Giáo án soạn Tuần 23 - Lớp 5

LỊCH SỬ

NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI

CON CHIM ĐẦU ĐÀN CỦA NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh biết sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội như là sự kiện tiêu biểu của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc.

2. Kĩ năng: - Nêu các sự kiện.

3. Thái độ: - Yêu quê hương, có ý thức học tập tốt hơn.

II. CHUẨN BỊ

+ GV: Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.

+ HS: SGK, ảnh tư liệu.

III. Các hoạt động:

 

doc 17 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn Tuần 23 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp: Hỏi đáp.
Vì sao Bác Hồ nhiều lần đến thăm nhà máy cơ khí HN?
Tại sao người nhiều lần giới thiệu nhà máy cơ khí HN với các nguyên thủ quốc gia khác?
Giáo viên nhận xét – rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não.
Viết đoạn văn ngắn kể về nhà máy cơ khí HN?
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị bài: “Đường Trường Sơn”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt cá nhân.
2 học sinh nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh họp nhóm bàn thảo luận nội dung câu hỏi.
® 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Ngày khởi công tháng 12 năm 1955.
Tả lại khung cảnh lễ khánh thành nhà máy.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc lại.
Hoạt động lớp.
HS viết nêu trước lớp,lớp nhận xét.
 ..
	ĐỊA LÍ: 	MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU. 
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	- Nắm 1 số đặc điểm về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
2. Kĩ năng: 	- Sử dụng lược đồđể nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Nga, Pháp.
3. Thái độ: 	- Say mê tìm hiểu bộ môn.
II- CHUẨN BỊ:
+ GV: Bản đồ châu Âu. Một số ảnh về Nga, Pháp.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
33’
14’
14’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Âu”.
Nhận xét, đánh giá,.
3. Giới thiệu bài mới: 
Một số nước ở châu Âu.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về Liên bang Nga
Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí thông tin, trực quan.
Theo dõi, nhận xét
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước Pháp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ, đàm thoại, quan sát.
G chốt: Đấy là những nông sản của vùng ôn đới ( khác với nước ta là vùng nhiệt đới).
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Trò chơi thi đua.
Nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm nhỏ, lớp.
Thảo luận nhóm , dùng tư liệu trong bài để điền vào bảng như mẫu SGK
Báo cáo kết quả
Nhận xét từng yếu tố.
Hoạt động nhóm, lớp.
Dùng hình 3 để xác định vị trí nước Pháp
So sánh vị trí 2 nước: Nga và Pháp.
Thảo luận:
 + Quan sát hình A, đọc SGK, khai thác: 
Nông phẩm của Pháp
Tên các vùng nông nghiệp
Trình bày.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Thi trưng bày và giới thiệu hình ảnh đã sưu tầm về nước Nga và Pháp.
 ..
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 -Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
 -Một số đồ dùng máy móc sử dụng điện.Hình SGK trang 92, 93.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
4’
1’
10’
10’
10’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ?
- Năng lượng nước chảy thường dùng để làm gì ?
 GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài, ghi đầu bài lên bảng. 
b)Giảng bài mới:
*Hoạt động 1: Một số đồ dùng sử dụng điện. 
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết.
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
GV: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. 
-GV cho HS tìm thêm các loại nguồn điện khác
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:
+ Kể tên của chúng.
-Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
-Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
-GV nhận xét và kết luận:Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm làm lạnh, truyền tin,. ..Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngày,. .. 
Trong nhà máy điện, máy phát điện phát ra điện. Điện được tải qua các đường dây đưa đến các ổ điện của mỗi gia đình, mỗi cơ quan, nhà máy,. ..
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
* GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi 
(Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột) -Nêu cách chơi.
-GV nêu các lĩnh vực: Sinh hoạt hằng ngày ; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp ; giải trí ; thể thao;. 
-Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là đội đó thắng. 
-GV nhận xét tuyên dương.
*Qua trò chơi, GV cho HS thảo luận để thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống của con người.
- Khi sử dụng các thiết bị điện ta cần phải chú ý điều gì để đảm bảo an toàn? 
- Nêu một số việc nên làm để tiết kiệm nguồn năng lượng điện?
C.Củng cố dặn dò: 
-Nêu vai trò của điện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người?
-Về nhà học bài chuẩn bị bài tiếp theo “ Lắp mạch điện đơn giản”
2HS lên bảng trả lời câu hỏi 
HS nối tiếp kể tên các loại đồ dùng sử dụng điện
-Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp
Ắc-quy, pi-na-mô,
-Làm việc theo nhóm đôi
-Đại diện các nhóm trình bày 
-HS tìm các dụng cụ máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
Vài HS trả lời lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm làm lạnh, truyền tin,. ..Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngày,. .. 
LUYỆN TOÁN : LUYỆN TẬP.
	I-MỤC TIÊU: Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học trong tuần.
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hướng dẫn HS làm bài tập
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
10’
10’
8’
10’
10’
2’
Bài 1. Một khối gỗ hình lập phương có chu vi đáy bằng 1,2 m. Người ta muốn sơn các mặt của khối gỗ đó. Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu.
HD: Từ chu vi đáy tìm cạnh của hình lập phương, tính diện tích toàn phần chính là diện tích cần sơn.
Bài 2. Một cái hộp hình hộp chữ nhật có nắp bằng ½ mặt đáy , có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,1 m và chiều cao 0,85m. Tính tiền mua tôn dùng làm hộp biết 1 mét vuông tôn mua hết
 20 000 đồng.
HD: Muốn tính tiền mua tôn ta tính diện tích tôn cần dùng mà diện tích tôn bằng diện tích xung quanh cộng diện tích 1,5 đáy.
Bài 3. Một hình hộp chữ nhật cao 8 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm, diện tích xung quanh 256cm2. Tính chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật.
HD: Từ diện tích xung quanh ta chia cho chiều cao thì tính được chu vi đáy, kết hợp với hiệu hai cạnh ta tính được độ mỗi cạnh
Bài 4* Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 40cm; AC = 50cm.Trên cạnh AB lấy AD = 10cm. Từ D kẻ đường thẳng song song với AC và cắt cạnh BC tại M. Tìm diện tích tam giác BDM .
 HD: Tính SAMC = 10 x 50 : 2 = 250 ( cm2) 
Tính S ABC = 40 x 50 : 2 = 1000 ( cm2)
 SBMA = 1000 – 250 = 750 ( cm2)
 S BDM = ¾ S BAM ( vì BD = ¾ AB và chung chiều cao hạ 
 từ C xuống AB.)
LUYỆN TOÁN (T2)
Bài 1. Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng bằng 1/15 chiều dài, dày 0,4 mét . Tính thể tích khối gỗ đó?
HD: Tính chiều rộng rồi mới tính thể tích
Bài 2. Một khối gỗ hình lập phương có chu vi đáy bằng 2 m. Người ta muốn sơn các mặt của khối gỗ đó. Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu.
HD: Từ chu vi đáy tìm cạnh của hình lập phương, tính diện tích toàn phần chính là diện tích cần sơn.
Bài 3. Một cái hộp hình hộp chữ nhật có nắp bằng 2/3 mặt đáy , có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1 m và chiều cao 0,85m. Tính tiền mua tôn dùng làm hộp biết 1 mét vuông tôn mua hết
 22 000 đồng.
HD: Muốn tính tiền mua tôn ta tính diện tích tôn cần dùng mà diện tích tôn bằng diện tích xung quanh cộng diện tích 1 đáy và 2/3 đáy.
Bài 4 Một khối sắt có hình hộp chữ nhật cao 8 dm, chiều dài hơn chiều rộng 4dm, diện tích xung quanh 25đm2. Tính 
Chiều dài và chiều rộng của khối sắt.
 Tính thể tích của khối sắt?
HD: Từ diện tích xung quanh ta chia cho chiều cao thì tính được chu vi đáy, kết hợp với hiệu hai cạnh ta tính được độ mỗi cạnh rồi tính thể tích của khối sắt.
2- CỦNG CỐ DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học dặn HS ôn lại bài ở nhà học thuộc quy tắc tính diện tích và thể tích các hình đã học.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
 B
 D M 
	A	C
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
