Giáo án Sử 7 – Năm học 2008 - 2009

I / Mục tiêu bài học:

 - Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long và việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.

 - Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt → Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

II / Chuẩn bị của GV và HS:

1 / GV:

 - Giáo án + SGK

 - Bản đồ Việt Nam

 - Khung sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước ( để trống )

2 / HS:

 - SGK + đồ dùng học tập

 - Bảng phụ + Bút lông

III / Tiến trình dạy học:

1 / Dạy bài mới

a ) Giới thiệu bài mới

b ) Dạy bài mới:

 

doc 74 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sử 7 – Năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu chiến, có tổ chức và được trang bị tốt
HS trả lời
HS : Tướng Mông Cổ cho sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng nhà Trần. Cả 3 lần sứ giả đến vua Trần đều ra lệnh bắt giam vào ngục.
Hoạt động 2
HS trả lời
HS trả lời
HS tiến hành thảo luận, rút ra các ý chính của diễn biến trình bày kí hiệu bằng bảng đồ câm và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS : Nhà Trần có chủ trương đánh giặc đúng đắn, biết chớp thời cơ.
HS : Đẩy giặc từ thế chủ động sang thế bị động.Biết lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều
1. Âm mưa xâm lược Đại Việt của Mông Cổ :
- Thiết lập ách đô hộ của đế chế Mông Cổ đối với Đại Việt
- Dùng Đại Việt làm bàn đạp đánh Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ :
* Nhà Trần chuẩn bị : Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
* Diễn biến cuộc kháng chiến lần 1 :
- 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
- Vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy chặn địch ở vùng Bình Lệ Nguyên.
- Triều đình nhà Trần dời kinh thành Thăng Long về Thiên Mạc.
- Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
- Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long và lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực.
- Quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu
- 29/1/1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút về nước
→ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
2 / Củng cố :
- GV chuẩn xác lại nội dung bài học
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ ?
- Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?
3 / Dặn dò :
- HS học bài cũ, trình bày diễn biến bằng lược đồ.
- Chuẩn bị mục II “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)”, chuẩn bị các CH sau:
+ Tại sao nhà Nguyên xâm lược nước ta ? Đứng trước âm mưu đó nhà Trần chuẩn bị kháng chiến ra sao ?
+ Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên xâm lược diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ?
Tuần 13 : 17 /11 → 21 / 11 /2008 Ngày soạn: 10 / 11 / 2008
Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
 MÔNG-NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
Tiết 25 : II – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN(1285)
I / Mục tiêu bài học :
- Giúp HS nắm được diễn biến cơ bản nhất về lần kháng chiến thứ hai chống quân xâm lược Mông-Nguyên (1285). Làm cho HS thấy được cuộc kháng chiến đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta với quân Nguyên rất chênh lệch, song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
- Bồi dưỡng, nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng.
- Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà. Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa 3 lần kháng chiến.
II / Chuẩn bị của GV và HS :
 1 / GV: - Bản đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) chống quân Nguyên xâm lược.
 - Bản đồ câm Việt Nam
	 - Giáo án + sgk
 2 / HS : - SGK + đồ dùng học tập
	 - Bảng phụ + Bút lông.
III / Tiến trình dạy học :
 1 / Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
CH : Hốt Tất Liệt chủ trương đánh Cham-pa và Đại Việt lần thứ 2 nhằm mục đích gì?
CH : Nhà Nguyên cho quân đánh Cham-pa trước nhẳm mục đích gì ? Kết quả ra sao ?
Hoạt động 2
Kiểm tra bài cũ : Nhà Trần đã chuẩn bị cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) như thế nào ?
CH : Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã có sự chuẩn bị như thế nào ?
CH : Về mặt chính trị, nhà Trần đã có sự chuẩn bị gì ?
CH : Hãy nêu 3 sự kiện thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần ?
CH: Theo em, hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?
CH : Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân đội thời Trần? Việc làm đó thể hiện ý nghĩa gì ?
CH : Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến ?
Hoạt động 3
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút).
CH : Em hãy sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285 ?
GV tóm tắt và trình bày lại diễn biến bằng lược đồ.
CH : Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lưc, Thoát Hoan đã làm gì ?
CH : Nắm lấy thời cơ, quân nhà Trần đã phản công đánh giặc như thế nào ?
CH : Kết quả của cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào ? Em có nhận xét gì về kết quả đó ?
CH : Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai ?
Hoạt động 1
HS trả lời
HS trả lời
Hoạt động 2
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS : - Trần Quốc Toản căm thù giặc đến nỗi bóp nát quả cam
- Câu trả lời đồng thanh “quyết đánh” của các bậc bô lão
- Chữ “sát thát được thích trên cánh tay các chiến sĩ
HS : Là hội nghị thể hiện ý chí kiên trung của nhân dân Đại Việt.
HS : Quân sĩ thích vào tay hai chữ “sát thát”, thể hiện ý chí quyết tâm cao độ của quân sĩ, thà chết chứ không chịu mất nước.
HS : Quân dân trên dưới một lòng đều thể hiện tinh thần quyết chiến chống giặc ngoại xâm
Hoạt động 3
HS tiến hành thảo luận, tóm tắt sơ lược diễn biến, cử đại diện trình bày bằng lược đồ.
HS trả lời
HS trả lời 
HS trả lời
HS : Khôn khéo biết vừa cản giặc vừa rút lui tránh thế mạnh của giặc để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ quyết giành thắng lợi. Cách đánh theo chủ trương “vườn không nhà trống” để quân Nguyên gặp khó khăn về lương thảo.
1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- 1279, Nhà Nguyên thành lập, âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt để làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước phía nam Trung Quốc.
- 1283, quân Nguyên xâm lược Cham-pa để làm bàn đạp tấn công phía nam Đại Việt nhưng bị thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến :
* Về quân sự :
- Triệu tập hội nghị các vương hầu, trăm quan để bàn kế đánh giặc.
- Cắt cử các tướng chỉ huy
- Tổ chức duyệt binh, chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
* Về chính trị :
- Triệu tập hội nghị Diên Hồng.
- Cả nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
- Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
- Quân ta sau một vài trận chiến đấu dẵ rút về Vạn Kiếp, sau đó rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng.
- Nhân dân Thăng Long thực hiện lệnh “vườn không nhà trống”
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.
- Thoát Hoan mở cuộc tấn công lớn xuống phía nam tạo thế “gọng kìm” để tiêu diệt quân ta.
- Quân Nguyên rút về Thăng Long và lâm vào tình thế bị động do thiếu lương thực.
- 5/1285, quân nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại giặc ở nhiều nơi.
- Kết quả : quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh → cuộc kháng chiến lần thứ hai kết thúc thắng lợi.
2 / Củng cố :
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên (1285)
- Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?
3 / Dặn dò :
- Học bài cũ, trả lời các CH trong SGK /tr 61
- Chuẩn bị mục III “ Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)”
Chuẩn bị các CH sau :
+ Tại sao nhà Nguyên lại xâm lược nước ta lần thứ ba?
+ Quân dân nhà Trần đã kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba như thế nào?
Ngày soạn : 15 / 11 /2008
Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
MÔNG-NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
Tiết 26 : III – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN(1287-1288)
I / Mục tiêu bài học :
- Giúp HS nắm được diễn biến cơ bản nhất về lần kháng chiến thứ ba chống quân xâm lược Mông-Nguyên (1285). Làm cho HS thấy được cuộc kháng chiến đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta với quân Nguyên rất chênh lệch, song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
- Bồi dưỡng, nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng.
- Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà. Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa 3 lần kháng chiến.
II / Chuẩn bị của GV và HS :
 1 / GV: - Bản đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai (1287-1288) chống quân Nguyên xâm lược.
 - Bản đồ câm Việt Nam
	 - Giáo án + sgk
 2 / HS : - SGK + đồ dùng học tập
	 - Bảng phụ + Bút lông.
III / Tiến trình dạy học :
 1 / Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
CH : Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, vua Nguyên đã làm gì ? Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba ?
GV : Cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên được chuẩn bị rất công phu, kĩ lưỡng, thể hiện ý đồ quyết tâm thôn tính nước ta của chúng. → quân dân Đại Việt gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
CH : Trước nguy cơ đó, nhà Trần đã làm gì ?
CH : Trình bày cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên ?
GV : Tại sao nhà Nguyên chọn Vạn Kiếp xây dựng căn cứ ?
Hoạt động 2
CH : Tại sao Ô Mã Nhi lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan ?
GV tổ chức cho HS thảo luận. (3 phút)
CH : Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn ?
CH : Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 3
CH : Không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan làm gì ?
Kiểm tra bài cũ : Quân nhà Trần đã thực hiện kế hoạch gì để chống giặc ?
CH : Sau thất bại ở trận Vân Đồn, quân Nguyên lâm vào tính thế như thế nào ? Trước tình thế đó, quân Nguyên làm gì ?
CH : Trước tình thế đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
CH : Dựa vào đâu mà vua Trần đã chọn sông Bạch Đằng là nơi mai phục ?
GV giáo dục cho HS thấy nhà Trần đã biết dựa vào dân lợi dụng địa hình hiểm trở của đất nước để đánh giặc
GV tổ chức cho HS hảo luận nhóm (3 phút).
CH : Dựa vào lược đồ, hãy trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng 4/1288 ?
CH : Cánh quân thủy bị tiêu diệt, còn cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy thì như thế nào ?
CH : Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
CH : Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai ?
Hoạt động 1
HS : Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung hàng chục vạn quân, hàng trăm thuyền chiến
HS : Vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.
HS trả lời
HS : Gây thêm khó khăn cho quân dân nhà Trần.
Hoạt động 2
CH : Vì hắn cho rằng quân ta yếu không cản được đoàn thuyền lương này.
HS tiến hành thảo luận và tóm tắt diễn biến và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS : Làm cho tinh thần quân giặc rơi vào tình trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang. Tạo thời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quan xâm lược.
Hoạt động 3
HS trả lời
HS trả lời
HS : Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động do thiếu lương thực trầm trọng. Chúng cho quân lính tàn sát dân ta
HS trả lời
HS : Địa thế hiểm trở, là nơi diễn ra chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền, 981 của Lê Hoàn.
HS tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày diễn biến trước lớp.
HS trả lời
HS : Tiêu diệt được ý chí xâm lược Đại Việt của đếchế Nguyên. Sau thất bại này, quân Nguyên phải từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.
HS : * Giống : tránh thế mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vường không nhà trống”
* Khác : Tập trung tiêu diệt đoàn tuyền lương của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn; chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà Nuyên đối với nước ta.
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta.
- 1/1288, Thoát Hoan theo đường bộ, chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.
- Ô Mã Nhi theo đường biển tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng hội quân với Thoát Hoan.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn.
- Khi đoàn thuyền lương của giặc đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
- Kết quả : Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
- 1/1288, Thoát Hoan chia quân làm 3 đạo chiếm đóng Thăng Long.
- Nhân dân kinh thành thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
- Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, cạn kiệt lương thực, Thoát Hoan rút quân lên Vạn Kiếp và rút quân về nước theo 2 đường thủy bộ.
- Nhà Trần quyết định mở cuộc phản công và bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng
- 4/1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi rút về nước theo sông Bạch Đằng
- Quân ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước triều dâng cao
- Khí nước triều rút, quân Trần cho thuyền nhỏ ra đánh → giặc tháo chạy, thuyền xô vào bãi cọc
- Kết quả : Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt.
- Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy từ Vạn Kiếp rút về nước bị quân dân ta tập kích liên tiếp.
2 / Củng cố : 
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên 1287-1288) ?
- Chọn đáp án đúng nhất : Người chủ trương rút khỏi Vạn Kiếp là ai ?
A . Trần Khánh Dư B . Trần Quốc Tuấn C. Trần quang Khải
3 / Dặn dò :
- HS học bài cũ, trình bày diễn biến bằng lược đồ.
- Chuẩn bị mục IV “nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên” , trả lời các CH sau :
+ Nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi ?
+ Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến đem lại ?
Tuần 14 : 24 /11 → 28 / 11 /2008 Ngày soạn: 20 / 11 / 2008
Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
 MÔNG-NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
Tiết 27 : IV – NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I / Mục tiêu bài học :
- HS hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Bồi dưỡng, nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng.
- Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà. 
II / Chuẩn bị của GV và HS :
 1 / GV: 
 - Ảnh về Trần Quốc Tuấn
 - Tác phẩm Hịch tướng sĩ
	 - Giáo án + sgk
 2 / HS : 
 - SGK + đồ dùng học tập
	 - Bảng phụ + Bút lông.
III / Tiến trình dạy học :
1 / Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút).
CH : Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ?
GV nhận xét và chốt ý.
Kiểm tra bài củ: Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ?
CH : Nêu những việc làm của nhà Trần đã chuẩn bị cho ba lần kháng chiến ?
CH : Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên ?
Kiểm tra bài củ : Trình bày cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến ?
Hoạt động 2
GV tổ chức cho HS thảo luận (5 phút)
CH : Theo em, ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi trong hoàn cảnh lịch sử thời đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
GV nhận xét và chốt ý
CH : Em học được bài học lịch sử gì từ ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ?
Hoạt động 1
HS tiến hành thảo luận, trình bày kết quả vào bảng phụ và vử đại diên trình bày trước lớp.
HS : Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, tự vũ trang, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với triều đình.
- Trong hội nghị Diên Hồng, tất cả các bô lão đều đồng thanh “quyết đánh”
HS : Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chât, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp.
HS : Ông là tác giả của các tác phẩm binh thư nổi tiếng.
Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Ông đã nghĩ ra các cách đánh độc đáo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn.
HS : - Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
- Tránh thế mạnh, đánh chỗ yếu của kể thù.
- Biết phát huy lợi thế của quân ta và lợi thế của đất nước.
→ Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang thế chủ động.
Hoạt động 2
HS tổ chức thảo luận, trình bày kết quả vào bảng phụ và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS : Dùng mưu trí để đánh giặc, lấy đoàn kết toàn dân để đánh giặc.
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước.
- Trong ba lần kháng chiến, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Trần Quốc Tuấn là người đã có công lao to lớn trong ba lần kháng chiến.
- Thắng lợi gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Thắng lợi đó cũng không thể tách rời những chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của vương triều Trần và các danh tướng.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thắng lợi đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
- Thắng lợi đã để lại bài học vô cùng quý giá : củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Thắng lợi góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược và làm thất bại mưu đồ thôn tính những miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
2 / Củng cố : 
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm khách quan
+ Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp gì trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ?
Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương nhân dân, quân lính hết lòng.
Viết “Hịch tường sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Cho quân đóng cọc trên sông Bạch Đằng, bố trí các đạo quân mai phục, nhử địch sa bẫy.
3 / Dặn dò :
- HS học bài cũ và trả lời các CH trong SGK /tr 68
- Xem trước bài “Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần”, chuẩn bị các CH :
+ Tình hình kinh tế nhà Trần sau chiến tranh như thế nào ?
+ Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào ?
Ngày soạn: 24 / 11 / 2008
Bài 15 : SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA THỜI TRẦN
Tiết 28 : I – SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I / Mục tiêu bài học :
- Giúp HS nắm được sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân Mông-Nguyên, Đại Việt phải trài qua những khó khăn về kinh tế, xã hội. Nhờ các chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội của Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
- Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
II / Chuẩn bị của GV và HS : 
1 / GV : 
 - Tranh ảnh đồ gốm thời Trần
 - Giáo án + SGK
2 / HS :
 - Bảng phụ + bút lông
 - SGK + đồ dùng học tập
III / Tiến trình dạy học
1 / Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút)
CH : Sau chiến tranh, nhà Trần đã thục hiện các chính sách gì để phát triển kinh tế ?
N 1 : Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện các chính sách gì để phát triển nông nghiệp ?
N 2 : So sánh với thời Lý, ruộng đất tư dưới thời Trần có gì khác ?
N 3 : Tại sao ruộng đết tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh ?
N 4 : Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh ?
GV nhận xét, tổng kết kiến thức.
CH : Thủ công nghiệp thời Trần do ai trực tiếp quản lí ? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Trần ?
GV tổ chức cho HS quan sát H35 và 36/ tr 69 so sánh với H 23/ tr 45 SGK
CH : Em có nhận xét gì về trình kĩ thuật tời Trần so với thời Lý ?
CH : Tình hình thượng nghiệp thời thời Trần sau chiến tranh có gì mới?
Qua các mục về sự phát triển kinh tế, GV giáo dục cho HS tinh thần lao động, sánh tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế.
CH : Em hãy liên hệ sự phát triển kinh tế với côn cuộc xây dựng đất nước hiện nay của nhân dân ta ?
Hoạt động 2
CH :Thời trần có các tầng lớp xã hội nào ? So sánh giữa thời Lý và thời Trần về các tầng lớp xã hội ?
CH : Phân hóa các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có nét gì khác so với thời Lý ?
GV cho HS thảo luận ( 5 phút)
CH : Vẽ sơ đổ phân hóa các tầng lớp trong xã hội thời Trần ?
GV nhận xét và bổ sung 
Hoạt động 1
HS tiến hành thảo luận, trình bày kết quả vào bảng phụ và cử đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
HS trả lời
HS chú ý quan sát và so sánh đối chiếu
HS trả lời
HS trả lời
HS so sánh và liên hệ thực tiễn
Hoạt động 2
HS : Tầng lớp xã hội như nhau, nhưng mức độ tài sản và cáh thức bóc lột khác nhau.
HS : Phân hóa các tầng lớp thời Trần sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều.
HS tiến hành thảo luận và trình bày kết quả vào bảng phụ, cử đại diện trình bày trước lớp.
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh
* Nông nghiệp:
- Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến kích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt → nông nghiệp được phục hồi và nhanh chóng phát triển.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng trong cả nước
- Ruộng đết tư hữa ngày càng nhiều.
* Thủ công nghiệp : rất phát triển.
- Do nhà nước trực tiếp quản lí.
- Gồm nhiều ngành nghề khác nhau.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển
- Các làng nghề, phường nghề được thành lập.
- Các sản phẩm làm ra ngày càng nhiểu, trình độ ngày càng cao. 
* Thương nghiệp :
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
- Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra trong cả nước.
2. Tình hìn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Nguyễn Thị Mỹ Ngọc - Trường THCS Lạc Tánh.doc