Giáo án Sinh học lớp 6 - Sự hút nước và muối khoáng của rễ

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.

 - Nêu được đường đi của nước và muối khoáng : Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận của cây.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng.

- Nêu được các ứng dụng thực tiễn có liên quan đến rễ cây.

b. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích phát hiện kiến thức.

- Rèn kĩ năng thảo lụân , hợp tác nhóm nhỏ.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan .

c. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Sự hút nước và muối khoáng của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/09/2015
Ngày dạy: 30/9,1/10/2015
Tiết 11. SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
(tiếp theo)
1. MỤC TIÊU 
a. Kiến thức
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.
	- Nêu được đường đi của nước và muối khoáng : Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận của cây.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng.
- Nêu được các ứng dụng thực tiễn có liên quan đến rễ cây.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích phát hiện kiến thức.
- Rèn kĩ năng thảo lụân , hợp tác nhóm nhỏ.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan . 
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
 	- Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to hình 10.1; 11.2 SGK. 
 	- Chuẩn bị của học sinh : - Học bài ở nhà
- Quan sát, thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, thuyết trình.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số lớp.
6A.................../ 6B..................../
b. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?
Đặt vấn đề: rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào ?
điều kiện gì ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây ?
c. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV cho HS nghiên cứu SGK làm bài tập mục s SGK trang 37.
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời " câu hỏi:
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan?
( Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hút nước và muối khoáng hoà tan )
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
( Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan )
Hoạt động 2
- GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu... 
a- Các loại đất trồng khác nhau
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK " trả lời câu hỏi: 
+ Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào? VD cụ thể?
( Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít-> Sự hút của rễ khó khăn. Đất phù sa: Nước và muối khoáng nhiều -> Sự hút của rễ thuận lợi. Đất đỏ bazan: trồng cây công nghiệp )
+ Em hãy cho biết địa phương em có đất trồng thuộc loại nào?
b- Thời tiết khí hậu
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
- GV gợi ý: khi nhiệt độ xuống dưới 0oC nước đóng băng, muối khoáng không hoà tan, rễ cây không hút được.
- Giáo dục: muốn cây phát triển tốt cần cung cấp đủ nước và muối khoáng cho cây trong quá trình chăm sóc cây cần chú ý đáp ứng nhu cầu nước và muối khoáng theo từng mùa
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút.
- Đường đi của nước và muối khoáng hòa tan:
Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận khác của cây (rễ, thân, lá)
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
- Đất trồng, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
* Ghi nhớ: SGK - 38
d. Củng cố kiến thức:
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:
	Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
	HS trả lời câu hỏi thực tế:
	+ Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc?
	+ Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước?
	+ Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
e. Hướng dẫn học bài ở nhà 
	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
	- Chuẩn bị giờ sau: theo nhóm: Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi( nếu có), dây tơ hồng, tranh các loại cây: Bụt mọc, cây mắm, cây đước( có nhiều rễ trên mặt đất).
Ngày soạn: 28/9/2015
Ngày dạy: 1;2/10/2015
Tiết 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
1. MỤC TIÊU: 
a. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng :
+ Nêu các loại rễ biến dạng : rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. 
+ Phân biệt các loại rễ biến dạng dựa vào : Vị trí, đặc điểm và chức năng.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích trên tranh và mẫu vật thật. 
- Kĩ năng thảo luận và hợp tác nhóm nhỏ.
c. Thái độ
	- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.	
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
a. Chuẩn bị của giáo viên 
- Kẻ sẵn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK trang 40.
- Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Mỗi nhóm chuẩn bị; củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, tranh cây bần, cây bụt mọc... và kẻ bảng trang 40 vào vở.
c. Phương pháp 
- Thực hành, trực quan.
- Quan sát, phân tích, so sánh trên mẫu vật.
- Thảo luận, hợp tác trong nhóm.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. ổn đinh lớp
- GV kiểm tra sĩ số lớp.
 	6A................/ 6B...................../
b. Kiểm tra bài cũ: 
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của rễ ?
c. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV yêu cầu hs hoạt động theo nhóm: Đặt mẫu lên bàn quan sát -> phân chia rễ thành nhóm.
- GV gợi ý: Có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây.
- GV củng cố thêm môi trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc: là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ
- GV không chữa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét hoạt động của các nhóm, HS sẽ tự sửa ở mục sau.
Hoạt động 2
- GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân.
- GV treo bảng mẫu để hs tự sửa lỗi( nếu có).
- Tiếp tục cho hs làm nhanh bài tập sgktr.41.
- GV đưa 1 số câu hỏi củng cố bài:
+ Có mấy loại rễ biến dạng?
+ Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì?
- GV có thể cho HS tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 HS đứng lên
- 1 HS hỏi: Đặc điểm rễ củ có chức năng gi?
- 1 HS trả lời nhanh: Chứa chất dự trữ.
1. Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng.
- Có 4 loại rễ biến dạng thường gặp:
+ Rễ củ: Củ cà rốt, củ cải.
+ Rễ móc: Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh
+ Rễ thở: Cây bụt mọc, mắm, bần.
+ Giác mút: Tơ hồng, tầm gửi.
2. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng 
STT
Tên rễ
biếndạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây.
1
Rễ củ
Cây cả củ
Cây cà rốt.
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
2
Rễ móc
Cây trầu
không, hồ tiêu, vạn niên thanh
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
Bám vào trụ giúp cây leo lên.
3
Rễ thở
Cây bụt mọc, cây mắm , cây bần.
Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngựơc lên trên mặt đất.
Giúp câu hô hấp trong không khí.
4
Giác mút
Cây tơ hồng, cây tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
Lấy thức ăn từ cây chủ.
d. Củng cố kiến thức: 
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:
	Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
Câu 2 Sgk: Phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi ra hoa vì: Chất dự trữ của các củ dùng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả. Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm đi nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
Câu hỏi kiểm tra: Hãy đánh dấu X vào ô vương đầu câu trả lời đúng:
	a) Rễ cây trầu không, cây hồ tiêu, cây vạn niên thanh là rễ móc.
	b) Rễ cây củ cải, củ su hào, củ khoai tây là rễ củ.
	c) Rễ cây bụt mọc, cây bần, cây đước là rễ thở.
	d) Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
e. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Học bài, làm bài tập. 
- Chuẩn bị giờ sau: 1 số cành cây: Râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Su_hut_nuoc_va_muoi_khoang_cua_re.doc