Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 51: Nấm - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới

1. Mục tiêu:

 1.1 / Kiến thức:

 - Nu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tc hại v cộng dụng của nấm.

- Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết).

- Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với tự nhin, con người, thực vật.

 1.2 / Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của nấm trong đời sống

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.

 1.3 / Thái độ:

- Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.

2. Trọng tm:

- Tầm quan trọng của nấm.

3 / Chuẩn bị:

3.1* Giáo viên:

- Tìm mẫu một số nấm lạ có hại cho người.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3115Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 51: Nấm - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 51 Tiết 63 . 
Tuần 33 Bài 51: NẤM(tt)
1. Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:
 - Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và cộng dụng của nấm.
Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết).
Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với tự nhiên, con người, thực vật.
 1.2 / Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của nấm trong đời sống
Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận
Rèn kĩ năng quan sát.
Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
 1.3 / Thái độ:
Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.
2. Trọng tâm:
- Tầm quan trọng của nấm.
3 / Chuẩn bị:
3.1* Giáo viên:
Tìm mẫu một số nấm lạ có hại cho người.
3.2* Học sinh:
Nghiên cứu bài 57, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
+ Nấm có tầm quan trọng như thế nào?
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
 4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: Nấm rơm có đặc điểm gì? Ngồi màu của nấm rơm, ở nấm cịn cĩ màu nào khác khơng?(10đ)
- HS: gồm 2 phần là sợi nấm và mũ nấm. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân và không có diệp lục. (5đ)
 - HS: Màu đỏ, trắng, xen kẽ các màu với nhau . (5đ)
 4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Mở bài : Màu đỏ, trắng, xen kẽ các màu với nhau thể hiện một số loại nấm cĩ thể cĩ lợi hoặc cĩ hại cho bản thân con người, thực vật, động vậtVậy chúng cĩ đặc điểm sinh học như thế nào?
Hoạt động 2: Đặc điểm sinh học.
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước?
+ Tại sao quần áo hay đồ đạc để lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
- Tại sao ở chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
- HS: thảo luận nhóm trả lời.
- GV: mời đại diện nhóm trình bày, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hỏi: điều kiện phát triển của nấm là gì?
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời.
- GV mời 1 HS trình bày, mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và hỏi: nấm dinh dưỡng bằng cách nào?
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời.
- GV: so sánh cách dinh dưỡng của nấm và vi khuẩn?
- HS: so sánh
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của nấm.
* Mục tiêu: HS nêu được tầm quan trọng của nấm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, nấm có công dụng gì? Cho ví dụ?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình, hoặc mẫu 1 số nấm có ích trả lời: phân giải chất hữu cơ, sản xuất rượu, bia
- GV giới thiệu 1 số nấm có ích và công dụng của chúng . . . 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hỏi: nấm gây những tác hại gì cho thực vật?
- HS đọc thông tin SGK, trả lời: nấm than ngô kí sinh làm hỏng bắp, . . .
- GV: giới thiệu 1 số nấm có hại gây bệnh cho thực vật.
- GV: kể 1 số nấm có hại cho người?
- HS kể 1 số nấm có hại cho người
- GV: muốn phòng trừ một số bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào?
- HS trả lời.
- GV: muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
- HS trả lời.
- GV: mở rộng tầm quan trọng của nấm: Đối với thiên nhiên, con người, thực vật, động vật
B/ Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
I/ Đặc điểm sinh học.
1/ Điều kiện phát triển của nấm
- Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.
2/ Cách dinh dưỡng
- Nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh, một số nấm cộng sinh.
3/ Sinh sản: 
- Nấm sinh sản bằng bào tử.
II/ Tầm quan trọng của nấm.
1/ Nấm có ích.
- Đối với thiên nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
 + Ví dụ: các nấm hiển vi trong đất.
- Đối với con người :Sản xuất rượu bia
 + Làm thuốc.
2/ Nấm có hại: Đối với con người:
- Nấm gây một số tác hại như:
+ Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và cho người.
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng
+ Nấm độc có thể gây ngộ độc.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: Điều kiện phát triển của nấm?
- HS: Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.
- GV: nấm có tầm quan trọng như thế nào?
- HS: 1/ Nấm có ích.
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. - Sản xuất rượu bia - Làm thuốc.
2/ Nấm có hại.
- Nấm gây một số tác hại như:
+ Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và cho người.
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng + Nấm độc có thể gây ngộ độc.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk:
 + Điều kiện phát triển của nấm?
 + Nấm có tầm quan trọng như thế nào?
- Xem bài 52, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Địa y có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
+ Vai trò của địa y là gì?	
5. Rút kinh nghiệm:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
- Phương pháp:	
- Nội dung:	
Bài 52 Tiết 68 . 
Tuần : 33
Bài 52: ĐỊA Y
1. Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:
HS nêu được cấu tạo và vai trị của địa y.
 + Hiểu được thành phần cấu tạo địa y.
 + Chức năng từng thành phần.
 + Vai trị của Địa y : Đối với thiên nhiên, con người, thực vật, động vật.
 1.2 / Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát.
Kĩ năng nhận biết.
 1.3 / Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. Trọng tâm:
- Vai trị của địa y
3 / Chuẩn bị:
3.1* Giáo viên:
Mẫu địa y (nếu có).
3.2* Học sinh:
Nghiên cứu bài 52, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Địa y có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
+ Vai trò của địa y là gì?
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
 4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: Nấm có tầm quan trọng như thế nào? Khi quan sát cây xà cừ lâu năm ta thấy lớp da phía ngồi cĩ hiện tượng gì? (10đ)
- HS: 1/ Nấm có ích. (2đ)
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. - Sản xuất rượu bia - Làm thuốc.
2/ Nấm có hại.(3đ) 
- Nấm gây một số tác hại như:
+ Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và cho người.
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng + Nấm độc có thể gây ngộ độc.
 - HS: Cĩ các nốt màu trắng. (5đ)
 4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: vào bài : Xung quanh thân cây lâu năm ta thường thấy các nốt như bạn trả lời vậy các nốt đĩ cĩ cấu tạo và vai trị như thế nào và tên là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng cấu tạo của địa y
* Mục tiêu : HS nêu được hình dạng cấu tạo của địa y
GV: Y / c HS quan sát hình ảnh địa y ở sgk
HS: Quan sát + trả lời câu hỏi
? Địa y sống ở đâu
? Có hình dạng như thế nào
HS: Nghiên cứu thông tin 
HS: Thảo luận nhóm + Trả lời câu hỏi :
? Cơ thể chúng có cấu tạo như thế nào 
? Chúng có đặc điểm nào giống và khác với nấm và vi khuẩn
HS: Đại diện nhóm báo cáo 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của địa y
* Mục tiêu : HS nêu được vai trò của địa y
HS: Nghiên cứu thông tin 
HS: Trả lời câu hỏi
? Địa y có vai trò như thế nào
HS: Đại diện trả lời 
GV: mở rộng vai trò của đđịa y: Đối với thiên nhiên, con người, thực vật, động vật
I/ Quan sát hình dạng, cấu tạo.
- Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo gồm những sợi nấm xen kẽ lẫn các tế bào tảo.
- Công sinh là hình thức sống chung giữa hai cơ thể sinh vật mà cả hai cùng có lợi.
II/ Vai trò
- Đối với thiên nhiên: Phân huỷ đá thành đất
- Đối với thực vật: Tạo thành chất mùn
- Đối với động vật: Làm thức ăn cho hươu Bắc cực
- Đối với con người: Làm nguyên liệu chế nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Địa y có hình dạng , cấu tạo như thế nào ?
 + Địa y có hình vảy hoặc hình cành
- Thành phần của chúng gồm những gì ?
 + gồm những sợi nấm xen kẽ lẫn các tế bào tảo
- Địa y có vai trò như thế nào ?
 + Đối với thiên nhiên, con người, thực vật, động vật
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk:
+ Địa y có hình dạng , cấu tạo như thế nào ?
+ Địa y có vai trò như thế nào ?
- Xem bài các bài từ chương VIII đến Chương X tiết sau “Bài tập”
5. Rút kinh nghiệm:
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
- Nội dung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Nấm - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới.doc