Giáo án Sinh học lớp 6 - Đại cương về giới thực vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

 -Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.

- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa

2.Kĩ năng

- Phn biệt được cy một năm và cây lâu năm.

 - Nu cc ví dụ cy cĩ hoa v cy khơng cĩ hoa.

3.Thái độ : Giáo dục ý thức vệ thực vật

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Đại cương về giới thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/08/2015 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
ND:25/08/2015	 Tiết 3:
 Bài 3+4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT - CÓ PHẢI THỰC TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
 -Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa
2.Kĩ năng 
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
 - Nêu các ví dụ cây cĩ hoa và cây khơng cĩ hoa.
3.Thái độ : Giáo dục ý thức vệ thực vật 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các khu vườn. 
- Tranh anh về thực vật.
- Tranh vẽ phóng to hình 4.1 ,4.2 SGK. 
- Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa và hạt 
2.Học sinh: Đọc trước bài 3, 4; kẻ bảng trang 11, 13, cây cải, đậu có cả hoa và quả.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên một số SV sống trên cạn, dưới nước, trên cơ thể người? Chúng có lợi hay có hại như thế nào?
3. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Kể tên các cây có trong sân trường? Các cây có trong sân trường có giống nhau không? Vậy thực vật rất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng phong phú song chúng cũng có những điểm chung. 
Những sinh vật có những đặc điểm gì chung thì được xếp vào nhóm thực vật? Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp các câu hỏi trên. 
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA THỰC VẬT.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Treo tranh phóng to H31.-3.4. Yêu cầu HS quan sát
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm bàn:
-Y/C HS báo cáo theo dạng hỏi đáp
+ Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống?
+ Kể tên một số cậy sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sông biển?
+ Nơi nào thực vật phong phú? nơi nào không?
+ Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn?
+ Kể tên một số cây sống trên mặt nước? Chúng có gì khác với những cây sống trên cạn?
+ Kể tên một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu?
+ Nhận xét gì về thực vật?
+ Có bao nhiêu loài thực vật? Ở Việt Nam có bao nhiêu loài?
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung?
- HS quan sát tranh trong SGK hoặc tranh ảnh tìm được
- Các nhóm thảo luận nhóm bàn, tim câu trả lời:
- HS báo cáo, nhận xét tìm ra đáp án đúng
+ Thực vật có ở ruộng lúa, rừng nhiệt đới, hồ sen, sa mạc.
+ Đồng bằng: Lúa, đậu, ngô;đồi núi: cây thông, cây đa; Ao hồ: sen, súng, bèo; sa mạc: xương rồng, cỏ lạc đà
+ Rừng nhiệt đới có thực vật phong phú, sa mạc thực vật ít phong phú.
+ Cây thông, cây dầu, cây bơ, cây mít
+ Cây bèo, cây sen: nhỏ, lá to rộng, thân mềm yếu.
+ Cây cỏ, cây lúa, cây hoa cúc
+ Thực vật đa dạng phong phú sống khắp nơi
+ Có 25-300000 loài. Ơû Việt nam có 12000 loài.
- Thực vật rất đa dạng và phong phú.
* Tiểu Kết:
Thực vật rất đa dạng và phong phú thể hiện qua: môi trường sống, số lượng loài, số lượng cá thể trong loài
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS làm bài tập trong bảng SGK/ 11
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Nhận xét các hiện tượng sau:
+ Lấy roi đánh con chó, con chóvừa chạy vừa sủa; quật vào cây, cây vẫn đứng im.
+ Khi trồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, một thời gian sau ngọn cây sẽ cong về hướng có ánh sáng.
->Hãy rút ra đặc điểm chung của thực vật?
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/11
+ Cây xanh có khả năng gì khi có ánh nắng mặt trời?
+ Nhờ đâu cây xanh có khả năng đó?
- Yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của thực vật.
- Với đặc điểm như vậy cây xanh có vai trò gì với thiên nhiên và con người?
- Qua đó GV giáo dục ý thức bảo vệ thực vật cho HS.
- HS làm bài tập trong bảng SGK
- HS thảo luận nhóm: Nhận xét các hiện tượng sau:
+ Động vật có khả năng di chuyển, thực vật thì không.
+ Thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường.
->Thực vật không có khả năng di chuyển
Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường
- HS đọc thông tin SGK/11
+ Thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
+ Khả năng đó có được là do thực vật có diệp lục.
-HS rút ra kết luận: 
+ Thực vật không có khả năng di chuyển
Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường
+Thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
- 1-3 HS trả lời, bổ sung.
* Tiểu kết:
- Không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường
- Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU THỰC VẬT CÓ HOA VÀ THỰC VẬT KHÔNG CÓ HOA.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 a. Tìm hiểu các cơ quan của cây cải 
- Yêu cầu HS quan sát H4.1 SGK phóng to, và bảng 1 SGK nhớ các cơ quan của cây cải và chức năng của các bộ phận.
+ Cây cải có những loại cơ quan nào ?
+ Chức năng của từng cơ quan đó ?
b . Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa 
 - Yêu cầu HS quan sát bảng 2 
- Yêu cầu HS nhóm thảo luận hoàn thành bảng SGK/13.
- Yêu cầu HS báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. 
- Yêu cầu HS xem lại cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của các cây và chia chúng thành hai nhóm.
-GV lưu ý cho HS cây dương xỉ không có hoa
+ Kể thêm một số cây có hoa, không có hoa khác em biết.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK/14.
+ Vậy thực vật có thể chia thành mấy nhóm? 
+ Thực vật có hoa có những loại cơ quan nào?
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan sinh sản gồm những bộ phận nào?
 - HS quan sát cây cải và hình 4.1 đối chiếu với bảng 1 SGK ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải 
+ Gồm 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản 
+ Chức năng : 
Cơ quan sinh dưỡng: Nuôi dưỡng cây 
Cơ quan sinh sản: Duy trì nòi giống 
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 
- Đại diện nhóm lên trình bày hoàn thành bảng 
-1-2 HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS kể thêm một số cây không có hoa, có hoa khác 
- HS hoàn thành bảng vào vở bài tập
- Có thể chia làm 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa 
+ Có 2 loại: Cơ quan sinh dưỡng và sinh sản
+Gồm: Rễ, thân, lá
+ Gồm: Hoa, quả, hạt
STT
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rễ
Thân
Lá
Hoa
Quả
Hạt
1
Cây chuối
X
X
X
X
X
X
2
Cây rau Bợ
X
X
X
3
Cây dương xỉ
X
X
X
4
Cây rêu
X
X
X
5
Cây sen
X
X
X
X
X
X
6
Cây khoai tây
X
X
X
X
X
X
* Tiểu kết:
- Dựa vào đặc điểm có hoa thì thực vật chia làm 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- Thực vật có hoa có 2 loại cơ quan: 
+ Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá
+ Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt
HOẠT ĐỘNG 4 : TÌM HIỂU CÂY MỘT NĂM VÀ CÂY LÂU NĂM.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV y/c HS cho các ví dụ:
+ Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
+ Kể tên những cây sống lâu năm, thường ra hoa nhiều lần trong đời?
- Vậy cây một năm và cây lâu năm có gì khác nhau?
- 1-3 HS cho ví dụ lên bảng
- 1-3 HS trả lời, nhận xét, bổ sung
* Tiểu kết: Dựa vào thời gian sống chia thành cây một năm và cây lâu năm
3. Có phải cây có hoa là cây một năm không? Vì sao?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
1. Xếp các cây sau vào bảng cho thích hợp: Cây ổi, cây lúa, cây ngô, cây tầm gửi, cây đậu, câyxoài, cây mít, cây hoa cúc, cây hoa lan, cây chuối, cây tùng, cây thông
Cây một năm 
Cây lâu năm
Cây có hoa
Cây không có hoa
2. Nhóm cây nào sau toàn cây có hoa:
a. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây điều
b. Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây hoa hồng
c. Cây táo, cây mít, cây thông, cây ổi
d. Cây dừa, cây hành, cây rêu, cây dưa leo.
2. Dặn dò:
- Đọc mục “Em có biết”
-Dặn HS về học bài, trả lời câu hỏi trang 12,15 vào vở bài tập.
- Học thuộc bài, chuẩn bị bài: “Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng”, đọc kĩ cấu tạo của các loại kính trên, chuẩn bị một ít rêu tường.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Dac_diem_chung_cua_thuc_vat.doc