Giáo án Tập đọc 5 -Phong cảnh Đền Hùng

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: Tập đọc

Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I.Mục tiêu:

-Yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh biết đọc diễn cảm bài văn

+ Học sinh hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

+ Học sinh trả lời được 4 câu hỏi trong SGK

II.Chuẩn bị

-GV: Thiết kế bài dạy, bài giảng điện tử

-HS: SGK Tiếng Việt, vở, bút

 

docx 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 -Phong cảnh Đền Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Nguyễn Hồng Ngọc Ánh
MSSV: 1421402020003 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: Tập đọc
Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I.Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+ Học sinh biết đọc diễn cảm bài văn
+ Học sinh hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
+ Học sinh trả lời được 4 câu hỏi trong SGK
II.Chuẩn bị
-GV: Thiết kế bài dạy, bài giảng điện tử
-HS: SGK Tiếng Việt, vở, bút
III.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ: Hộp thư mật
- Hai HS đọc 2 phần của bài. Trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK
- Gv nhận xét từng em
- Nhận xét chung
II.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
- Tuần này chúng ta sẽ bước vào một chủ điểm mới, chủ điểm Nhớ Nguồn với các bài học sẽ cung cấp cho chúng ta những truyền thống quý báu của dân tộc và nhắc nhở chúng ta ghi nhớ về cội nguồn. Hôm nay chúng ta sẽ lên thăm vùng đất Tổ qua bài Phong cảnh đền Hùng.
2.Luyện đọc:
+ Yêu cầu 1 Hs giỏi đọc toàn bài
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm, chia đoạn
- GV chốt: Bài TĐ được chia làm 3 phần
+ 3HS đọc nối tiếp lượt 1.
-Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, phát hiện từ khó đọc
-GV chốt các từ dễ đọc sai, lưu ý HS cách đọc.
+ 3 HS đọc nối tiếp lượt 2
-GV yêu cầu HS tìm từ khó hiểu trong bài
-GV mời HS giải thích từ khó hiểu trong bài
-GV nhận xét, bổ sung
*Giải nghĩa từ: bức hoành phi
* Giải nghĩa từ: ngọc phả
-GV mời 1HS đọc phần chú giải trong bài
+Luyện đọc nhóm
-GV hướng dẫn HS đọc ngắt nịp câu dài
 * Trong đêm, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm / đề ở bức hoành phi / treo chính giữa.
 * Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
-GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi trong vòng 1’.
-GV mời đại diện của 2 nhóm đọc lại toàn bài cho cả lớp cùng nghe.
-GV mời HS nhận xét
-GV nhận xét, sửa sai
-GV đọc toàn bài
Sau khi nghe cô đọc, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài.
Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và TL câu hỏi
+ Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở đâu?
+Hãy kể những điều em biết về các vị vua Hùng?
* Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 trứng, nở ra 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu. 
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây.
+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?
+ Theo chân tác giả chúng ta đã đi đến các địa danh thuộc đền Hùng, vậy những địa danh đó gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết dựng nước giữ nước nào của dân tộc? Hãy kể tên các truyền thuyết đó 
+Khi nhắc đến vua Hùng chúng ta thường nhớ đến câu ca dao nào? Em hiểu câu ca dao đó như thế nào?
- GV chốt lại: Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc. Ca ngợi truyền thống thủy chung của người Việt Nam.
- Theo truyền thuyết, vua Hùng Vương thứ 6 đã hóa thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10/3 âl. Nên hằng năm người Việt tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày này nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc
Em hãy nêu nội dung chính của bài.
-GV chốt lại
Luyện đọc diễn cảm 
- GV nhắc lại giọng đọc của bài: các em đọc to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết: chú ý nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng và niềm thành kính đối với đất Tổ.
-GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc diễn cảm mẫu
- GV yêu cầu HS tìm những từ ngữ nhấn giọng và ngắt nghỉ hơi
- GV mời 1HS đọc lại đoạn 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi
- GV mời đại diện 2 nhóm thi đua đọc diễn cảm
- HS nhận xét phần đọc của 2 bạn
- GV nhận xét, tuyên dương
III. Củng cố - dặn dò 
- Trò chơi củng cố bài: Trở về cội nguồn
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Cửa sông
-HS nêu tựa bài cũ
-HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
- 1HS đọc _ lớp đọc thầm
- HS chia: 3 phần
-Hs đọc nối tiếp lần 1
-HS nêu từ dễ đọc sai
-HS đọc cá nhân
-Hs đọc nới tiếp lượt 2 
- HS nêu từ cần giải nghĩa
-Hs luyện đọc nhóm đôi trong 1 phút
- 2 HS đọc - lớp nhận xét
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta
-Vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.
 +Đoạn 1: những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn.
+ Đoạn 2: bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn bên phải, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, đồng bằng xanh mát.
+ Đoạn 3: những cánh hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh.
- Lắng nghe.
- Cảnh thiên nhiên thật tráng lệ, hùng vĩ
+ Núi Ba Vì: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; núi Sóc Sơn: truyền thuyết Thánh Gióng; đền Trung: sự tích bánh chưng, bánh giầy; đền Hạ: sự tích trăm trứng; cột đá thề: An Dương Vương.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
- Nhắc nhở mọi người dù đi đâu, làm gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.
+ Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- HS nhắc lại.
-Hs theo dõi
-HS nghe, phát hiện cách đọc
-HS nêu
-Lớp nghe, nhận xét
-HS luyện đọc nhóm đôi
-2 nhóm thi đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 25 Phong canh den Hung_12294883.docx