1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- HĐ 2:
+ HS biết: Sự phong phú đa dạng của thực vật
+ HS hiểu: Vai trò của thực vật.
- HĐ 3:
+ HS biết: Nêu được đặc điểm chung của thực vật
1.2. Kỹ năng
- HS thực hiện được: Kỹ năng hoạt động nhóm, quan sát tranh ảnh
- HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng đọc và tìm kiếm thông tin SGK
1.3. Thái độ
- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật.
- Thói quen: Yêu thích bộ môn, học tập nghiêm túc
Tuần : 1 Tiết : 2 ND : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT 1. MỤC TIÊU Kiến thức - HĐ 2: + HS biết: Sự phong phú đa dạng của thực vật + HS hiểu: Vai trò của thực vật. - HĐ 3: + HS biết: Nêu được đặc điểm chung của thực vật 1.2. Kỹ năng - HS thực hiện được: Kỹ năng hoạt động nhóm, quan sát tranh ảnh - HS thực hiện thành thạo: Kỹ năng đọc và tìm kiếm thông tin SGK 1.3. Thái độ - Tính cách: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật. - Thói quen: Yêu thích bộ môn, học tập nghiêm túc 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Sự đa dạng của thực vật - Đặc điểm chung của thực vật 3. CHUẨN BỊ. 3.1. Giáo viên - Bảng phụ ghi tên nội dung bài tập Học sinh - Sưu tầm tranh ảnh hoặc báo, bìa lịch có vẽ hoặc chụp ảnh các lồi thực vật sống ở môi trường khác nhau; Ôn lại kiến thức về quang hợp 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định tổ chức và kiểm diện 6A1.. 6A2.. 6A3.. 6A4.. 6A5.. Kiểm tra miệng Câu hỏi Trả lời Điểm Câu 1: Giới sinh vật chia làm may nhóm ? Hãy nêu tên những sinh vật có ích và những sinh vật có hại cho con gười ? Em có biện pháp gì để bảo vệ sinh vật có ích nhằm góp phần bảo vệ môi trường ? (10 đ) Đ1 :- Giới sinh vật chia làm 4 nhóm : ĐV,TV, Vi khuẩn, nấm - SV có ích : chó, mèo, cá ong - SV có hại : ruồi, muỗi, sâu bọ gây bệnh * Biện pháp bảo vệ : - Đối với sinh vật có ích : ta không nên săn bắt bừa bãi, hoặc làm bẩn môi trường sống của chúng - Đối với sinh vật có hại : ta phải tiêu diệt hoặc phòng bệnh do chúng gây ra 10 4.3 Tiến trình bài học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học HĐ 1: Vào bài (1 phút) Thực vật là nhóm sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và tự nhiên. Vậy thực vật có đặc điểm gì? Làm sao nó có thể đáp ứng nhiều đến nhu cầu của con người và tự nhiên chúng ta cùng tìm hiểu qua tồn bộ chương trình sinh học lớp 6 và đặc biệt chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm chung của thực vật qua bài học hôm nay. HĐ 2: (15 phút) Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật MT : HS thấy được sự phong phú đa dạng của thực vật GV: Các em quan sát tranh vẽ hoặc quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4. trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK/11 HS: Quan sát các hình từ 3.1 đến 3.4 SGK/10 thảo luận nhóm 5 phút . đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung can nêu được : (Gợi ý : TV sống ở mọi nơi trên trái đất, sa mạc ít thực vật, đồng bằng thực vật phong phú, cây sống trên mặt nước rễ ngắng phong phú) GV: Nhận xét chung, sửa sai và yêu cầu HS rút ra kết luận ? Em có nhận xét gì về giới thực vật trong tự nhiên? GDMT : Nêu các thực vật có ích cho đòi sống con người ? Em có biện pháp gì để bảo vệ chúng ? BĐKH: Thực vật có giá trị trong tư nhiên và đời sống con ngườià Cần có ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật đặc biệt bảo vệ thực vật bản địaà Tăng bể hấp thụ khí nhà kínhà Giảm nhẹ tác động của BĐKH, thiên tai. HN: Thực vật có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Chúng có ảnh hưởng lớn và có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống HĐ 3: (20 Phút) Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật MT : HS nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật GV : Yêu cầu HS hồn thành bản phần lệnh SGK/11 - Học sinh lập bảng và hồn thành bảng GV: Treo bảng phụ và yêu cầu HS lên bảng chửa bài GV: Đưa một số hiện tượng và yêu cầu HS nhận xét hoạt động của sinh vật ? Cây lúa có khả năng tự tạo chất dinh dưỡng được không. (được) ? Nó có sinh sản không. (Có đó là sự ra hoa tạo hạt ) ? Khi ta chạm tay vào cây trinh nữ ( cây mắc cở ) ta tháy lá cây có hiện tượng gì ? Lá cụp lại từ từ) GV : Yêu cầu HS rút ra kết luận từ các ví dụ và bảng trên ?Thực vật có những đặc điểm chung gì ? MR: ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt động vật và thực vật ? ( Động vật di chuyển được, và lấy chất dinh dưỡng từ một ơ thể khác để sống ) HN: Nghiên cứu về giới thực vật là mối quan tâm của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề: nông nghiệp- trồng trọt, lâm nghiệp, sinh thái học, môi trường.. 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật * Sự đa dạng phong phú của thực vật được thể hiện bằng: - Đa dạng về môi trường sống: thực vật có thể sống ở: + Các miền khí hậu khác nhau. Ví dụ: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. + Các dạng địa hình khác nhau. VD: đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.. + Các môi trường khác nhau: nước, trên mặt đất. - Số lượng các loài - Số lượng cá thể trong loài * Vai trò của thực vật trong tự nhiên: - Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường - Đối với động vật: cung cấp thức ăn, chỗ ở. - Đối với con người: cung cấp thực phẩm. 2. Đặc điểm chung của thực vật - Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ - Phần lớn không có khả năng di chuyển - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngồi. 4.4. Tổng kết Câu hỏi Trả lời Câu 1. Hãy đánh dấu đen vào ô vuông đầu câu trả lời đúng Điểm khác biệt cơ bản giữa thực vật với sinh vật khác là: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Thực vật sống khắp mọi nơi. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với kích thích của môi trường. thực vật có khả năng vận động, lớn lên sinh sản Câu 2. Thực vật ở những nơi nào trên trái đất ? Ví dụ cụ thể ? Câu 3 . Đặc điểm chung của thưc vật là gì ? Câu 4 . Ở nước ta TV rất phong phú , nhưng vì sao nhà nước ta vận động nhân dân trồng thêm cây và bảo vệ chúng ? Đáp án :c Thực vật sống khắp nơi trên trái đất như : dưới nước , trên đồng bằng , đồi núi, sa mạc, trên đầm lay Tự tổng hợp chất hữu cơ, không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với môi trường Vì dân số tăng , tình trng khai thác bừa bãi dẫn đến mất rừng đầu nguồn xảy ra hạn hán , xói mòn , lũ lụt 4.5. Hướng dẫn học tập * Đối với bài học ở tiết học này: Trọng tâm đăc điểm chung của thực vật , và sự đa dang của thực vật Đọc kết luận cuối bài và trả lời câu 1,2,3 SGK , làm bài tập SGK/12 Đọc mục em có biết * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Mỗi nhóm 1 cây có hoa (cải, hoa hồng, hoa cúc); mỗ nhóm cây dương sĩ, cây cỏ Kẻ bảng “ những cơ quan mà cây có” SGK/13 Nghiên cứu nội dung bài 4 tìm hiểu thực vật có hoa và thục vật không có hoa phân biệt nhau bởi những đặc điểm nào ? trong thục tế cây nào là cây lâu năm, cây nào là cây 1 năm 5. PHỤ LỤC
Tài liệu đính kèm: