫn -> sống được ở nơi ẩm ướt.
-Yêu cầu HS rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây rêu.
.Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức.
*Yêu cầu HS so sánh với rong mơ và cây bàng -> trả lời câu hỏi: tại sao rêu xếp vào nhóm thực vật bậc cao?
(Vì rêu đã có thân, lá, sống ở cạn)
Hoạt động 3: Quan sát túi bào tử của cây rêu:
 -Yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử -> phân biệt các phần của túi bào tử.
+HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV -> rút ra nhận xét: túi bào tử có 2 phần: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 38.2, các chi tiết 1,2,3 trong hình và thảo luận nhóm:
.Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
.Rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng gì?
.Trình bày sự phát triển của rêu?
+Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
.Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
.Rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng bào tử.
.Sự phát triển của rêu:
Trước khi hình thành bào tử, ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực và cái, sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử. Khi túi bào tử mở nắp, các bào tử rơi ra; bào tử nảy mầm thành cây rêu con.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của rêu:
-Yêu cầu HS đọ thông tin SGK, trả lời câu hỏi: 
.Rêu có lợi ích gì?
+HS tự rút ra vai trò của rêu.
-GV giảng giải thêm:
.Hình thành đất.
.Tạo than
* GDMT :Các nhóm thực vật ( rêu) trong tự nhiên rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người. Cần có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.
 1.Môi trường sống của rêu:
Rêu sống được ở những môi trường ẩm ướt: chân tường, bờ tường, trên đất hay trên thân các cây to 
2.Quan sát cây rêu:
Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức.
3.Túi bào tử và sự phát triển của rêu:
Rêu sinh sản bằng bào tử. Đó là những thực vật sống ở cạn đầu tiên. Rêu cùng với những thực vật khác có thân, rễ, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
4.Vai trò của rêu:
-Góp phần vào việc tạo thành chất mùn.
-Khi chềt tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt.
4.4 Củng cố và luyện tập:
1.So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
*Giống: Đều có chứa điệp lục.
*Khác:
Rêu 
Tảo
-Có màu xanh
-Có thân, lá, rễ giả.
-Sống ở cạn.
-Có cơ quan sinh sản.
-Có nhiều màu
-Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá.
-Sống ở nước.
-Chưa có cơ quan sinh sản.
2.So sánh cây có hoa và rêu có gì khác:
Cây có hoa
Rêu
-Có hoa
-Thân và lá có mạch dẫn
-Có rễ thật
-Sinh sản bằng hoa
-Chưa có hoa
-Thân và lá chưa có mạch dẫn
-Có rễ giả
-Sinh sản bằng bào tử.
3.Tại sao rêu ở cạn chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
 Rêu có rễ giả, chưa có mạch dẫn nên khả năng hút nước còn hạn chế. Để có đủ nước và chất khoáng cho cơ thể, thân và lá tham gia lấy nước theo cơ chế thấm qua bề mặt. Do vậy rêu chi sống được ở nơi ẩm ướt.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK
Chuẩn bị bài: Quyết – Cây dương xỉ.Tìm hiểu hình dạng, cấu tạo và sinh sản của dương xỉ.
Tìm kiếm một số mẫu cây dương xỉ.
5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38. Rêu - Cây rêu.doc