1 HS đọc bài toán nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bài vào vở HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình lớp nhận xét chữa bài.
HS học bài và làm bài ở nhà.
 .
	 Chiều Thứ 5 ngày 31 tháng 1 năm 2013.
	 DẠY LỚP 5A.
BÀI SOẠN SÁNG THỨ TƯ,SOẠN BỔ SUNG MÔN THỂ DỤC.
	..
THỂ DỤC
DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG - NHẢY DÂY KIỂU CHÂN TRƯỚC,CHÂN SAU- TRÒ CHƠI “QUA CẦU TIẾP SỨC”.
I-MỤC TIÊU:-
 Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
-Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để tập luyện.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
8’
20’
8’
1- Phần mở đầu: 
-GV cho lớp ra sân phổ biến nội dung giờ học.
-Cho HS khởi động.
-Chơi trò chơi: “ Lăn bóng” 
2- Phần cơ bản: 
a) Ôn di chuyển tung và bắt bóng: 
b) Thi di chuyển và tung bắt bóng theo từng đôi: 
-GV cho từng tổ thi đua tung và bắt bóng theo từng đôi, GV chú ý theo dõi, nhắc nhở thêm.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 
*Trò chơi: Cho HS làm quen với trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức” 
-GV nêu tên trò chơi, quy định cách chơi. GV nhắc nhở HS chơi nghiêm túc không đùa nghịch để đảm bảo an toàn. 
3-Phần kết thúc:5 phút 
-Cho HS chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực: .
-GV cùng HS hệ thống lại bài học, nhận xét đánh giá kết quả bài học.
-GV giao bài về nhà: Nhảy dây theo kiểu chân trước, chân sau để chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
-Lớp trưởng tập hợp lớp
-Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập: 
-Xoay các khớp cổ tay chân, khớp gối: 
-Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập di chuyển tung bắt bóng qua lại theo nhóm 2 người, không để bóng rơi.
-Mỗi em 1 lần, mỗi lần tung và bắt bóng qua lại được 3 lần trở lên.
-Từng tổ thi đua tung và bắt bóng theo từng đôi.
-Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Sau đó tổ chức thi nhảy vừa tính số lần, vừa tính thời gian xem ai nhảy được nhiều lần hơn.
-HS theo dõi cách chơi.
-Chia lớp thành các đội đều nhau rồi cho chơi thử một lần trước lúc chơi chính thức..
Sáng Thứ 6 ngày 1 tháng 2 năm 2013.
DẠY LỚP 5A
	KHOA HỌC
 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện để lắp được mạch điện đơn giản.
- Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- Hiểu thế nào là mạch kín, mạch hở.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị theo nhóm: Bộ lắp ghép mô hình điện lớp 5, một số vật liệu bằng kim loại: đồng, nhôm, sắt, và một số vật liệu bằng nhựa, cao su, sứ...
- GV chuẩn bị: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc, bóng đèn pin, bóng đèn điện hỏng có tháo đui.
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
15’
15’
4’
1- Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 45.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
2-Bài mới
- Giới thiệu bài: Điện rất quan trọng đối với hoạt động sóng của con người.Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách lắp mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm trên mạch điện pin để biết được vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện.
Hoạt động 1: Thực hành kiểm tra mạch điện
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ các hình vẽ mạch điện ở hình minh hoạ 5 và cho biết: Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng. Vì sao?
- Gọi HS phát biểu. GV ghi ý kiến của các HS lên bảng.
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy cùng lắp thử các mạch điện như hình vẽ từng mạch điện và kiểm tra xem kết quả các bạn dự đoán có đúng không?
- GV đi hướng dẫn các nhóm.
- Hỏi: Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn?
- Nhận xét, kết luận: Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản
- GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập đã giao từ tiết trước.
- GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc mạch điện vào giấy.
- Gọi 2 nhóm HS lên trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy rõ:
+ Đâu là cực dương?
+ Đâu là cực âm?
+ Đâu là núm thiếc?
+ Đâu là dây tóc?
+ Phải lắp mạch điện như thế nào thì điện mới sáng?
+ Dòng điện trong mạch điện kín được tạo ra từ đâu?
+ Tại sao bóng đèn lại có thể sáng?
- Kết luận: Pin là nguồn cung cấp năng lượng làm đèn sáng. Mỗi pin có 2 cực, một cực dương ( + ) và một cực âm ( - ). Bên trong bóng đèn là dây tóc. Hai đầu dây tóc được nối ra bên ngoài. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát sáng.
3-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Lưu ý HS: Không được đấu điện ở gia đình vì có thể bị điện giật. Chuẩn bị giờ sau học tiếp.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời từng câu hỏi sau:
+ Hãy nêu vai trò của điện?
+ Điện mà gia đình bạn đang sử dụng được lấy từ đâu?
- Quan sát hình minh hoạ
- 5 HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích theo suy nghĩ.
- HS thảo luận theo cặp, lắp thử mạch điện như hình vẽ.
- Kết quả làm việc:
+ Hình a: bóng đèn sáng vì đây là một mạch kín.
+ Hình b: bóng đèn không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm.
+ Hình c: bóng đèn không sáng vì mạch điện bị đứt.
+ Hình d: bóng đèn không sáng.
+ Hình e: bóng đèn không sáng vì hai đầu dây đều nối với cực dương của pin.
- Trả lời: Nếu có 1 dòng điện kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng ở nhà của các thành viên.
- Quan sát.
- Hoạt động trong nhóm. Mỗi HS lắp mạch điện 1 lần. Cả nhóm thống nhất cách lắp và vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy.
- 2 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện và nói cách lắp mạch điện của nhóm.
- 2 HS tiếp nhau lên bảng cầm cục pin, bóng đèn chỉ cho cả lớp.
+ Phải lắp thành một mạch điện kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm cua pin.
+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ pin.
+ Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn tới mức phát ra ánh sáng.
- Lắng nghe.
	.
LUYỆN KHOA HỌC: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức đã học trong tuần 22: Sử dụng năng lượng chất đốt và năng lượng nước chảy.
- Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm các nguồn năng lượng.
- có kĩ năng sử dụng chất đốt đảm bảo an toàn.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
15’
20’
5’
Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi học sinh cả lớp xung phong trả lời.
Câu 1:
 Nêu các loại chất đốt mà em biết?
Câu 2: 
 Ở gia đình em thường sử dụng loại chất đốt nào?Em hãy nêu các biện pháp đẻ tránh lãng phí các loại chất đốt?
Hoạt động 2 : - GV cho học sinh làm bài vào vở
Câu 3: 
 Chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt?
Câu 4:
 Người ta sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy để làm gì?
- GV thu bài chấm nhận xét và chữa bài.
Hoạt động 3 : 
Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học
dặn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung nếu cần.
- Học sinh trả lời lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- Học sinh làm bài vào vở.
HS học bài và làm bài ở nhà.
 .
	THỂ DỤC 
Nhảy dây. Bật cao -Trò chơi “ qua cầu tiếp sức ”
I- MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi. Dây nhảy
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
8’
20’
7’
1- Phần mở đầu: 
 -GV cho lớp ra sân, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ kiểm tra: 
 -Cho HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập, sau đó đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Khởi động xoay các khớp
-Ôn động tác tay chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp do GV hoặc cán sự điều khiển.
2- Phần cơ bản: 
a) GV tiến hành cho HS kiểm tra theo yêu cầu nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
-GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra.
*Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kĩ thuật và thành tích bật nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
 -Kiểm tra: GV tiến hành cho HS kiểm tra nhảy dây: GV gọi lần lượt từng đợt HS tham gia thi ( mỗi đợt từ 3-4 em)có phân công người kiểm tra bằng cách đếm số lần nhảy của các bạn. 
- GV quan sát HS thực hiện kĩ thuật động tác, những HS đã phân công đếm số lần bạn nhảy được, sau đó báo cáo kết quả cho GV.
b) Chơi trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức”
 -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định chơi cho HS.
-Cho HS tiến hành chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức
3- Phần kết thúc: 
-Tổ chức cho HS chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực
-Trò chơi: “ Hồi tỉnh”: GV cho HS chơi 1-2 phút.
 -GV nhận xét đánh giá tiết học, công bố kết quả kiểm tra, giao bài về nhà
Lớp trưởng điều khiển tập hợp lớp
-HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập, sau đó đi theo vòng tròn và hít thở sâu
-Xoay các khớp cổ tay chân,cổ cánh tay, khớp gối, hông. 
-Ôn các động tác của bài thể dục theo đội hình 2 hàng dọc.
-HS kiểm tra nhảy dây
-HS đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị ( so dây, chao dây sau đó đứng chuẩn bị chờ lệnh).
-Khi có lệnh HS đồng loạt thực hiện động tác cho đến khi chân vướng dây thì dừng lại
-HS theo dõi cách chơi.
-HS tiến hành chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức
-HS chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực
 .
	 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Củng cố lại các kiến thức đã học,luyện viết cho học sinh.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
7’
8’
10’
3’
 1. Luyện viết:
Gv cho HS đọc 3 khổ thơ đầu bài “Cao Bằng” một em nêu nội dung bài.
Gv hướng dẫn HS viết một số từ viết hoa trong bài. HD cách trình bày bài viết . Trong khi HS luyện viết vào vở, Gv chú ý theo dõi nhắc HS viết đúng sau đó thu bài chấm.
 2. Hướng dẫn HS làm bài.
 Bài 1: Mỗi câu ghép sau biểu thị quan hệ gì? Xác định chủ ngữ vị ngữ trong mỗi vế câu.
Nếu trời //trở rét thì con //phải mặc áo ấm. (giả thiết- kết quả)
Do cha mẹ// quan tâm dạy dỗ nên em bé này// rất ngoan.( nguyện nhân- kết quả)
Tuy Nam// không được khoẻ nhưng Nam// vẫn đi học. ( tương phản)
Mặc dù nhà nó// xa nhưng nó// không bao giờ đi học muộn. 
 ( Tương phản)
 Bài 2. Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ chấm để tạo thành câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
.....ai nói ngả nói nghiêng,....lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân. 
( dù- nhưng)
b.....bà tôi tuổi đã cao .....bà vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát như hồi còn trẻ.( tuy – nhưng)
c.....tiếng trống trường đã quen thuộc...hôm nay tôi thấy lạ. ( mặc dù- nhưng)
d. ....nó gặp nhiều khó khăn ...nó vẫn học giỏi. (tuy- nhưng)
Bài 3. Nghĩa nào sau đây thích hợp với từng quan hệ từ sau.do, tại, nhờ.
Điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.( nhờ)
 Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc nói đến. (vì)
Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
( tại)
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn HS học bài và làm bài ở nhà.
Lớp theo dõi và trả lời câu hỏi nhớ lại nội dung bài.
HS viết bài vào vở,nộp bài viết cho GV chấm.
HS làm bài vào vở,một số em nêu kết quả bài làm của mình trước lớp,lớp nhận xét chữa bài.
HS làm bài vào vở,một số em nêu kết quả bài làm của mình trước lớp,lớp nhận xét chữa bài
HS làm bài vào vở,một số em nêu kết quả bài làm của mình trước lớp,lớp nhận xét chữa bài
HS học bài và làm bài ở nhà.
 .
Chiều Thứ 6 ngày 1 tháng 2 năm 2013.
DẠY LỚP 5B.
BÀI ĐÃ SOẠN Ở SÁNG THỨ 6-BỔ SUNG LUYỆN TOÁN VÀ PĐHSYK
	LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU: Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học về số đo thể tích, diện tích TP và XQ của hình lập phương và HHCN.
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
30’
8’
2’
1. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Điền số thích hợp vào chõ chấm.
3 dm3= .....cm3, 4357 dm3= ....m3, 1238000 cm3 = .....m3
0,45 dm3= ....cm3, 9,234 dm3= ...m3, 0,235 m3 = ........cm3
Bài 2:. Một khối gỗ hình lập phương có chu vi đáy bằng 1,2 m. Người ta muốn sơn các mặt của khối gỗ đó. Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu.
HD: Từ chu vi đáy tìm cạnh của hình lập phương, tính diện tích toàn phần chính là diện tích cần sơn.
Bài 3. Một cái hộp hình hộp chữ nhật có nắp bằng mặt đáy , có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,1 m và chiều cao 0,85m. Tính tiền mua tôn dùng làm hộp biết 1 mét vuông tôn mua hết 20 000 đồng.
HD: Muốn tính tiền mua tôn ta tính diện tích tôn cần dùng mà diện tích tôn bằng diện tích xung quanh cộng diện tích 1,5 đáy.
Bài 4: Một hình hộp chữ nhật cao 8 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm, diện tích xung quanh 256cm2. Tính chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật.
HD: Từ diện tích xung quanh ta chia cho chiều

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc