Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh hiểu được cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở Dương xỉ.

- So sánh đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu và cây dương xỉ.

- Nhận biết được một số cây dương xỉ thường gặp

- Biết được vai trò của Quyết và Dương xỉ.

2. Thái độ

- Giáo dục ý thức vệ sinh ơi ở

- Giáo dục học sinh bảo vệ những cây có lợi nói riêng và thực vật nói chung.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Phiếu học tập

 - Tranh hình 39.2 (SGK)

2. Học sinh: - Mẫu vật thật cây dương xỉ

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1971Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 39 – QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở Dương xỉ.
- So sánh đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu và cây dương xỉ.
- Nhận biết được một số cây dương xỉ thường gặp
- Biết được vai trò của Quyết và Dương xỉ.
2. Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh ơi ở
- Giáo dục học sinh bảo vệ những cây có lợi nói riêng và thực vật nói chung.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- Phiếu học tập
	- Tranh hình 39.2 (SGK)
2. Học sinh:	- Mẫu vật thật cây dương xỉ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Bài cũ: Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dương và cơ quan sinh sản của Rêu.
Mở bài: Rêu và Quyết đều là thực vật sinh sản bằng bào tử.
Vậy để phân biệt sự khác nhau về cấu tạo của cơ quan cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của Rêu và dương xỉ thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 39. Quyết – Cây Dương xỉ.
 Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ
Hoạt động của GV –HS
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu HS đặt mẫu vật cây Dương xỉ đã chuẩn bị ở nhà lên bàn, và kiểm tra mẫu cây dương xỉ của HS.
Em nhổ cây Dương xỉ ở đâu?
Đặc điểm nơi sống của nó như thế nào?
HS trả lời
GV: Yêu cầu HS quan sát cây Dương xỉ theo nhóm.
Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào? (rễ, thân, lá)
- Lá dương xỉ có đặc điểm gì?
(Lá già có cuống dài, xẻ thùy lá non đầu cuộn tròn có lông trắng)
- Thân Dương xỉ có hình dạng như thế nào? (thân nhỏ, không phân cành)
- Rễ cây Dương xỉ so với rễ cây rêu có gì khác? (rễ thật).
GV: Khác với rêu dương xỉ đã có các mạch dẫn -> chức năng vận chuyển.
HS: Quan sát và trả lời các câu hỏi.
GV: Chốt lại kiến thức
(Dương xỉ đã có rễ, thân, lá thật, sự có mạch dẫn)
GV: Để biết được dương xỉ sinh sản và phát triển như thế nào chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần b.
GV: yêu cầu Hs lập mặt dưới của lá già tìm xem dưới mặt lá có gì? (đóm nhỏ)
HS: Quan sát trả lời
GV: Đốm nhỏ đó là túi bào tử
GV: Treo tranh hình 39.2 yêu cầu hs quan sát, đọc từng chú thích và trả lời câu hỏi:
- Túi bào tử thuộc cơ quan nào của cây dương xỉ (cơ quan sinh sản).
- Dương xỉ sinh sản bằng ǵ? (bào tử)
- Quan sát hình 39.2 cho biết vòng cơ có tác dụng gì? (phân tán bào tử khi bào tử chín)
- Qua quan sát hình 39.2 cho biết dương xỉ phát triển qua những giai đoạn nào?
- Quan sát hình 38.2 và hình 39.2 so sánh sự phát triển bào tử giữa dương xỉ và rêu?
+ Giống: Đều sinh sản bằng bào tử
+ Khác: Dương xỉ sinh sản qua giai đoạn nguyên tán
GV: chốt lại kiến thức
Dựa vào hình 39.2 trình bày sự phát triển của Dương xỉ: Dương xỉ sinh sản bằng bào tử vách túi bào tử có vòng cơ (đẩy bào tử ra ngoài -> bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tán rồi từ đó mọc ra dương xỉ con (sau một thời gian nguyên tán héo đi) -> dương xỉ con sống độc lập.
