Giáo án Tập nặn tạo dáng (lớp 4) - Tập nặn dáng người

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

PHÂN MÔN: TẬP NẶN TẠO DÁNG (LỚP 4)

BÀI: TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.

- Học sinh nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.

- Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người.

- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước.

- Chuẩn bị đất nặng, que tăm để nối đất nặng.

2. Học sinh:

- Đất nặn, que tăm để nối đất nặng.

- Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng để làm bảng nặn.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập nặn tạo dáng (lớp 4) - Tập nặn dáng người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
PHÂN MÔN: TẬP NẶN TẠO DÁNG (LỚP 4)
BÀI: TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
Học sinh nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.
Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người. 
Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. 
Chuẩn bị đất nặng, que tăm để nối đất nặng.
Học sinh:
Đất nặn, que tăm để nối đất nặng.
Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng để làm bảng nặn.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ổn định lớp
Yêu cầu HS lấy đồ dùng học tập để trên bàn.
GV kiểm tra, nhắc nhở nếu có em quên mang.
HS bày đồ dùng lên bàn
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
GV cho HS quan sát hình và hỏi: 
Cơ thể người có mấy bộ phận chính, đó là những bộ phận nào?
Gọi HS nhận xét
Các bộ phận có hình dáng và tỉ lệ như thế nào với nhau?
Theo em đầu có hình khối gì?
Thân có hình khối gì?
Tay, chân có hình khối gì?
Cho HS quan sát tranh các tư thế người: đi, đứng, chạy, nhảy.
GV hỏi: Nêu động tác của các bạn trong tranh?
Hình dáng của người có thay đổi không khi thực hiện các động tác đi, đứng, chạy, nhảy,...
Hãy so sánh dáng đi với dáng chạy?
Cho HS xem tranh và hỏi hoạt động của bạn trong tranh.
HS quan sát hình và trả lời: 
Cơ thể người gồm 3 bộ phận chính là đầu, thân và tay chân.
HS nhận xét
Có hình dáng và tỉ lệ khác nhau.
Đầu: Khối tròn giống quả trứng.
Thân: Khối trụ hình chữ nhật.
Tay, chân: Khối trụ hơi dài.
HS quan sát hình:
 Đi Đứng Chạy Nhảy 
Hình dáng của người sẽ thay đổi khi thức hiện các động tác.
Khi đi: tay để tự do hoặc thả lỏng, chân sau thẳng, chân trước hơi co.
Khi chạy: 2 tay co lại đánh trước sau, chân giống khi đi nhưng co nhiều hơn khi đi, khi đi chân trái bước về trước thì tay trái đánh ra sau và ngược lại.
HS quan sát tranh và trả lời:
Đá bóng Ngồi
Tưới cây Múa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành.
Tương tự như những bài tập nặn trước, ở bài nặn dáng người chúng ta cũng có 2 cách nặn: nặn từng bộ phận, nặn nguyên khối.
GV hướng dẫn HS nặn:
Trước khi nặn nên vò nắn cho đất mềm, dễ nặn.
Nặn các bộ phận: đầu, mình, tay chân.
Dùng tăm tre ghép các bộ phận dính lại với nhau thành dáng người. Rồi chỉnh sửa lại dáng cho phù hợp với động tác cần nặn.
Thêm mắt, mũi, miệng và tóc.
Khi nặng một nhóm người đang đá bóng, nhảy dây, múa... các em có thể nặn thêm quả bóng, dây nhảy... cho bài thêm sinh động.
Cho các em xem 1 số bài tập nặn dáng người của lớp năm trước.
HS quan sát:
Hình minh họa
HS xem:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS nhận xét và đánh giá tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 23 Tap nan dang nguoi_12253722.docx