Giáo án Tập làm văn 5 - Tuần 26 - Tiết 51, 52

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 51 : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm trình tự các bước chuyển câu chuyện thành màn kịch (dựa trên câu chuyện “Vì muôn dân” đã được nghe và dựa trên những hiểu biết về một màn kịch.

2. Kĩ năng:

- Biết điền tiếp các lời thoại để hoàn chỉnh việc chuyển thể thành kịch màn 2 hoặc màn 3 của câu chuyện “Vì muôn dân”.

- Biết đóng màn kịch đó.

3. Thái độ:

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn cách hợp lí lời đối thoại phù hợp với nội dung bài .

2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia ý kiến trao đổi trong nhóm, viết tiếp lời thoại cho phù hợp với tính cách của nhân vật .

3. KN kiên định : Đưa ra nhận thực, suy nghĩ và hành động của bản thân để đáp ứng nội dung bài học .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ chuyện kể “Vì muôn dân”. Một số trang phụ đơn giản để HS tập đóng kịch.

· HS: - Xem lại nội dung câu chuyện SGK.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Tuần 26 - Tiết 51, 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 51 : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	
- Nắm trình tự các bước chuyển câu chuyện thành màn kịch (dựa trên câu chuyện “Vì muôn dân” đã được nghe và dựa trên những hiểu biết về một màn kịch.
2. Kĩ năng: 	
- Biết điền tiếp các lời thoại để hoàn chỉnh việc chuyển thể thành kịch màn 2 hoặc màn 3 của câu chuyện “Vì muôn dân”.
- Biết đóng màn kịch đó.
3. Thái độ: 
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn cách hợp lí lời đối thoại phù hợp với nội dung bài .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia ý kiến trao đổi trong nhóm, viết tiếp lời thoại cho phù hợp với tính cách của nhân vật .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thực, suy nghĩ và hành động của bản thân để đáp ứng nội dung bài học . 
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Tranh minh hoạ chuyện kể “Vì muôn dân”. Một số trang phụ đơn giản để HS tập đóng kịch.
HS: - Xem lại nội dung câu chuyện SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Tập viết đoạn đối thoại 
Yêu cầu HS nêu cách trình bày đoạn đối thoại .
GV nhận xét
3. Bài mới: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (27’)
	v Hoạt động 1: Viết đoạn đối thoại 
- Mục tiêu: Viết lời thoại cho mỗi màn kịch
a. Các em quan sát tranh và thực hiện yêu cầu sau:
Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau thảo luận.
2 HS trình bày nội dung câu chuyện đoạn 2 và 3.
GV nhận xét.
Để chuyển câu chuyện này thành các màn kịch ta cần phải nắm những gì ? 
Mởi 2 HS đọc gợi ý màn 2 và 3 trong 94.
b. Mời HS đọc yêu cầu gợi ý SGK phần nhiệm vụ của em.
Mời 1 HS nhắc lại các bước chuyển câu chuyện thành màn kịch.
Yêu cầu hs đã nắm cách chuyển một câu chuyện thành màn kịch, bạn nào thích chuyển màn 2: “Cùng vua bàn kế đuổi thù” ngồi sang dãy A. Bạn nào thích màn 3 “Hội nghị Diên Hồng” ngồi sang dãy B.
Dựa vào những gợi ý ở SGK các nhóm thảo luận điền tiếp các lời thoại cho hoàn chỉnh một màn hình.
Dán tranh minh hoạ cho từng màn ở bảng phụ.
c. Trình bày:
Mỗi đoạn một nhóm trình bày ® Nhóm nào nhanh nhất đính lên bảng nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV dùng phấn gạch dưới những điểm khác biệt rồi đưa ra nhận xét.
Ở câu chuyện này diễn biến là một chính kịch nên mang tính chất nhanh gấp dứt khoát. Do đó, lời thoại của từng nhân vật phải ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, không rườm rà.
Yêu cầu các nhóm sửa lại trên phiếu giao việc.
GV chốt ý ..
	v Hoạt động 2: Đóng kịch 
Mục tiêu: Tập đóng màn kịch vừa viết lời thoại.
- Cho HS thảo luận theo nhóm mà kịch mà mình chọn để sắm vai cho từng nhân vật.
Cho HS chọn hoa.
GV nhận xét.
Giáo dục tư tưởng 
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Trả bài văn tả đồ vật.
Nhận xét tiết học.
- Hát .
2 HS nêu .
Hoạt động nhóm – lớp 
HS quan sát 4 bức tranh truyện “Vì muôn dân”.
HS đọc lại yêu cầu.
HS thảo luận kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện.
HS kể lại tóm tắt nội dung của một đoạn theo tranh minh hoạ.
1 HS đọc gợi ý SGK / 85.
Từng HS đọc : Màn 2 / 94 , Màn 3/ 94
2 HS nhắc lại.
HS di chuyển theo ý thích của mình tạo thành nhóm (4hs) để thảo luận nội dụng mình chọn, viết vào bảng nhóm.
Các nhóm thảo luận.
HS trình bày theo vai màn 2. 
Các nhóm nhận xét về:
	  Nội dung
	  Lời thoại của từng nhân vật.
	  Cấu trúc câu.
HS trình bày.
Nhận xét giống màn 2.
HS sửa trên phiếu học tập của mình.
Hoạt động nhóm.
Các nhóm thảo luận phân vai ® nắm tình tiết, lời thoại.
Lớp theo dõi bổ sung.
KNS
Trực quan
Thảo luận
Trực quan
Thảo luận
Thực hành
HNS
HCM
Sắm vai
Rút kinh nghiệm : 
Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tập làm văn
TIẾT 52: TRẢ BÀI VIẾT: TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
2. Kĩ năng: 	Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ, ý để viết câu cho thích hợp .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết nhận xét , góp ý cho bạn và tự nhận thấy sai sót bài văn của mình để điều chỉnh cho thích hợp .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài văn của mình .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  phiếu học tập của học sinh để thống kê các lỗi trong baì làm của mình.
HS:Bài làm .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP 
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Tập viết đoạn đối thoại .
 Yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai đoạn Trần Thủ Độ .
GV nhận xét – đánh giá .
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Nhận xét chung
Mục tiêu : Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
Yêu cầu HS đọc đề bài
GV nhận xét : 
+ Ưu điểm:
Trình bày đúng, đủ 3 phần của một bài văn tả đồ vật
Chữ viết rõ ràng, có nắn nót
Nội dung viết đúng theo yêu cầu của từng đề bài.
+ Thiếu sót, hạn chế:
Viết còn sơ sài, ít ý
Sai nhiều về dấu câu, sử dụng từ chưa chính xác.
+ Thống kê điểm:
Giỏi: 10
Khá: 15
Trung bình: 11
Yếu: 0
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs chữa bài 
Mục tiêu: Hs biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. 
a) Hướng dẫn từng Hs sửa lỗi:
 GV yêu cầu
GV theo dõi, kiểm tra Hs làm việc.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung :
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân nêu nhiệm vụ cho mỗi em thực hiện:
Đọc lời nhận xét.
Đọc chỗ đã ghi lỗi trong bài.
Viết phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
Gv cho chép lên bảng theo từng loại lỗi:
+ Lỗi về chính tả:
tự hòa
trạm trỗ
đặc sắt
+ Lỗi về cách dùng từ và câu:
Hồi năm còn chiến tranh, chiếc máy bay này đã giúp bộ đội ta thắng trận ở nhiều nơi...
Bộ sưu tầm trống đồng Đông sơn có tới hai mươi ba cái.
Chiếc máy bay này mới hùng vĩ làm sao!
Có những đồ vật gắn bó với một nền truyền thống cao đẹp của nước ta.
Nó đã từng giải phóng miền Nam khỏi cái ách đô hộ của quân Mĩ và Pháp.
Phía dưới trống đồng là một kệ gỗ được thiết kế để bỏ trống lên....
GV nhận xét và chốt lại những lỗi đã chữa .
4.Củng cố: (5’)
Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay.
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị : Ôn tập về tả cây cối .
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- HS lên sắm vai diễn .
- Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp
1 HS đọc – Lớp theo dõi.
HS lắng nghe.
Hs lắng nghe
Hs làm việc cá nhân trên phiếu sau khi xem lại bài làm của mình:
Đọc lời nhận xét của cô
Đọc những chỗ cô bắt lỗi trong bài
Viết vào vở các loại lỗi
Đổi vở cho bạn để soát lỗi và chữa lỗi.
Một vài Hs lên bảng sửa lỗi
Lớp nhận xét
tự hào
chạm trổ
đặc sắc
Những năm chiến tranh, chiếc máy bay này.....
Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn có hai mươi ba cái.
Chiếc máy bay này mới oai hùng làm sao!
Có những đồ vật gắn bó với những truyền thống tốt đẹp của nước ta.
Chiếc máy bay này đã từng góp phần vào công cuộc kháng chiến Giải phóng miền Nam thoát khỏi ách đô hộ....
Phía dưới trống đồng là một kệ gỗ được thiết kế để đặt trống lên...
HS phân tích cái hay, cái đẹp.
Lớp nhận xét.
KNS
Trực quan
Giảng giải
KNS
Thực hành
Luyện tập
Luyện tập
HCM
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP LAM VAN.doc