I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
- Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng
- Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa
- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu
2. Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết
* Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, xử lý thông tin, kỹ năng trình bày trước đám đông.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, sử dụng các dụng cụ dạy học, thu thập kiến thức từ thực tế.
Tuần 25. Tiết 47 Ngày soạn: 11/02/2014 Ngày dạy: 18/02/2014 Bài 38: RÊU – CÂY RÊU I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản. - Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa - Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu 2. Kĩ năng: * Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết * Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, xử lý thông tin, kỹ năng trình bày trước đám đông. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, sử dụng các dụng cụ dạy học, thu thập kiến thức từ thực tế. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 38.1 và 38.2 - Vật mẫu: cây rêu và kính lúp cầm tay 2.Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Vật mẫu: cây rêu và kính lúp cầm tay IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - So sánh đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự? Trả lời: Giống nhau: cơ thể đa bào, chưa có thân, rễ, lá, có thể màu trong cấu tạo tế bào; Khác nhau: hình dạng, màu sắc Rong mơ có hình dạng giống một cây nhưng chưa có rễ, thân, lá thật sự - Nêu vai trò của tảo? (cả lợi ích và tác hại) 3. Bài mới: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, mọc thành tứng đám, tạo lớp thảm màu lục tươi. Những cây nhỏ bé đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu! Hoạt động 1. Môi trường sống của rêu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi : 1. Cây rêu sống ở đâu ? 2. Nêu đặc điểm bên ngoài của rêu? - GV nhận xét - HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi đạt: 1. Sống nơi ẩm ướt: trên bờ tường, trên đất ẩm, trên cây to 2. Hình dạng giống cây, mềm, mịn. - HS ghi bài Cây rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt. Hoạt động 2. Quan sát cây rêu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 SGK tr.126, trả lời câu hỏi: 1. Cây rêu có những bộ phận nào ? 2. Nêu những điểm khác nhau giữa cây rêu và rong mơ với cây bàng ? 3. Tại sao cây rêu xếp vào nhóm thực vật bậc cao? - GV nhận xét và kết luận. - GV giảng giải: Do rêu có rễ giả -> có khả năng hút nước; thân và lá chưa có mạch dẫn -> chức năng hút nước và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh; sống ở nơi ẩm ướt - HS quan sát hình 38.1, trả lời câu hỏi đạt: 1. Thân, lá, và rễ giã (chức năng hút nước). 2. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để trả lời. 3. Vì rêu có thân, lá và rễ giã, là TV sống ở cạn đầu tiên (tuy nhiên cấu tạo còn rất đơn giản, thô sơ, không giống như các cây xanh khác) - HS lắng nghe - Thân ngắn, không phân nhánh. - Lá rất nhỏ và mỏng. - Rễ giả có khả năng hút nước. à Rễ, thân, lá đều chưa có bó mạch dẩn. Hoạt động 3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử là cơ quan SS nằm ở ngọn cây rêu. -> phân biệt được các phần của túi bào tử - GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 38.2, tìm thông tin trả lời câu hỏi: 1.Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ? 2. Rêu sinh sản bằng gì? 3. Trình bày sự phát triển của rêu ? - GV nhận xét - HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử -> rút ra nhận xét: Túi bào tử có 2 phần: nắp ở phía trên, cuống ở phía dưới, trong túi có bào tử. - HS quan sát hình 38.2, tìm thông tin trả lời câu hỏi đạt: 1. Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. 2. Rêu sinh sản bằng bào tử. 3. Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. - HS ghi bài - Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây - Rêu sinh sản bằng bào tử - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu Hoạt động 4. Vai trò của rêu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì? - GV cung cấp: Rêu tản dùng trị mụn nhọt, lở ngứa; rêu hồng đài trị bệnh tim, thần kinh suy nhược. - GDMT: Từ những lợi ích của cây rêu đem lại vì vậy có thể phát triễn chúng với số lượng lớn để cung cấp những sản phẩm cần thiết từ cây rêu. Đồng thời cũng đề ra những biện pháp hạn chế sự phát triễn của rêu gây mất thẩm mỹ. - HS căn cứ vào thông tin tự rút ra vai trò của rêu. Tạo thành chất mùn, lớp than bùn làm phân bón hoặc chất đốt. 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ...............,.., chưa có...........thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có.................Rêu sinh sản bằng ...........được chứa trong .............cơ quan này nằm ở ..........cây rêu Đáp án: Lần lượt từ cần điền thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn * Vận dụng. Trả lời câu hỏi: Vì sao rêu chỉ sống ở môi trường ẩm ướt: Các thực vật sống ở trên cạn cần phải có bộ phận để hút nước và MK (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây (bó mạch). Những đặc điểm cấu tạo của rêu còn đơn giản nên chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Vì thế rêu thường chỉ sống được ở nơi ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước thường nhỏ bé. 5. Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách. Ôn tập các bài học trước để chuẩn bị cho tiết ôn tập xắp tới. Đọc trước bài mới và mỗi tổ chuẩn bị: cây dương xỉ. Bổ xung kiến thức sau tiết dậy .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: