Giáo án Sinh học lớp 6 - Năm học 2013 – 2014

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

- Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.

 - Bảng phụ phần 2.

 

doc 228 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Năm học 2013 – 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụy của hoa khác.
2. Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
3. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,
- HS ghi bài.
a. Hoa tự thụ phấn:
 Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
 Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
b. Hoa giao phấn:
 Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
 Đặc điểm hoa giao phấn:
- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (14’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100
1. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài
- HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:
1. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
2. Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
3. Hạt phấn to, có gai
4. Đầu nhụy thường có chất dính
- HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS ghi bài
2.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai.
- Đầu nhụy thường có chất dính
4. Củng cố đánh giá: (5’)
 	Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	Trả lời câu 4 SGK tr.100: Các hoa nở về đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
	Những hoa này thường có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng chưa nhận ra hoa.
5. Dặn dò: (2’)
-	Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-	Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:2/1/2014
Tiết 38:
Bài 30: THỤ PHẤN ( Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm ở hoa thụ phấn nhờ gió. So sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu được hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người trong quá trình thụ phấn của hoa góp phần nâng cao năng suất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa ngô.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’) Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Tự thụ phấn? Hiện tượng tự thụ phấn thường gặp ở loại hoa nào?
 - Thế nào là hoa giao phấn? Hiện tượng giao phấn thường gặp ở loại hoa nào? 
 3. Bài mới : THỤ PHẤN 
Giới thiệu bài: (1’)
 Phát triển bài: Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ còn có thụ phấn nhờ gió và do con người. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về 2 hình thức thụ phấn này.
Hoạt động 1: Đặc điểm cua hoa thụ phấn nhờ gió: (18’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Hướng dẫn HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4 Và đọc TT SGK trang 101 thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?Vị trí đó có t/d gì trong TP nhờ gió?
+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
- GV: Y/c các nhóm trả lời, nhận xét, bổ xung.
- GV: Y/c các nhóm tiếp tục thảo luận so sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?
- GV: Gọi đại diện nhóm TL, nhóm khác nhận xét.
- GV: Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những ĐĐ nào?
- GV: Nhận xét – hoàn chỉnh kiến thức.
- HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4. Nghiên cứu TT SGK - Thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hoa đực ở trên: T/d dễ tung hạt phấn. Hoa cái ở dưới dễ hứng hạt phấn.
+ Giúp gió thổi hạt phấn di xa. Đầu nhụy dài có nhiều lông giúp giữ hạt phấn.
- Đại diện trả lời, nhóm khác bổ xung.
- Nhóm thảo luận: Trả lời.
+ Hoa TP nhờ sâu bọ có bao hoa phát triển, cánh hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm; Nhị hoa ngắn, hạt phấn to, có gai; Nhụy ngắn, đầu nhụy có chất dính.
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: Bao hoa tiêu giảm; nhị hoa có chỉ nhị dài, hạt phấn nhỏ, nhẹ; Vòi nhụy dài, đầu nhụy có lông.
 - HS: Nhóm TL, nhóm khác bổ xung.
- HS: TL câu hỏi.
3. Đặc điểm cua hoa thụ phấn nhờ gió
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.
Hoạt động 2: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn: (14’).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Y/c HS đọc TT SGK Tr 101 mục 4. Trả lời câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
+ Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- GV: chỉ định 1, 2 HS trả lời câu hỏi và y/c HS khác nhận xét.
- GV: kết luận.
- HS: Đọc TT.
+ Con người đã chủ động thụ phấn cho hoa.
+ Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt, năng suất cao.
- HS: trả lời câu hỏi – nhận xét câu trả lời.
- HS: nghe ghi bài.
Ứng dụng kiến thức về thụ phấn 
- Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn để làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
4. Củng cố đánh giá: (5’)
 	- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
	- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
5. Dặn dò: (2’)
	- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.
	- Đọc em có biết.
	- Xem bài tiếp theo, vẽ hình 31.1 vào vở học.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:3/11/2014
Tiết 39:
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
I/ MỤC TIÊU
- 	HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- 	Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. 
-	Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
* Kĩ năng sống: Tham gia hoạt động theo nhóm, hoạt động độc lập; Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc, trồng, bảo vệ cây xanh.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp: Trực quan, hoạt động theo nhóm, hoạt động độc lập, vấn đáp tìm tòi.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- GV: Tranh phóng to hình 31.1.
	- HS: Xem trước bài ở nhà, vẽ hình 31.1 vào vở học.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’) Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
 - Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? 
 	Trả lời: + Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn
+ Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt, người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn
+ Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới
 3. Bài mới : THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
* Khám phá: tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
* Kết nối:
Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn. (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 31.1.
- Gọi HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103
- GV yêu cầu HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát hình 31.1 theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103.
- HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn kết hợp chỉ tranh.
- HS ghi bài
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
 Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn.
Thụ tinh. (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục 
q SGK tr.103
- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi:
1. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?
2. Sự thụ tinh là gì?
3. Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- GV nhận xét -> chốt lại ý chính và nhấn mạnh: sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.
- GV mở rộng: Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- HS quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục q SGK tr.103
- HS thảo luận, trả lời đạt:
1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời đạt: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
2. Thụ tinh.
 Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
 Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
 Kết hạt và tạo quả: (12’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
3. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
- GV nhận xét, chốt lại ý chính
- GV mở rộng: Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? 
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt do noãn của hoa tạo thành.
2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi.
3. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.
- HS ghi bài
- HS trả lời đạt: 
+ Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm,
+ Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô,
3. Kết hạt và tạo quả.
 Sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi.
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa).
4. Củng cố đánh giá: (5’)
 - Y/c học sinh đọc khung ghi nhớ màu hồng SGK.
 - Câu 1: Đáp án: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
 - Câu 2: Đa: Quả do bầu của hoa tạo thành. Hạt của hoa do noãn tạo thành.
5. Dặn dò: (2’)
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Đọc phần Em có biết ?
Chuẩn bị bài tiếp theo và quan sát trước các loại quả ở nhà theo yêu cầu của SGK.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:6/1/2014
Tiết 40:
Chương VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ 
I/ MỤC TIÊU.
- 	Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau. 
- 	Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: Nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: Hai loại quả khô và hai loại quả thịt.
* KN sống: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào kỹ năng sống như: Hợp tác nhóm, trao đỗi thảo luận trong nhóm, trình bày trước đám đông. Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau thu hoạch.
 - Giáo dục ý thức BV thiên nhiên, cải tạo môi trường sống.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP 
 - Dạy học nhóm, trực quan, vấn đáp tìm tòi, trình bày 1 phút 
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 32.1 Sưu tầm một số loại quả khô, quả thịt: cải, đậu, bồ kết, táo, mơ
- HS: Đọc bài trước ở nhà. Quan sát các loại quả trước ở nhà và chuẩn bị một số quả phổ biến: Táo, đậu, cải, mơ
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (6’ )
 - Sự thụ tinh là gì? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
 - Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? 
 3. Bài mới : 	CÁC LOẠI QUẢ 
* Khám phá: (2’) Y/c HS kể một số loại quả mà em được biết, chúng giống và khác nhau ở điểm nào? ứng dụng kiến thức trên vào thực tế như thế nào?
* Kết nối: 1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả? (15’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau
- GV hỏi: Nhóm đã dựa vào đặc điểm nào để phân chia các quả trên vào các nhóm?
- GV nhắc lại tóm tắt cách phân chia của HS, từ đó hướng dẫn cách chia nhóm các loại quả như sau:
+ Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ: số lượng hạt, đặc điểm màu sắc của quả,
+ Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó. Ví dụ: về số lượng hạt (một hạt, không có hạt, nhiều hạt); về màu sắc của quả (màu sặc sỡ, màu nâu, màu xám,)
+ Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách: xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào một nhóm.
- GV giảng giải: các em đã biết cách chia quả thành những nhóm khác nhau theo mục đích và những tiêu chuẩn mình tự đặt ra. Tuy nhiên vì không xuất phát từ mục dích nghiên cứu nên cách phân chia đó còn mang tính tùy tiện. Bây giờ chúng ta sẽ học cách phân chia quả theo những tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đề ra nhằm mục đích nghiên cứu. 
- HS hoạt động nhóm: quan sát mẫu vật nhóm mang theo và những quả có trong hình 32.1 SGK tr.105 -> chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau
- Có thể dự đoán HS phân chia dựa vào các cách sau:
+ Nhóm quả nhiều hạt, nhóm quả có một hạt, nhóm quả không có hạt
+ Nhóm quả ăn được, nhóm quả không ăn được
+ Nhóm quả có màu sắc sặc sỡ, nhóm qảu có màu nâu xám.
+ Nhóm quả khô, nhóm quả thịt.
- HS lắng nghe.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả?
- Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có những điểm nào khác nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau.
- Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó.
- Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách: xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào một nhóm.
HĐ 2: Các loại quả chính (15’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 -> nêu tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt.
- GV yêu cầu HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết
a. Các loại quả khô:
- GV yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm
+ Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô
+ Gọi tên hai nhóm quả khô đó
- GV nhận xét, chốt ý
- GV yêu câu HS cho ví dụ các loại quả của hai nhóm 
- GV liên hệ thực tế: Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín khô?
b. Các loại quả thịt:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.106 -> tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả thịt?
- GV yêu cầu các nhóm nêu ví dụ
- GV cho HS tự rút ra kết luận
- GV liên hệ: Người ta có cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
- GDMT: Con người sử dụng các sản phẩm từ cây xanh: thân, rễ, lá, các loại hoa quả à chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ và phát triển cây xanh ngày một tốt hơn.
- HS đọc thông tin mục qSGK tr. 106 để biết tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính: quả khô và quả thịt
- HS xếp các quả của nhóm mình thành hai nhóm quả đã biết
- HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia qủa khô thành hai nhóm: 
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài: cải, các loại quả đậu, đậu bắp, chi chi, quả bông,.
+ Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự tách ra: thìa là, chò, .
- HS trả: Vì nếu đợi đến lúc quả chín khô, quả tự nẻ, hạt sẽ rơi hết xuống ruộng không thể thu hoạch được.
- HS đọc thông tin SGK tr.106 
-> nắm được:
+ Quả mọng gồm toàn thịt: chanh, cà chua, đu đủ, chuối, hồng, nho,
+ Qủa hạch có hạch cứng bao bọc lấy hạt: táo ta, đào, mơ, dừa,
- HS trả lời đạt: Rửa sạch, cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh, phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu,.
2: Các loại quả chính.
 Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm:
- Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng.
- Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
a. Các loại quả khô: 
+ Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra.
+ Qủa khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự nứt ra.
b. Các loại quả thịt:
+Quả mọng: gồm toàn thịt.
+ Qủa hạch: có hạch cứng bao bọc lấy hạt.
4. Củng cố đánh giá: (6’ )
- Qua bài em nắm được nội dung kiến thức gì?
- Y/c HS đọc khung ghi nhớ.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
5. Dặn dò: (2’ )
Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại.
Đọc phần Em có biết ?
Chuẩn bị bài kế tiếp. Hướng dẫn ngâm hạt đậu đen, hạt ngô chuẩn bị cho bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:12/1/2014
Tiết: 41
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 
I/ MỤC TIÊU.
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
* KN sống: Rèn kỹ năng tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.
- Biết cách chọn và bảo quản hạt giống.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp trực quan, quan sát, phân tích, hợp tác nhóm
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. GV.
- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Mẫu vật: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
- Kim mũi mác, kính lúp cầm tay. Bảng phụ bảng SGK tr.108
2. HS:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Mổi nhóm chuẩn bị: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả thịt và quả khô? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt có ở địa phương em. 
- Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch có ở địa phương em. 
 3. Bài mới: 	HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 
* Khám phá: Hạt phát triển thành cây. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?
* Kết nối:
1:Các bộ phận của hạt.: (16’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- GV hướng dẫn nhóm chưa bóc tách được
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng
- GV gọi HS lên điền tranh câm
- GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. 
- GDMT: Giáo dục cho HS biết tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người.
- HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- HS lên hoàn thành bảng
- HS lên điền tranh câm
- HS ghi bài
1:Các bộ phận của hạt.
 Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 
BẢNG HỌC TẬP
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi, phôi nhủ
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
Hai lá mầm
Một lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
Ở hai lá mầm 
Ở phôi nhũ 
Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?
2. Thế nào là cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ.
 Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm
2. Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.
 Cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- HS ghi bài.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:
- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.
hat 
- Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.
 - Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
4. Củng cố đánh giá: (6’)
Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
Trả lời câu 2: chọn các hạt để lại làm giống có đủ các điều kiện sau:
	+ Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
+ Hạt không sứt sẹo: các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt nảy mầm được.
+ Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Trả lời câu 3: Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đâu đen chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành một bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm (là một phần của phôi). Vì vậy, câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.
5. Dặn dò: (2’)
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Làm bài tập SGK tr.109
Chuẩn bị làm thí nghiệm bài 35.
Chuẩn bị: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ,....
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_SINH_6_1314.doc