Quan sát cây dương xỉ
a) Cơ quan sinh dưỡng
- Lá
 + Lá non đầu cuộn tròn
 + Có lông trắng
 + Lá già: cuống lá dài phiến lá xẻ thù
- Thân nhỏ, hình trục không phân cành
- Rễ: Đã có rễ thật
- Có mạch dẫn chính thức
b) túi bào tử và sư phát triển của cây Dương xỉ.
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Sơ đồ phát triển
Túi bào tử-> bào tử-> nguyên tán->cây dương xỉ
GV: Để có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào? chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần 2
Hoạt động 2 Một vài loại dương xỉ thường gặp
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
GV: Đưa mẫu một số cây Dương xỉ thường, cỏ bợ, bòng bong
- yêu cầu hs quan sát mẫu vật thật và hình 39.3
- Quan quan sát em có nhận xét gì về hình dạng của cây trên (đa dạng về hình thái)
- Tìm đặc điểm giống nhau giữa các cây trên? (lá non có đầu cuộn tròn, có lông trắng cuống là dài)
Hs quan sát trả lời
Gv: Đó là những đặc điểm để nhận biết một cây có phải là Dương xỉ hay không?
Gv: Yêu cầu hs lấy ví dụ về lợi ích của một số cây thuộc cây Dương xỉ.
Hs: Nêu một vài ví dụ cụ thể
Gv: Mở rộng
- Rễ cây lông cu li trị vết thương cầm máu, thân rễ làm thuốc.
- Cây rau bợ làm thuốc chữa sỏi thận.
- Cây rau dớn làm rau ăn
- Bèo hoa dâu ở ruộng lúa nước có tác dụng chống bốc hơn nước, chống cỏ dại, chống rét cho lúa. Ngoài ra còn dùng làm phân bón, làm thức ăn cho lợn và vịt.
- Cây tổ chim: Được trồng làm cảnh vì có dáng đẹp
2. Một vài loại Dương xỉ thường gặp
Ví dụ: rau bợ, rau dớm, bòng bong, lông cu li, tổ chim, bèo hoa dâu, bèo vayroocs...
- Đặc điểm nhận biết
+ Cuống lá dài
+ Lá non có đầu cuộn tròn, có lông trắng.
Gv: Em hãy cho biết Than đá dùng để làm gì”
Vậy quá trình hình thành than đá như thế nào chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phần 3
Hoạt động 3 Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Quyết ngày nay có tổ tiên từ đâu? (quyết cổ đại)
- Quyết cổ đại thuộc lài thân gì? (thân gỗ kích thước lớn)
- Than đá được hình thành như thế nào?
- Kể tên những mỏ đá mà em biết (Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên..) 
GV: chốt lại kiến thức, Than đá được hình thành từ Quyết cổ đại (bị chết và vùi sâu dưới đất) dưới tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép-> Than đá.
GV: Gọi một hs đọc phần kết luận SGK
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
- Quyết cổ đại thân gỗ, kích thước lớn
Sự hình thành than đá: Quyết cổ đại chết, bị vùi sâu, vi khuẩn, sức nóng, sức ép-> Than đá.
IV. CỦNG CỐ
- So sánh cơ quan sinh dưỡng của Rêu và dương xỉ theo bảng sau:
Rêu
Dương xỉ
Rễ
Giả (có khả năng hút)
Rễ thật
Thân
Nhỏ không phân cành
Thân hình trụ nằm ngang
Lá
Nhỏ, một đường gân
+Lá non: cuống lá dài, đầu cuộn tròn, có lông trắng
+ Lá già: Phiếu lá xẻ thùy
Mạch dẫn
Chưa có mạch dẫn
chính thức
V. DẶN DÒ
- Làm bài tập trong SGK
- Đọc trước bài mới
Câu hỏi tình huống
Vạn tuế có phải là cây dương xỉ không?
Trả lời: Vạn tuế không phải là Dương xỉ
- Đầu lá non của vạn tuế không cuộn tròn, không có lòng trắng mà lá của vạn tuế có các đặc điểm là có hình thước lớn, phân chia tới tận gần chính thành những thùy nhỏ riêng biệt, lá có hình lông chim các thùy lá cứng, nhọn, có hạt do noãn phát triển thành nằm trên các lá noãn, ở trên ngọn của chồi-> hạt được hình thành là hạt trần => Vạn tuế thuộc ngành hạt trần.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Quyết - Cây dương xỉ.doc