Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 50: Vi khuẩn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát.

- Kĩ năng thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Có tình yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to các dạng vi khuẩn.

2. Học sinh:

- Ôn tập về soạn đề cương ôn tập. Chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 50: Vi khuẩn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn: 27/03/2015
Tiết 60	 Ngày dạy: 02/04/2015
CHƯƠNG X: VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
BÀI 50: VI KHUẨN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
1. Kiến thức: 
- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát. 
- Kĩ năng thảo luận nhóm. 
3. Thái độ:
- Có tình yêu thích môn học. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to các dạng vi khuẩn. 
2. Học sinh: 
- Ôn tập về soạn đề cương ôn tập. Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A1
..
6A2
..
6A3
..
6A5
..
2. Kiểm tra 15 phút
2.1 Mục đích kiểm tra:
2.1.1: Kiến thức:
- Nêu được các bậc phân loại thực vật.
- Nêu được nguồn gốc cây trồng.
- Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người.
- Biết được các loài cây có hại cho sức khỏe của con người.
- Nêu được tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được khái niệm thực vật quý hiếm.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình – khá.
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%.
2.3 Đề kiểm tra:
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (A,B,C,D) 1 câu trả lời đúng:
Câu 1: Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng núi thường có không khí trong lành vì .............. có khả năng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn.
A. lá cây.
B. thân cây.
C. rễ cây
D. ngọn cây
Câu 2: Thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và và cacbonic trong không khí là nhờ:
A. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí oxi và nhả ra khí cacbonic nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại.
B. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại.
C. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí oxi và nhả ra khí cacbonic.
D. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi.
Câu 3: Nhờ đâu mà thực vật có khả năng giữ đất, chống xói mòn ? 
A. Nhờ thực vật có khả năng hấp thu một số khí độc.
B. Nhờ bộ rễ ăn sâu vào đất.
C. Nhờ bộ rễ có khả năng giữ đất và thân, lá cây cản bớt sức nước chảy khi mưa lớn.
D. Nhờ lá cây có khả năng cản bớt sức nước chảy khi mưa lớn.
Câu 4: Cây trồng có nguồn gốc từ:
A. cây dại
B. cây trồng
C. sẵn có.
D. thượng đế sinh ra.
Câu 5: Bậc phân loại thực vật được chia như sau:
a. ngành – lớp – bộ - loài – chi – họ
b. ngành – bộ - lớp – họ - chi – loài.
c. ngành – lớp – họ - bộ - chi loài.
d. ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
Câu 6: Các chất hữu cơ do thực chế tạo ra có ý nghĩa gì?
A. Cung cấp nguyên liệu cần cho hô hấp của các sinh vật
B. Cung cấp thức ăn cho động vật và con người
C. Cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất của con người.
D. Cung cấp khí oxi cho sinh vật hô hấp.
Câu 7: Trong các cây sau, cây nào có hại cho sức khỏe của con người ?
A. Cây cà phê.
B. Cây lúa.
C. Cây thuốc phiện.
D. Cây bàng. 
Câu 8: Lúa . 
Tên sinh vật phù hợp trong dấu chấm lần lượt là ?
A. Bò ; Trâu.
B. Hổ ; Trâu
C. Bò ; Thỏ
D. Bò ; Hổ
Câu 9: Thế nào là thực vật quý hiếm ?
A. Là thực vật có số lượng nhiều.
B. Là thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và số lượng ngày càng ít đi.
C. Là thực vật không có giá trị.
D. Là thực vật có kích thước thân lớn.
Câu 10: Tính đa dạng của thực vật là:
A. sự phong phú về các loài.
B. sự phong phú về các loài và môi trường sống của chúng.
C. sự đa dạng của môi trường sống.
D. sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
2. 4 Đáp án- Biểu điểm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
C
A
D
C
C
D
B
D
3. Hoạt động dạy và học:
Mở bài: (1’) Trong thiên nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà bằng mắt thường không nhìn thấy, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con người. 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn. (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS quan sát tranh các dạng vi khuẩn
-> Vi khuẩn có những hình dạng nào ?
- GV lưu ý: dạng vi khuẩn sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là một đơn vị sống độc lập
- Yêu cầu HS thu thập thông tin nhận xét về kích thước của vi khuẩn
- G nêu câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn
+ So sánh với tế bào thực vật?
- GV cung cấp thông tin một số vi khuẩn có roi có thể di chuyển được.
- HS hoạt động cá nhân, quan sát tranh. 
-> Hình cầu, que, dấu phẩy, hình xoắn. 
- HS chú ý lắng nghe.
-> Kích thước rất nhỏ -> quan sát dưới kính hiển vi.
- HS suy nghĩ. Nêu được:
+ Vách tế bào, nhân tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
+ Vi khuẩn khác tế bào thực vật: không có diệp lục và chưa có nhân chính thức.
- HS lắng nghe.
Tiểu kết: Hình dạng: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn
 Kích thước: vi khuẩn có kích thước rất nhỏ
 Cấu tạo: có cấu tạo đơn giản: Vách tế bào, nhân tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của vi khuẩn. (7’)
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Nêu vấn đề vi khuẩn không có diệp lục sống bằng cách nào?
- GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn: dị dưỡng là chủ yếu một số ít tự dưỡng.
- Yêu cầu học sinh phân biệt hai cách dị dưỡng là: hoại sinh và kí sinh.
- Học sinh đọc và thu thập thông tin trả lời câu hỏi: dị dưỡng bằng chất hữu cơ có sẵn. 
- Hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân huỷ; kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.
Tiểu kết: Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc khí sinh) trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng.(8’)
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?
- GV cung cấp thông tin vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi. Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh.
- GV mở rộng thêm: khi điều kiện bất lợi (khó khăn về thức ăn và nhiệt độ) -> vi khuẩn kết bào xác
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Học sinh đọc và thu thập thông tin
+ Phân bố khắp nơi. 
- Học sinh lắng nghe thu thập thông tin. 
- HS chú ý theo dõi.
Tiểu kết: Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí, trong cơ thể sinh vật
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’)
1. Củng cố : (2’)
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi sgk
2. Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở chuẩn bị bài : “ Vi Khuẩn (tt)”.
- Giáo dục cho các em khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. 
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 50. Vi khuẩn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc