Giáo án theo chủ đề thơ mới Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945)

1- Chủ đề: Thơ mới Việt Nam ( giai đoạn 1930- 1945)

2- Chuẩn KT, KN:

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

- Một số đặc điểm của thơ trữ tìnhViệt Nam giai đoạn 1930- 1945

- Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình giai đoạn 1930- 1945 theo đặc trưng thể loại.

- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận, phân tích tác phẩm thơ

* Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

 - Năng lực giải quyết tình huống có vấn đề.

 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Năng lực đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam hiện đại theo đặc trưng thể loại.

 - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

 

docx 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12043Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề thơ mới Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 95,96,97,98,99,100. GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
Tuần: 26,27 THƠ MỚI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1930-1945)
Ngày soạn: 01/ 2015.
Chủ đề: Thơ mới Việt Nam ( giai đoạn 1930- 1945)
Chuẩn KT, KN:
Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Một số đặc điểm của thơ trữ tìnhViệt Nam giai đoạn 1930- 1945
Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình giai đoạn 1930- 1945 theo đặc trưng thể loại.
Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận, phân tích tác phẩm thơ
* Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
 - Năng lực giải quyết tình huống có vấn đề.
 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Năng lực đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam hiện đại theo đặc trưng thể loại.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 theo định hướng năng lực:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại
Lí giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
So sánh các phương diện nội dung và nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.
Nhận diện được từ ngữ thơ, hình ảnh thơ, thủ pháp nghệ thuật, cách dùng từ sáng tạo, độc đáo,...
Hiểu được ảnh hưởng của giọng thơ đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm.
Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
Nắm được bố cục tác phẩm, đoạn thơ, tứ thơ, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo.
Lý giải sự phát triển của các câu thơ, tứ thơ và mối quan hệ của các dữ kiện. Lý giải được từ ngữ thơ, hình ảnh thơ, hình tượng nghệt thuật tác phẩm,...
Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm.
Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
Nhận diện hệ thống từ ngữ, hình ảnh,đoạn thơ, tứ thơ,....
Giải thích, phân tích đặc điểm về từ ngữ thơ, hình tượng thơ,hình ảnh nghệ thuật, giọng điệu thơ,...
Trình bày cảm nhận về tác phẩm.
Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. (Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ sự học tập nội dung văn bản đã đọc hiểu).
Phát hiện và nêu được tình huống tác phẩm.
Phân tích được ý nghĩa của tình huống tác phẩm.
Thuyết trình về tác phẩm.
Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch)
Nghiên cứu khoa học, dự án.
Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại thơ.
Lý giải ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ,...
4. GIÁO ÁN DẠY- HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN
(Mô tả qua văn bản theo 5 cấp bậc)
Các hoạt động
Nội dung 
Cách tổ chức
A.Trải nghiệm
( Kiểu khởi động)
Hs xem clip 
- Qua việc xem clip hình, em hãy cho biết clip đó giới thiệu vấn đề gì?
- Khi xem qua video clip em có ấn tượng như thế nào? 
B- Hình thành kiến thức mới
(đọc hiểu văn bản)
I. Tìm hiểu chung 
1.Thơ mới là gì ?
Thơ mới là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ nghĩa là không hạn số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần và điệu.
2. Bối cảnh xã hội và sự ảnh hưởng trong sáng tác thơ
-Xã hội đang trong tình trạng rối ren, đất nước chưa độc lập, thanh niên có nhiều tư tưởng hoài bảo khác nhau, ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa phương Tây.
-Nguồn thi hứng dựa trên cảnh vật của trời đất, linh cảm trong con người, cảnh huống trong xã hội. 
-Cách phô diễn ý các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng thơ văn Pháp,mô tả tỉ mỉ,rõ rệt theo lối phác họa, lời thơ bóng bẩy. Nhưng mỗi nhà thơ (thi sĩ) có nét tài hoa riêng.
3. Các tác giả thơ mới tiêu biểu
a. Xuân Diệu
- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh nhưng sông với mẹ ở Quy Nhơn.
- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú.
b. Huy Cận
-Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú,huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh
-Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học,1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng Canh nông
-Từ năm 1942,Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.Sau cách mạng tháng 8,giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
à Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. Thơ HC hàm xúc,giàu chất suy tưởng triết lí
-Tác phẩm tiêu biểu:
*Trước cm tháng 8:Lửa thiêng,Kinh cầu tự,Vũ trụ ca
*Sau cm tháng 8:Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa,Chiến trường gần đến chiến trường xa...
c. Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử (1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.
- Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
- Tốt nghiệp THPT, Hàn Mặc Tử đi làm ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, mắc bệnh phong rồi Hàn Mặc Tử về hẳn Quy Nhơn rồi mất tại trại phong Quy Hòa – Quy Nhơn (1940).
- Hàn Mặc Tử gắn với một hồn thơ mãnh liệt, nhưng luôn quằn quại đau đớn, giằng xé giữa thể xác và tâm hồn. Nhưng vẫn gắn bó thiết tha với tình yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước thông qua những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường.
- Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Duyên kì ngộ, 
=> Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)
4. Các tác phẩm tiêu biểu
a. Vội Vàng:
 In trong tập Thơ thơ (1938)- tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
b. Tràng Giang
-Xuất xứ: “Lửa thiêng”
-Hoàn cảnh sáng tác:Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước
c. Đây Thôn Vĩ Dạ
- Bài thơ nằm trong tập “Thơ điên” (1938), về sau đổi thành “Đau thương”
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian Hàn Mặc Tử sống trong bệnh tật, vật vã với cơn đau ở trại phong Quy Hòa.
- Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ:
 + Từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái ở thôn Vĩ.
 + Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế mộng mơ.
II. Đọc- hiểu
1. Thiên nhiên, cuộc sống : 
 1.1. Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
-Thiên nhiên đẹp: Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
 + Bướm ong dập dìu
 + Chim chóc ca hót
 + Lá non phơ phất trên cành.
 + Hoa nở trên đồng nội
 Điệp ngữ: này đây, tuần tháng mật 
kết hợp với hình ảnh: “Hoa đồng nội xanh rì” âm thanh, màu sắc:” Lá cành tơ ,yến anh, khúc tình si, ánh sang chớp hàng mi
à Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Thiên nhiên hài hòa với con người tạo khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
 “ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.à Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
à Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”
1.2. Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
 Khổ 1:
-Hình ảnh: sóng gợn, thuyền xuôi mái, nước song song, củi 1 cành khô lạc trên mấy dòng nướcà thiên nhiên hoang sơ, sự vật bé nhỏ, bình thường, cuộc sống con người cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.
 Khổ 2:
-Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cảnh vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp
-Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người 
-Hình ảnh:Trời sâu chót vót, sông dài, trời rộng, bến cô liêu"Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn trong cuộc sống
[Cảnh thiên nhiên với sự vật nhỏ bé cùng âm thanh hoà vào không gian tạo vẻ buồn tẻ trongcuộc sống hiện hữu. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín
Khổ 3:
-Hình ảnh ước lệ: “bèo”, câu hỏi: “về đâu” ?, không cầu, không đò ,...thể hiện niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống trong tình cảnh cô độc
[Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, cuộc sống mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. 
1.3. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
 Khổ 1: 
 - Hình ảnh: “ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên, Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc”, “Lá trúc che ngang mặt chữ điền
 ð Bằng hệ thống ngôn ngữ chọn lọc, bút pháp lãng mạn, tượng trưng, hình ảnh giàu sức gợi cảm, khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và con người hài hoà trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Đó cũng là tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết. 
 Khổ 2:
- “Gió theo lối gió,mây đường mây”,“ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ” 
 Cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc, hiu hắt, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
- “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”
-> hình ảnh lãng mạn trôi giữa hai bờ hư thực.
- “Có chở trăng về kịp tối nay?” 
 Câu hỏi tu từ giúp ta cảm nhận được sự lo sợ, hối hả của tác giả về một hiện tại ngắn ngủi của mình.
ð Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
Khổ 3: 
-Cảnh với khát vọng “mơ khách đường xa” nhưng thực tại đã đẩy người khách xa đến vô vọng, xa đến nỗi không thể nào gặp được: “Áo em trắng quá” đến nỗi “nhìn không ra”: Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.
- “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, “Sương khói mờ nhân ảnh”->cảnh vật, con người mờ ảo, xa xăm.
- “Ai biết tình ai có đậm đà ?: câu hỏi tu từ chứa đựng tâm trạng bất an, hoài nghi về tình người xứ Huế, niềm tha thiết với cuộc đời của nhà thơ.
ð Khổ thơ cuối mang chút hoài nghi mà chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời và con người của một hồn thơ cô đơn.
2. Tư tưởng, tình cảm, quan điểm của nhà thơ:
1.1. Bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
 Sự kết hợp giữa ,mạch cảm xúc và , mạch luận lí. Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ với ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt đã thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời.
2.2. Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
 Tâm trạng: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”, âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới. Nỗi buồn trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn ở HC không cần nhờ đến thiên nhiên, tạo vật mà nó tiềm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng
[Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời
2.3. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
 Bài thơ tả bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ. Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. “ Ai biết tình ai có đậm đà” phải chăng là sự hờn dỗi có báo trước: người con gái xứ Huế đẹp, duyên dáng, tình tứ là vậy nhưng khi yêu chắc gì đậm đà như cảnh và người xứ Huế hay không là điều khó tả.
III. Tóm lại
 1.Bài thơ Vội vàng
 Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đế cuồng nhiệt. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi,những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
 2. Bài thơ Tràng Giang
 Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời,lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
 3. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
 Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
 *Điểm chung:
 Cả ba nhà thơ đều là những tài năng độc đáo trong phong trào thơ mới. Thơ miêu tả thiên nhiên đẹp, độc đáo mới lạ. Tư tưởng tình cảm hướng về con người, quê hương đất nước.
 *Điểm riêng:
 Tài năng mỗi người mỗi vẻ: Xuân Diệu thì yêu đời, ham sống và thích sống; Huy Cận thì trầm buồn, hoài cổ, nặng trĩu cố nhân, bình dị, thâm trầm mà sâu lắng; Hàn Mặc Tử thì thiêng liêng, trong sáng đến tinh khôi,lòng sầu ẩn tài thơ nhưng vương víu hòa trộn cõi trần và cõi mộng ảo óng ánh pha lê ẩn hiện qua lời thơ vừa trong suốt vừa não nề.
*Chia nhóm hoạt động tìm kiến thứ bài học.
Nhóm 1: Tìm hiểu thông tin về Xuân Diệu: tên, năm sinh-mất, quê quán, tài năng. (Ghi thông tin ngắn gọn).
Nhóm 2: Tìm hiểu thông tin về Huy Cận : tên, năm sinh-mất, quê quán, tài năng. (Ghi thông tin ngắn gọn). 
Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về Hàn Mặc Tử : tên, năm sinh-mất, quê quán, tài năng. (Ghi thông tin ngắn gọn).
*Các nhóm chia sẻ thông tin của nhóm mình cho nhóm bạn-ghi nhận kiến thức, giáo viên nhận xét bổ sung.
* Học sinh nhận định sự đặc trưng riêng biệt ở mỗi tác giả
Chia nhóm hoạt động.
Nhóm 1: Tìm hiểu thông tin về bài thơ Vội Vàng. Ghi nhận ngắn gọn
Nhóm 2: Tìm hiểu thông tin về bài thơ Tràng Giang. Ghi nhận ngắn gọn
Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ. Ghi nhận ngắn gọn.
*Các nhóm chia sẻ thông tin của nhóm mình cho nhóm bạn-ghi nhận kiến thức, giáo viên nhận xét bổ sung.
HS chia nhóm học tập:
Nhóm 1: thảo luận với nội dung sau:
Tìm từ ngữ, hình ảnh thơ, nghệ thuật nói về thiên nhiê và cuộc sống. Nhận xét về thiên nhiên, cuộc sống mà nhà thơ đã thể hiện trong bài thơ ?
Nhóm 2: thảo luận với nộidung sau:
Tìm từ ngữ, hình ảnh thơ, nghệ thuật nói về thiên nhiê và cuộc sống. Nhận xét về thiên nhiên, cuộc sống mà nhà thơ đã thể hiện trong bài thơ ? 
Nhóm 3:thảo luận với nội dung sau:
Tìm từ ngữ, hình ảnh thơ, nghệ thuật nói về thiên nhiên và cuộc sống. Nhận xét về thiên nhiên, cuộc sống mà nhà thơ đã thể hiện trong bài thơ ?
*Khi thảo luận xong đại diện nhóm báo cáo trước lớp về nội dung của nhóm. Cả lớp nghe, GV nhận xét bổ sung. HS lưu nội dung
Chia 3 nhóm hoạt động tìm hiểu tâm trạng nnhà thơ:
Nhóm 1: Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nhà thơ thể hiện như thế nào qua các từ ngữ và hình ảnh nghệ thuật miêu tả trong tác phẩm Vội Vàng ?
Nhóm 2: Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nhà thơ thể hiện như thế nào qua các từ ngữ và hình ảnh nghệ thuật miêu tả trong tác phẩm Tràng Giang ?
Nhóm 3: Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nhà thơ thể hiện như thế nào qua các từ ngữ và hình ảnh nghệ thuật miêu tả trong tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ ?
 Gọi HS đưa ra ý kiến nhìn nhận về điểm chung và riêng ở 3 nhà thơ về tài thơ và phong cách thơ?
Thực hành
 *Bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ
Gợi ý: Hàn Mặc Tử viết bài thơ này khi cái chết đã kề bên. Đó là hoàn cảnh tuyệt vọng. Song nội dung bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với tình đời và nỗi buồn đầy mặc cảm của riêng mình.
- Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ khiến ta thêm thông cảm và chia sẻ với số phận bất hạnh của tác giả. Đồng thời cảm phục về một tài năng, một nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để lại một thi phẩm có giá trị. 
*.Bài thơ: Vội Vàng:
Gợi ý:
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời....
Bài thơ: Tràng Giang
Gợi ý:
-Sự trầm ngâm với thời cuộc
-Tâm hồn đa sầu đa cảm nhưng ít nói, ít bộc lộ
-Tài năng độc đáo
-Khả năng sáng tạo biến những cái tầm thường, đơn giản, quen thuộc thành hình tượng thơ độc đáo, mới lạ, bất hủ.....
 Nhóm 1: Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung trắc ẩn mà nhà thơ mắc phải gợi cho em những suy gì ?
Em tìm những từ ngữ và hình ảnh thơ
Khúc chiết lại, giảng luận và bày tỏ suy nghĩ riêng về vấn đề nêu trên ?
Nhóm 2: Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung tâm trạng nhà thơ thể hiện từ bài thơ gợi cho em những suy gì ?
Em tìm những từ ngữ và hình ảnh thơ
Khúc chiết lại, giảng luận và bày tỏ suy nghĩ riêng về vấn đề nêu trên ?
 Nhóm 3:Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung tâm trạng nhà thơ thể hiện từ bài thơ gợi cho em những suy gì ?
Em tìm những từ ngữ và hình ảnh thơ
Khúc chiết lại, giảng luận và bày tỏ suy nghĩ riêng về vấn đề nêu trên ?
Ứng dụng
*.Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
Từ hình tượng thơ Hoàng Thị Kim Cúc:
+ xinh đẹp
+ duyên dáng
+ Đoan trang, phúc hậu 
*Bài thơ: Vội Vàng:
Gợi ý: Xuân Diệu viết bài thơ này khi cuộc sống đang tươi đẹp. Đó là hoàn cảnh tuyệt vời. Song nội dung bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với tình đời và nỗi buồn đầy mặc cảm của riêng mình.
- Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ khiến ta thêm thông cảm và chia sẻ với nỗi niềm của tác giả. Đồng thời cảm phục về một tài năng, một nghị lực và sự sáng tạo độc đáo để lại một thi phẩm có giá trị. 
Bài thơ: Tràng Giang
Gợi ý:
-Thời cuộc rối ren
-Xa nhà, đang học hành
-Tâm trạng u buồn
-Tư tưởng hoài cổ
-Có xu hướng đi tìm cái mới từ những điều đơn giản, bình dị trong cuộc sống.
Nhóm 1: Viết một câu chuyện về sự gặp gỡ tình cờ giữa hai con người xa lạ mà ở đó hình ảnh đẹp, duyên dáng với vẻ đoan trang phúc hậu đã cuốn hút lòng người trong nỗi luyến nhớ, luyến thương. 
Nhóm 2: Em hãy gợi lại hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ Vội Vàng ? Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung đó gợi cho em những suy nghĩ gì về tài năng tác giả, về lý tưởng sống tác giả, về giá trị sống đích thực?
 Em suy nghĩ về bản thân mình và đưa ra quan điểm sống đẹp trong hiện thực ngày nay ?
Nhóm 3:Từ chất liệu và tư liệu bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, em viết một câu chuyện về một chành thanh niên sống xa nhà, cô đơn lạc lõng, đang tìm cho mình lối sống, sự nghiệp, thể hiện khát vọng sống đúng, sống đẹp và hoài bão về tương lai ?
Bổ sung
Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh nế có thể hoặc có điều kiện.
 Học sinh truy cập mạng từ các trang web, tìm những tư liệu liên quan đến cá tác giả và tác phẩm vừa học để bổ sung hoàn chỉnh hoặc tìm tòi, phát hiện cái mới, độc đáo từ các tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_21_Voi_vang.docx