I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Mô tả được cây Hạt trần( ví dụ cy thơng) là thực vật thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
- Rèn kĩ năng tư duy.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh: cây thông, cành thông.
2. Học sinh:
- Mẫu vật cành thông có nón.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Tuần 25 Ngày soạn: 30/01/2015 Tiết 48 Ngày dạy: 04/02/2015 BÀI 40: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Mô tả được cây Hạt trần( ví dụ cây thông) là thực vật thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. - Rèn kĩ năng tư duy. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thực vật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh ảnh: cây thông, cành thông. 2. Học sinh: - Mẫu vật cành thông có nón. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1’) Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 6A2 .. 6A3 .. 6A4 .. 6A5 .. 2. Kiểm tra 15 phút: 2.1 Mục đích kiểm tra: 2.1.1: Kiến thức: - Nêu được chức năng các bộ phận của hoa. - Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn. - Vận dụng kiến thức về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ giải thích hiện tượng thực tế. - Nhận biết được quả khô, quả thịt. - Mô tả được các bộ phận của hạt. - Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa. - Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm - Hiểu được đặc điểm của rêu. 2.1.2 Đối tượng: HS trung bình - khá 2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan 2.3.Đề kiểm tra: * Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (a,b,c,d) câu trả lời đúng: Câu 1: Nhóm quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật phải có đặc điểm gì? a. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc; b. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh; c. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật; d. Những quả có vỏ tự tách cho hạt rơi ra ngoài. Câu 2: Trong những nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô? a. Quả cà chua, quả ớt, quả thì là, quả chanh; b. Củ (quả) lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta; c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu đen, quả bông; d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho. Câu 3: Trong những nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả thịt? a. Quả xoài, quả đu đủ, quả dưa hấu, quả chanh; b. Củ (quả) lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta; c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu đen, quả bông; d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho. Câu 4: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt thường nằm ở đâu? a. Trong thân mầm hoặc trong phôi nhũ; b. Trong chồi mầm hoặc trong phôi nhũ; c. Trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ; d. Trong rễ mầm hoặc trong phôi nhũ. Câu 5: Hoa tự thụ phấn phải có đặc điểm gì? a. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính; b. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín không cùng một lúc; c. Hoa đơn tính, màu sắc rực rỡ, có hương thơm, mật ngọt; d. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín cùng một lúc. Câu 6: Bộ phận bảo vệ của hoa là bộ phận nào? a. Đế hoa, cánh hoa; b. Đế hoa, nhị hoa; c. Cánh hoa, nhị hoa; d. Cánh hoa, nhụy hoa. Câu 7: Nhóm gồm toàn những cây một lá mầm là nhóm nào? a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cà phê; b. Cây tre, cây lúa, cây xoài, cây điều; c. Cây mía, cây cà chua, cây ổi, cây mít. d. Cây tre, cây ngô, cây lúa, cây tỏi. Câu 8: Rêu có đặc điểm gì? a. Sinh sản bằng hạt có thân lá; b. Chưa có rễ thật, thân, lá chưa có mạch dẫn. c. Thân phân cành, có mạch dẫn; d. Cơ quan sinh sản là hoa, quả hạt. Câu 9: Những hoa nở về đêm có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ? a. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, hạt phấn to và có gai; b. Hoa thường có màu trắng và có hương thơm; c. Hoa nhỏ và hạt phấn to, có gai; d. Đầu nhụy có chất dính, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ. Câu 10: Nhóm gồm toàn cây hai lá mầm là nhóm nào? a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cà phê; b. Cây tre, cây lúa, cây xoài, cây điều; c. Cây xoài, cây cà chua, cây ổi, cây mít. d. Cây tre, cây ngô, cây lúa, cây tỏi. 2.4 Đáp án – biểu điểm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm: Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án a c a c d a d b b c 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: (1’) H40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường quen gọi đó là “quả” vì nó mang các hạt nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ bầu nhụy. Vậy cây thông đã có hoa, quả, hạt thực sự chưa? Học bài này sẽ trả lời được câu hỏi Hoạt động 1 : Quan sát cơ quan dinh dưỡng của cây thông (10’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu về cây thông. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Cây thông gồm những bộ phận nào ? + Thân, cành có đặc điểm gì ? Màu sắc ? + Lá có hình dạng và màu sắc như thế nào? - GV hướng dẫn lấy 1 cành nhỏ quan sát cách mọc lá : + Rễ thông có đặc điểm gì ? - GV cho HS báo cáo kết quả - GV nhận xét và bổ sung ý kiến - HS quan sát , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Rễ, thân, lá. + Thân, cành màu nâu, có vỏ xù xì. + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn. + Rễ to, khoẻ, mọc sâu - Đại diện nhóm báo cáo câu trả lời - HS rút ra nhận xét Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng của cây thông gồm : - Thân, cành màu nâu, có vỏ xù xì, tạo thành vết sẹo khi rụng lá. - Lá nhỏ hình kim , mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn. - Rễ to khoẻ , mọc sâu => Thích nghi với đời sống khô cạn, gió, nắng. Hoạt động 2 : Quan sát cơ quan sinh sản(10’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV thông báo về cơ quan sinh sản của thông. - GV Yêu cầu HS quan sát + Nêu vị trí của nón trên cành ? + Nón đực có cấu tạo như thế nào ? + Nón cái có cấu tạo như thế nào ? - GV tổ chức cho HS so sánh cấu tạo hoa và nón hoàn thàn bảng 113 SGK - GV gọi HS điền bảng - Yêu cầu HS quan sát nón cái, tìm nơi của hạt trên nón + Hạt nằm ở đâu: Có đặc điểm gì ? + Tại sao gọi thông là cây hạt trần ? - GV goi một số HS trình bày. - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát mẫu đối chiếu với hình + Ở đầu cành + Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm. Mang vẩy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn + Nón cái: lớn mọc riêng lẽ - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 113 SGK - Đại diện nhóm lên báo cáo câu trả lời - HS quan sát và nêu dược: + Nằm trên các vẩy. Hạt nhỏ, vỏ cứng + Vì hạt không được bảo vệ trong quả. - Một vài HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Tiểu kết: Cơ quan sinh sản gồm : - Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm, vẩy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái : lớn mọc riêng lẽ, vảy (lá noãn) mang 2 noãn. - Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần ) chưa có quả thực sự. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cây hạt trần.(5’) - GV nêu 1 số cây hạt trần khác + Cây hạt trần có vai trò gì đối với đời sống con người ? - Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh. - HS quan sát 1 số cây thuộc họ dương xỉ khác + Dùng lấy gỗ, Làm cảnh, Làm nhiên liệu Tiểu kết: Cho gỗ tốt, thơm như : thông, pơmu, kim giao. Trồng làm cảnh. Lá phổi xanh của con người. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) 1. Củng cố: (2’) HS Đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: + Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông ? + Thông qua đại diện cây thông, Hạt trần và thực vật có hoa khác nhau ở điểm nào? -> Hạt trần chưa có hoa, quả, hạt. + Nêu vai trò của hạt trần ? 2. Dặn dò: (1’) - Về hoc bài và xem bài mới. - Chuẩn bị cây lúa, hành, huệ, cỏ, cây bưởi con, lá dâm bụt. V. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: