Giáo án Số học 6 - Trường THCS Trí Phải

1. Mục tiêu

a) Kiến thức.

- HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

b) Kĩ năng.

- HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu .

c) Thái độ.

- Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

2. Đồ dung dạy học

- GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đầu bài các bài tập củng cố.

- HS: Đọc trước bài.

 

doc 120 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học 6 - Trường THCS Trí Phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 26: LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 29/09/2012
	Ngày dạy: 09/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 10/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- HS biết nhận ra số nguyên tố, biết vận dụng làm các bài tập về số nguyên tố, hợp số.
- Nắm được các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
b) Kĩ năng.
- HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là số nguyên tố? Thế nào là hợp số? Làm bài 119 SGK.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Luyện tập.
GV: Cho HS làm BT 120 SGK.
GV: là số có hai chữ số, chữ số tận cùng là * :
? Để là số nguyên tố thì * có thể là những chữ số nào?
HS: Dựa vào bảng số nguyên tố không vượt quá 100 trả lời: * ∈ {3; 9}
Vậy số cần tìm là: 53; 59.
GV: Câu b làm tương tự: * ∈ {7}
Số cần tìm là: 97.
GV: Cho HS đọc đề bài 121 SGK ghi sẵn trên bảng phụ và hoạt động nhóm.
? Muốn tìm k để tích 3.k là số nguyên tố ta làm như thế nào?
GV: Hướng dẫn cho HS xét các trường hợp:
k = 0; k = 1; k > 1 (k ∈ N) 
HS: Thảo luận nhóm, trả lời từng trường hợp bằng cách thế k vào tích 3.k và xét tích đã thế.
GV: Ghi đề bài 122 SGK trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc từng câu và trả lời có ví dụ minh họa.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Cho HS hoạt động nhóm, gọi đại diện nhóm lên điền số vào ô trống trên bảng phụ đã ghi sẵn đề bài 123 SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Cho cả lớp nhận xét.Đánh giá, ghi điểm.
Bài 120 (SGK - 47):
Thay chữ số vào dấu *
a) Để số là số nguyên tố thì
* ∈ {3; 9} 
Vậy số cần tìm là: 53; 59.
b) Để số là số nguyên tố thì
* ∈ {7}.
Vậy số cần tìm là: 97.
Bài 121 (SGK - 47):
a) * Với k = 0 thì 3.k = 3.0 = 0
Không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số.
* Với k = 1 thì 3.k = 3.1 = 3 là số nguyên tố.
* k > 1 thì 3.k là hợp số
Vậy: k = 1 thì 3.k là số nguyên tố.
b) Tương tự: 
Để 7. k là số nguyên tố thì:
 k = 1.
Bài 122 (SGK - 47):
Câu a: Đúng. Ví dụ:...
Câu b: Đúng. Ví dụ:...
Câu c: Sai. Ví dụ:...
Câu d: Sai. Ví dụ:...
Bài 123 (SGK - 47):
a
29
67
49
127
173
253
p
2;3;
5
2;3;
5;7
2;3;
5;7
2;3;5;
7;11
2;3;5;
7;11;13
2;3;5;
7;11;13
HĐ2: Có thể em chưa biết.
GV: Cho HS đọc phần “có thể em chưa biết” SGK tr 48.
HS: Đọc.
GV: Giới thiệu cách kiểm tra một số là số 
nguyên tố như SGK đã trình bày, dựa vào bài 123 SGK đã giải.
GV: Cho HS đọc đề thảo luận nhóm và tìm các chữ số a, b, c, d của số năm ra đời của máy bay có động cơ.
HS: Thảo luận nhóm và trả lời:
 = 1903.
Máy bay có động cơ ra đời năm: 1903.
Bài 124 (SGK - 48):
Máy bay có động cơ ra đời năm 1903.
d) Củng cố.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Làm các bài tập 154; 155; 157; 158 SBT tr21.
- Đọc trước bài §15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
5. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 27: §15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
	Ngày soạn: 29/09/2012
	Ngày dạy: 09/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 10/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
- Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
b) Kĩ năng.
- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ hình23, 24, 25, phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà, đọc trước bài mới.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
? Em h·y viết số 300 dưới dạng một tÝch của hai thừa số lớn hơn 1?
HS: Thùc hiÖn.
GV: Với mỗi c¸ch viết của học sinh. Gi¸o viªn hướng dẫn và viết dưới dạng sơ đồ .
? C¸c thừa số 2; 3; 5 cã thể viết được dưới dạng tÝch hai thừa số lớn hơn 1 hay kh«ng? V× sao?
HS: Kh«ng, v× 2; 3; 5 lµ số nguyªn tố nªn chỉ cã hai ước là 1 và chÝnh nã. Nªn kh«ng thể viết dưới dạng tÝch 2 thừa số lớn hơn 1.
GV: Cho học sinh viết 300 dưới dạng tÝch (hàng ngang) dựa theo sơ đồ.
HS: Thùc hiÖn.
GV: H·y nhận xÐt c¸c thừa số của c¸c tÝch trªn.
HS: C¸c thừa số đều là số nguyªn tố.
GV: Giới thiệu qu¸ tr×nh làm như vậy. Ta nãi: 300 đã được ph©n tÝch ra thừa số nguyªn tố.
? Vậy ph©n tÝch 1 số ra thừa số nguyªn tố là g×?
HS: Đọc phần đãng khung SGK.
GV: Giới thiệu phần chó ý và cho HS đọc.
HS: Đọc chó ý SGK.
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
VÝ dụ: (SGK - 48).
300= 6 . 50=2 . 3 . 2 . 25 =2 . 3 . 2 . 5 . 5
300= 3 . 100=3 . 10 . 10=3 . 2 . 5 . 2 . 5
300= 3 . 100 = 3 . 4 . 25 = 3 . 2 . 2 . 5 . 5
* Ph©n tÝch mét sè tù nhiªn lín h¬n 1 ra thõa sè nguyªn tè lµ viÕt sè ®ã d­íi d¹ng mét tÝch c¸c thõa sè nguyªn tè.
* Chó ý: (SGK - 49)
H§2: C¸ch ph©n tÝch mét sè ra thõa sè nguyªn tè.
GV: Ngoài c¸ch ph©n tÝch 1 số ra thừa số nguyªn tố như trªn ta còng cã c¸ch ph©n tÝch kh¸c “Theo cột dọc”.
GV: Hướng dẫn học sinh ph©n tÝch 300 ra thừa số nguyªn tố như SGK.
- Chia làm 2 cột.
- Cột bªn phải sau 300 ghi thương của phÐp chia.
- Cột bªn tr¸i ghi c¸c ước là c¸c số nguyªn tố, ta thường chia cho c¸c ước nguyªn tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
? Theo c¸c dấu hiệu đã học, 300 chia hết cho c¸c số nguyªn tố nào?
HS: 2; 3; 5.
GV: Hướng dẫn cho học sinh c¸ch viết và đặt c¸c c©u hỏi tương tự dựa vào c¸c dấu hiệu chia hết. Đến khi thương bằng 1. Ta kết thóc việc ph©n tÝch. 300 = 2.2.3.5.5.
- Viết gọn bằng lũy thừa: 300 = 22. 3 . 52
- Ta thường viết c¸c ước nguyªn tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
? Em h·y nhận xÐt kết quả của hai c¸ch viết 300 dưới dạng “Sơ đồ ” và “Theo cột dọc”?
HS: C¸c kết quả đều giống nhau.
GV: Cho HS đọc nhận xÐt SGK.
HS: Đọc nhận xÐt.
GV: Yªu cÇu HS lµm .
HS: Thùc hiÖn.
GV: Cho cả lớp nhận xÐt.иnh gi¸, ghi điểm
2. C¸ch ph©n tÝch mét sè ra thõa sè nguyªn tè.
VÝ dụ: Ph©n tÝch 300 ra thừa số nguyªn tố.
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
300 = 2 . 2 . 3 . 5 . 5
 = 22 . 3 . 52 
* Nhận xÐt: (SGK - 50).
420
210
105
35
7
1
2
2
3
5
7
420 = 2 . 2 . 3 . 5 . 7 = 22 . 3 . 5 . 7
d) Củng cố.
? Thế nào là phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố?
- Làm bài 125a, b, c ,d SGK. Theo ho¹t ®éng nhãm.
 - Treo b¶ng phô bµi 126 SGK. HS suy nghÜ vµ tr¶ lêi:
B¹n An lµm nh­ vËy ch­a ®óng, vµ söa l¹i lµ
 120 = 23 . 3 . 5; 306 = 2 . 32 . 17; 567 = 34 . 7
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài.
- Làm bài 125d, e, g; 127; 128; 129; 130; 131; 132/50 SGK.
5. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 28: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 05/10/2012
	Ngày dạy: 15/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
	Ngày dạy: 15/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Học sinh nắm chắc phương pháp phân tích từ số nguyên tố nhỏ đến lớn. Biết dùng luỳ thừa để viết gọn khi phân tích.
b) Kĩ năng.
- Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học khi phân tích và tìm các ước của chúng .
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà, đọc trước bài mới.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
- HS1: Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là gì ? 
 Phân tích các số 60 ; 84 ; 285 ra thừa số nguyên tố.
- HS2: Phân tích các số 225 ; 1800 ; 1050 ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Luyện tập.
GV: Cho HS làm bài 12 SGK.
? Các số a, b, c được viết dưới dạng gì?
HS: Các số a, b, c được viết dưới dạng tích các số nguyên tố (Hay đã được phân tích ra thừa số nguyên tố).
GV: Hướng dẫn học sinh cách tìm tất cả các ước của a, b, c.
GV: a = 5.13 thì 5 và 13 là ước của a, ngoài ra nó còn có ước là 1 và chính nó.
? Hãy tìm tất cả các ước của a, b, c?
HS: Thực hiện.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm, yêu cầu HS phân tích các số 51; 75; 42; 30 ra thừa số nguyên tố.
HS: Thảo luận nhóm và lên bảng trình bày.
GV: Cho HS làm BT 131 SGK.
? Tích của hai số bằng 42. Vậy mỗi thừa số có quan hệ gì với 42?
HS: Mỗi thừa số là ước của 42.
GV: Tìm Ư(42) = ?
HS: Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
? Vậy hai số đó có thể là số nào?
HS: Trả lời.
GV: Làm câu b tương tự các câu hỏi trên.
? Với a < b, tìm hai số a, b?
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS làm BT 132 SGK.
? Tâm muốn xếp số bi đều vào các túi. Vậy số túi phải là gì của số bi?
HS: Số túi là ước của 28.
GV: Tìm Ư(28) = ?
? Số túi có thể là bao nhiêu?
(Kể cả cách chia 1 túi).
HS: Số túi có thể là 1; 2; 4; 7; 14; 28 túi.
Bài 129 (SGK - 50): 
a) a = 5. 13
Ư(a) = {1; 5; 13; 65}
b) b = 25
Ư(b) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}
c) c = 32 . 7
Ư(c) = {1; 3; 7; 9; 21; 63}
Bài 130 (SGK - 50):
51 = 3 . 17
Ư(51) = {1; 3; 17; 51}
75 = 3 . 52 
Ư(75) = {1; 3; 5; 15; 25; 75}
42 = 2 . 3 . 7
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
30 = 2 . 3 . 5
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Bài 131 (SGK - 50):
a) Theo đề bài, hai số tự nhiên cần tìm là ước của 42.
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42;}
Vậy: Hai số tự nhiên đó có thể là: 1 và 42; 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7.
b) Theo đề bài:
a . b = 30
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Vì: a < b
Nên: a = 1 ; b = 30; 
a = 2 ; b = 15 ;
a = 3 ; b = 10; 
a = 5 ; b = 6.
Bài 132 (SGK - 50):
Theo đề bài:
Số túi là ước của 28
Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
Vậy: Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào 1; 2; 4; 7; 14; 18 túi.
(Kể cả cách chia 1 túi)
HĐ2: Có thể em chưa biết.
GV: Cách tìm các ước của 1 số như trên liệu đã đầy đủ chưa, chúng ta cùng nghiên cứu phần “Có thể em chưa biết”.
- Giới thiệu như SGK.
HS: Đọc SGK.
GV: Áp dụng cách tìm số lượng ước của 1 số, hãy kiểm tra tập hợp các ước của các bài tập trên và tìm số lượng các ước của 81, 250, 126.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
d) Củng cố.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại các bài tập đã giải .
- Làm các bài tập còn lại SGK. 
- Làm bài tập 161; 162; 163; 164; 166; 168 SBT tr22.
- Đọc trước bài §16: Ước chung và bội chung.
5. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 29: §16. ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
Ngày soạn: 06/10/2012
	Ngày dạy: 16/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 17/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. 
b) Kĩ năng.
- HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp, biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp.
- HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài tập đơn giản.
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà, đọc trước bài mới.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp
b) Kiểm tra bài cũ.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Ước chung.
GV: Viết tập hợp các ước của 4; tập hợp các ước của 6?
HS: Ư(4) = {1; 2; 4}; Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
? Số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 6?
HS: Các số 1 và 2.
GV: Giới thiệu 1 và 2 là ước chung của 4 và 6.
GV: Viết tập hợp các ước của 8.
HS: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết ước chung của hai hay nhiều số là gì?
HS: Đọc định nghĩa SGK tr 51.
GV: Giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6 là ƯC(4,6).
Viết ƯC(4,6) = {1; 2}
? Nhận xét: 1 và 2 có quan hệ gì với 4 và 6?
HS: 4 và 6 đều chia hết cho 1 và 2. Hoặc đều là ước của 4 và 6.
GV: Vậy x ∈ ƯC(a,b) khi nào?
HS: Khi a x và b x.
GV: Tương tự x ∈ ƯC(a,b,c) nếu ax; bx; cx.
GV: Cho HS làm .
HS: Thực hiện.
1. Ước chung.
Ví dụ: (SGK - 51):
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
* Định nghĩa:
Ước chung của 2 hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Ký hiệu:
ƯC(4,6) = {1; 2}
x ƯC(a, b) nếu a x và b x
x ƯC(a, b, c) nếu a x; b x và c x
 8 ∈ ƯC(16, 40) là đúng.
 8 ∈ ƯC(32, 28) là sai vì 28 ⋮ 8.
HĐ2: Bội chung.
? Nhắc lại cách tìm tập hợp bội của 1 số?
HS: Nhắc lại.
GV: Đưa ra VD trong SGK.
? Tìm tập hợp A các bội của 4 và tập hợp B các bội của 6?
HS: A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28.}
 B = {0; 6; 12; 18; 24.}
? Số nào vừa là bội của A vừa là bội của B?
HS: 0; 12; 24.
GV: Dùng phấn màu tô đậm các số 0; 12; 24 trong tập hợp A và B.
? Có bao nhiêu số như vậy? Vì sao?
HS: Có nhiều số vừa là bội của 4 vừa là bội của 6. Vì: tập hợp bội có vô số phần tử.
GV: Giới thiệu 0; 12; 24 là bội chung của 4 và 6.
GV: Tương tự như ước chung. Cho học sinh viết tập hợp các bội của 8?
? Em hãy cho biết bội chung của hai hay nhiều số là gì?
HS: Đọc định nghĩa SGK.
GV: Giới thiệu kí hiệu BC(4,6).
Kí hiệu và viết tập hợp các bội chung của 4; 6; 8.
? Nhận xét 0; 12; 24có quan hệ gì với 4 và 6?
HS: 0; 12; 24đều chia hết cho 4; 6.
? Vậy xBC(a,b) khi nào?
HS: x a; x b và x c.
GV: Cho HS làm .
HS: Thực hiện.
2. Bội chung.
Ví dụ:
A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; ...}
B = {0; 6; 12; 18; 24;....}
- Số 0, 12, 24,... vừa là bội của 4, vừa là bội của 6. Ta nói chung là các bội chung của 4 và 6.
* Định nghĩa: (SGK)
(Học phần in đậm đóng khung / 52 SGK)
Ký hiệu:
BC(4,6) = {0; 12; 24; ....}
x BC(a,b) nếu x a; x b 
x BC(a,b,c) nếu x a; x b và x c
 6 ∈ BC(3, 2, 1, 6)
HĐ3: Chú ý.
GV: Hãy quan sát ba tập hợp đã viết Ư(4); Ư(6); ƯC(4,6). Tập hợp ƯC(4,6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6)?
HS: ƯC(4,6) tạo thành bởi các phần tử 1 và 2 của Ư(4) và Ư(6).
GV: Giới thiệu tập hợp ƯC(4,6) là giao của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).
- Vẽ hình minh họa: như SGK.
- Giới thiệu kí hiệu ∩. Viết: Ư(4)∩Ư(6) = ƯC(4,6).
3. Chú ý.
- Giao của 2 tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của 2 tập hợp đó.
Ký hiệu:
Giao của 2 tập hợp A và B là: A ∩ B
Ví dụ 1:
A = {a , b}
B = {a , b , c , d}
A ∩ B = {a , b}
Ví dụ 2:
x = {1 } ;y = {2 , 3}; x ∩ y = 
d) Củng cố.
- Làm bài 134, 136 SGK tr 53.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập 135; 137; 138/53;54 SGK.
- Bài 169; 170; 174/ SBT.
5. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 30: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 06/10/2012
	Ngày dạy: 16/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
	Ngày dạy: 17/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- HS làm tốt các bài tập về ước chung, bội chung và các bài toán về giao của hai tập hợp.
b) Kĩ năng.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ước chung, bội chung, giao của hai tập hợp.
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi đề bài tập, phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
- HS1: Ước chung của 2 hay nhiều số là gì ? x ƯC(a, b) khi nào?
Làm BT 134a,b,c,d trên bảng phụ.
- HS2: Bội chung của 2 hay nhiều số là gì ? x BC(a, b) khi nào?
Làm 134 e,g,h,i trên bảng phụ.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
GV: Cho HS làm BT 136 SGK.
HS: Lên bảng thực hiện. HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 137 SGK.
? Lên viết tập hợp A và B?
? Tìm các phần tử chung của A và B?
? Tìm giao của 2 tập hợp A và B?
GV: Cho thêm câu e. Tìm giao của 2 tập hợp N và N*.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề BT 138.
? Cô giáo muốn chia số bút và số vở thành một số phần thưởng như nhau. Như vậy số phần thưởng phải là gì của số bút (24 cây) và số vở (32 quyển)?
HS: Số phần thưởng phải là ước chung của 24 và 32.
GV: Cho HS thảo luận nhóm. Tìm ƯC(24; 32).
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS đọc đề bài 171 SBT và thảo luận nhóm.
? Muốn chia đều số nam, số nữ vào các nhóm, thì số nhóm là gì của số nam, số nữ?
HS: Số nhóm phải là ước của số nam và số nữ.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện lên điền vào ô trống.
HS: Thực hiện. Các nhóm nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt lại.
Bµi 136/53 sgk
A= { 0;6;12;18;24;30;36}
B = {0;9;18;27;36}
 AB = M
a)M = {0;18; 36}
b) M A ; M B
Bài 137 (SGK - 53):
a/ A ∩ B = {cam, chanh}
b/ A ∩ B là tập hợp các HS vừa giỏi văn vừa giỏi toán của lớp.
c/ A ∩ B = B
d/ A ∩ B = 
e/ N ∩ N* = N*
Bài 138 (SGK - 54):
Điền số vào ô trống.
Cách chia
Số phần thưởng
Só bút ở mỗi phần thưởng
Số vở ở mỗi phần thưởng
a
4
6
8
b
6
-
-
c
8
3
4
Bài 171 (SBT - 23):
Điền số vào ô trống:
Cách chia
Số nhóm
Số nam ở mỗi nhóm
Số nữ ở mỗi nhóm
a
3
10
12
b
5
-
-
c
6
5
6
d
7
-
-
d) Củng cố.
 - GV hướng dẫn HS làm BT sau:
Lớp 6 có 20 học sinh nam và 24 học sinh nữ . Giáo viên muốn chia đều số nam và nữ vào các tổ, có mấy cách chia ? Cách chia nào có số học sinh ở các tổ ít nhất ?
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học kỹ phần lý thuyết đã học. Làm các bài tập 171 , 172 , 173 ở SBT.
- Đọc trước bài §17: Ước chung lớn nhất.
5. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 31: §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
Ngày soạn: 12/10/2012
	Ngày dạy: 22/10/2012. Tại lớp: 6A. Sĩ số học sinh: 36. Vắng:..........
	Ngày dạy: 22/10/2012. Tại lớp: 6B. Sĩ số học sinh: 37. Vắng:..........
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
- HS hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau.
- HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm ƯC của hai hay nhiều số.
b) Kĩ năng.
- HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.
c) Thái độ.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực trong tính toán.
- HS có hứng thú học tập.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi , phấn màu, bút dạ.
- HS: Làm BT về nhà, đọc trước bài mới.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
HS1:	- Viết các tập hợp sau : Ư (15) ; Ư (20) ; ƯC (15; 20) 
	- Trong các ước chung của 15 và 20, ước chung nào là ước lớn nhất?
c) Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Ước chung lớn nhất.
GV: Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, giới thiệu: Số 5 lớn nhất trong tập hợp các ƯC của 15 và 20. Ta nói: 5 là ước chung lớn nhất.
GV: Cho HS làm VD1.
? Tìm Ư(12), Ư(30), ƯC(12, 30).
HS: Thực hiện.
? Tìm số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của 12; 30 ?
HS: Số 6.
GV: Số 6 là ước chung lớn nhất. Ta viết:
ƯCLN (12; 30) = 6.
? Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số?
HS: Đọc phần in đậm đóng khung SGK.
? Các ước chung (là 1; 2; 3; 6)và ước chung lớn nhất (là 6) của 12 và 30 có quan hệ gì với nhau?
HS: Tất cả các ước chung của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN.
GV: Dẫn đến nhận xét SGK.
? Tìm ƯCLN (15; 1); ƯCLN (12; 30; 1)?
HS: ƯCLN (15; 1) = 1; ƯCLN (12;30; 1)=1
GV: Dẫn đến chú ý và dạng tổng quát như SGK. ƯCLN (a; 1) = 1 ; ƯCLN (a;b;1)=1.
1. Ước chung lớn nhất.
Ví dụ 1:
Ư (12)

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 Ki I (2012 - 2013).doc