KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 – TUẦN 25
Tập đọc: SƠN TINH, THỦY TINH
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
+ Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Hùng Vương)
+ Hiểu nghĩa từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp, hồng mao,
- Kỹ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Thái độ: Học sinh biết tính kiên cường của nhân dân ta trong việc phòng chống lũ lụt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt (tập 2).
- Màn hình powerpoint, phim - ảnh tư liệu.
Trường Đai học Sài Gòn Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo sinh: NGUYỄN TRẦN HỒNG NHI GVHD: NGUYỄN THỊ KIM LÝ KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 – TUẦN 25 Tập đọc: SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1) MỤC TIÊU: Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Hùng Vương) Hiểu nghĩa từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp, hồng mao, Kỹ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Thái độ: Học sinh biết tính kiên cường của nhân dân ta trong việc phòng chống lũ lụt. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách giáo khoa Tiếng Việt (tập 2). Màn hình powerpoint, phim - ảnh tư liệu. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI CHÚ 3 phút 1 phút 13 phút 17 phút 1 phút Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Phát cho mỗi đội 1 bao lì xì bên trong có nội dung kiểm tra bài cũ, nghe nhạc và truyền tay nhau bao lì xì. Kết thúc bài hát lì xì trên tay bạn nào thì yêu cầu học sinh của 4 đội lần lượt đọc và thực hiện yêu cầu. Nhận xét. Dạy bài mới: Chuyển ý giới thiệu bài mới: vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm nước ta thường xảy ra nạn lũ lụt. Nguyên nhân của những trận lũ này theo truyền thuyết cho rằng là do cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Các con có muốn biết cuộc chiến đấu này diễn ra như thê nào không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp cho các con hiểu rõ hơn về cuộc chiến kéo dài hàng nghìn năm của 2 vị thần. Đó là bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh. Chiếu tên bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc câu, luyện phát âm từ khó: Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, kết hợp yêu cầu học sinh cầm viết chì gạch chân những từ khó đọc, khoanh tròn những từ khó hiểu. Chiếu lên slide các từ khó đọc, (trong trường hợp các từ khó đọc học sinh nêu không có trong slide giáo viên sẽ ghi lên bảng) Từ khó đọc: tuyệt trần, lễ vật, ván cơm nếp, nệp bánh chưng, chặn dòng nước lũ, dâng, đuối sức. Đọc mẫu 1 lần các từ khó đọc. Phân tích cấu tạo từ, lưu ý cách phát âm hoặc gợi ý cho học sinh nêu cách lưu ý các từ khó đọc. Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu. Chỉnh sửa cách phát âm (nếu có). Luyện đọc đoạn, giải nghĩa từ. Đặt câu hỏi gợi ý học sinh phân đoạn: Bài tập đọc này có mấy đoạn? Các đoạn được chia như thế nào? Nhận xét , chốt lại. Chiếu lên slide các từ khó hiểu, (trong trường hợp các từ khó hiểu học sinh nêu không có trong slide giáo viên sẽ ghi lên bảng) Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1, nêu từ khó hiểu ở đoạn 1. Gợi ý cho học sinh giải nghĩa từ: cầu hôn, kén. Nhận xét, chốt ý giải nghĩa từ :cầu hôn, kén. Xác đinh giọng đọc và hướng dẫn cách ngắt giọng câu dài. Giới thiệu câu dài ở đoạn 1. Đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 kết hợp chỉnh sửa cách phát âm và ngắt giọng câu dài (nếu có). Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2, nêu từ khó hiểu ở đoạn 2. Gợi ý cho học sinh giải nghĩa từ: lễ vật, ván, nệp, ngà, cựa, hồng mao. Nhận xét, chốt ý giải nghĩa từ : lễ vật, ván, nệp, ngà, cựa, hông mao. Xác đinh giọng đọc đoạn 2, cách nhấn giọng các từ chỉ lễ vật: một tram ván cơm nếp, hai tram nệp bánh chưng, voi chin ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 2 kết hợp chỉnh sửa cách phát âm và giọng đọc (nếu có). Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3, nêu từ khó hiểu ở đoạn 3. Gợi ý cho học sinh giải nghĩa từ. Nhận xét, chốt ý giải nghĩa từ. Xác đinh giọng đọc và hướng dẫn cách ngắt giọng câu dài. Giới thiệu câu dài ở đoạn 3: “Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua. ” Đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 3 kết hợp chỉnh sửa cách phát âm và ngắt giọng câu dài (nếu có). Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn, cá nhân đọc cả bài, đọc đồng thanh. Củng cố - dặn dò: Xem clip. Nhận xét tiết học. Dặn dò: đọc lại bài và trả lời các câu hỏi chuẩn bị cho tiết học tập đọc sau. 4 học sinh lần lượt thực hiện yêu cầu bên trong bao lì xì: đọc bài “Voi nhà” Nhắc tên bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” Gạch chân từ khó đọc. Nêu từ khó đọc,khó hiểu từng đoạn. Lắng nghe, đánh vần, lưu ý cách đọc và đọc đồng thanh từ khó đọc. Đọc nối tiếp câu. Cá nhân trả lời câu hỏi. Có 3 đoạn. Đoạn 1: “Hùng Vương nước thẳm” Đoạn 2: “Hùng Vươngđón dâu về” Đoạn 3: còn lại. Đọc đoạn 1, nêu từ khó hiểu. Giải nghĩa từ. Luyện ngắt giọng câu dài theo hướng dẫn của giáo viên. Đọc đoạn 1. Đọc đoạn 2, nêu từ khó hiểu. Giải nghĩa từ. Luyện đọc và nhấn giọng theo hướng dẫn của giáo viên. Đọc đoạn 2. Đọc đoạn 3, nêu từ khó hiểu. Giải nghĩa từ. Luyện ngắt giọng câu dài theo hướng dẫn của giáo viên. Đọc đoạn 3. Đọc nối tiếp đoạn, cá nhân đọc cả bài, đọc đồng thanh. Phát nhạc bắt đầu trò chơi. Chiếu nội dung bài tập đọc “Voi nhà” Chiếu tên bài học. Giọng đọc ở từng đoạn: Đoạn 1: giọng đọc thong thả, trang trọng lời vua Hùng dõng dạc. Đoạn 2: giọng đọc tả cuộc chiên đấu: hào hung. Chiếu slide những từ khó đoc, khó hiểu. Chiếu slide từ khó hiểu. Chiếu slide cách ngắt giọng câu dài ở đoạn 1. Một người là Sơn Tinh/ chú miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh/, vua vùng nước thẳm.// Chiếu slide cách ngắt giọng câu dài ở đoạn 2. Hãy đem đến một tram ván cơm nếp,/ hai tram nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chính cựa,/ ngựa chính hồng mao.// Giọng đọc đoạn 3: tả lại cuộc chiến đấu của 2 vị thần nên ta phải đọc với giọng cao, hào hùng. Từ đó,/ năm nào Thủy Tinh/ cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//
Tài liệu đính kèm: